Sự cần thiết của việc khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động văn hóa đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 39 - 42)

hoạt động văn hoá đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế tại Việt Nam

Điều 1 của Pháp lệnh Lƣu trữ quốc gia năm 2001 đã khẳng định tài liệu lƣu trữ quốc gia là tài liệu có giá trị về nhiều phƣơng diện, trong đó có giá trị về mặt văn hóa. Tài liệu lƣu trữ, xét về nhiều mặt, chính là di sản văn hoá của quốc gia, dân tộc. Do vậy, "các thông tin trong tài liệu lƣu trữ thƣờng xuyên đƣợc khai thác và sử dụng phục vụ cho việc nghiên cứu văn hoá quốc gia, văn hoá các tộc ngƣời, văn hoá vùng, miền… góp phần làm sang tỏ những giá trị văn hoá truyền thống của ngƣời Việt, là cứ liệu tin cậy để thế giới công nhận và xếp hạng nhiều di sản văn hoá có giá trị của Việt Nam. Những nghiên cứu về văn hoá dựa trên cơ sở tài liệu lƣu trữ đã góp phần giới thiệu văn hoá Việt Nam với bạn bè thế giới và ngƣợc lại; góp phần đẩy mạnh giao lƣu văn hoá… khai thác tài liệu lƣu trữ để xác định, tổ chức triển lãm quá trình hình thành và phát triển của các địa danh du lịch nổi tiếng, góp phần thu hút khách du lịch đến Việt Nam…” [40, 13-14].

Khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại là một giải pháp thực sự cần thiết và hữu hiệu để giới thiệu một cách sinh động, lôi cuốn và hấp dẫn đối với công chúng trong và ngoài nƣớc thông qua việc tiếp cận trực tiếp với nguồn tài liệu gốc. Nhƣ lời Ông Dƣơng Trung Quốc - Tổng thƣ ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam khi nói về sƣu tập bƣu ảnh chủ yếu do ngƣời Pháp chụp và phát hành vào đầu thế kỷ 20 cho rằng: pho sử bằng ảnh này có thể đƣợc sử dụng hiệu quả khi muốn tái tạo bối cảnh xƣa trên sân khấu, phim ảnh. Hơn thế, trƣớc đây bƣu ảnh đã quảng bá hình ảnh thuộc địa rất tốt, vậy chúng ta hãy suy nghĩ về vai trò của nó trong cuộc sống ngày nay trong việc quảng bá hình ảnh, thu hút du lịch, thu hút đầu tƣ..." [69].

Tài liệu lƣu trữ là một nguồn di sản văn hoá của Việt Nam, Điều 12 của Luật Di sản văn hóa năm 2009 đã nêu rõ: “Di sản văn hoá Việt Nam đƣợc sử dụng nhằm mục đích: phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội và góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lƣu văn hóa quốc tế” [43]. Do đó, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, việc khai thác các tài liệu lƣu trữ phục vụ cho nhiệm vụ đối ngoại văn hoá nhằm giới thiệu Việt Nam là một đất nƣớc đa dạng về văn hoá, anh hùng trong chiến đấu, năng động và cởi mở trong đổi mới và hội nhập “là trách nhiệm và cũng là vinh dự của của các cơ quan lƣu trữ” [40, 17].

Hiện nay, triển khai thực hiện văn hoá đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng đƣợc các cơ quan của Việt Nam quan tâm. Nhiều giải pháp đã đƣợc đƣa ra nhằm triển khai và nâng cao chất lƣợng hoạt động văn hoá đối ngoại nhƣ lựa chọn quốc hoa, quốc phục, quốc thực... tuy nhiên, những vấn đề đó chỉ mang tính hình thức mà chƣa thực sự chú trọng đến bề sâu và hiệu qủa lâu dài. Chúng ta không chỉ muốn thế giới biết đến Việt Nam qua vẻ ngoài của tà áo dài, nón lá dân tộc, cây đàn bầu đặc sắc hay biểu tƣợng của loài hoa sen, cây tre, cây lúa... mà còn muốn bạn bè thế giới khám phá và hiểu sâu sắc về một Việt Nam đa dạng về văn hoá, dũng cảm trong chiến đấu, năng động trong hội nhập, tích cực lao động, sáng tạo với những bằng chứng thiết thực chứng minh về việc làm của Việt Nam nhƣ câu nói:

Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiên khẳng định “trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng thì thông tin, văn hoá đối ngoại sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng, trở thành một trong ba trụ cột cơ bản của ngoại giao. Muốn vậy, thông tin, văn hoá đối ngoại cần phát huy triệt để những thành tựu to lớn của 20 năm đổi mới, khai thác sức mạnh về văn hoá của dân tộc ta…Thông qua hoạt động thông tin, văn hoá đối ngoại phong phú, hiệu quả, bạn bè quốc tế ngày càng thấy rõ hình ảnh một đất nƣớc Việt Nam hoà bình, ổn định, thân thiện, cởi mở, đang thực hiện đổi mới thành công, phát triển nhanh, bền vững và đóng vai trò ngày càng lớn hơn ở khu vực và trên thế giới” [29,26-30]. Do vậy, cần sử dụng tài liệu lƣu trữ trong việc cung cấp các thông tin thuyết phục, có giá trị, góp phần thực hiện và đẩy mạnh các hoạt động văn hoá đối ngoại trong thời kỳ đổi mới và hội nhập ở Việt Nam hiện nay.

*** Tiểu kết

Tài liệu lƣu trữ thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các hoạt động văn hoá đối ngoại trong thời gian qua mặc dù vậy, các cơ quan vẫn chƣa chú trọng đến tài liệu lƣu trữ và giá trị của nó đối với văn hoá đối ngoại. Chƣơng 1 đã đƣa ra một cái nhìn khái quát nhất về tài liệu lƣu trữ, giá trị của tài liệu lƣu trữ và mối quan hệ của nó trong việc triển khai các hoạt động văn hoá đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam, đồng thời cũng nêu tình hình thực tiễn triển khai các hoạt động văn hoá đối ngoại và ngoại giao văn hoá của một số cơ quan, tổ chức trong những năm gần đây, đặc biệt sơ lƣợc về tình hình triển khai hoạt động văn hoá đối ngoại tại một số cơ quan bảo tàng, lƣu trữ trên thế giới nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Hoa Kỳ… và sự cần thiết của việc khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại. Trên cơ sở những kiến thức trên, chúng tôi sẽ nghiên cứu cụ thể hơn về việc khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế trong thời gian qua tại Việt Nam.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động văn hóa đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)