1 .Tính cấp thiết của đề tài
7. Kết cấu của đề tài
2.1. Tác động của bối cảnh quốc tế và trong nƣớc đến quá trình mở rộng hợp tác
2.1.1. Bối cảnh quốc tế
Thứ nhất, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, chấm dứt thời kỳ “chiến tranh lạnh”, hòa bình hợp tác, chạy đua phát triển kinh tế trở thành xu hướng chủ đạo trong đời sống quốc tế
ách mạng tháng ười ga thành công năm 1917, dẫn tới sự ra đời nhà nước XH đầu tiên trên thế giới - Liên Xô. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ sự giúp đỡ của iên Xô với tinh thần quốc tế trong sáng, chế độ XHCN được thành lập ở một loạt các nước ông Âu như: Ba an, Tiệp Khắc, Bungari, Hunggari, Rumani, am Tư,v.v... Trong công cuộc xây dựng XH, iên Xô và các nước XH ông Âu đã phát triển nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội và trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, tiến bộ của nhân loại thế giới. ũng chính từ đây, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là ỹ đã có những hoạt động chống lại công cuộc xây dựng XH ở iên Xô và các nước XH ông Âu bằng một cuộc “chiến tranh lạnh” nhằm ngăn chặn ảnh hưởng đang lan rộng của ba dòng thác cách mạng đó là: phong trào cộng sản ở các nước XH , phong trào công nhân ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Tuy nhiên, bước sang những năm cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, mô hình xây dựng CNXH ở iên Xô, ông Âu bộc lộ nhiều khiếm khuyết dẫn tới sự bất ổn về kinh tế, chính trị. Bên cạnh đó, là sự tồn tại của căn bệnh chủ quan, duy ý chí, nóng vội, không tôn trọng quy luật khách quan trong quá trình xây dựng CNXH ở iên Xô và ông Âu. hận thức được điều đó, các ảng ộng sản ở các
nước iên Xô, ông Âu đã tiến hành cải tổ, nhưng khi tiến hành cải tổ các đảng lại không đưa ra được đường lối đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh của từng nước, xa rời những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa ác - ênin. Kết hợp với sự chống phá của các thế lực đế quốc với “âm mưu diễn biến hòa bình”, đã làm cho công cuộc xây dựng XH ở iên Xô và ông Âu rơi vào khủng hoảng và sụp đổ vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX.
Sự sụp đổ của iên Xô và các nước XH ông Âu là một tổn thất to lớn với phong trào cách mạng thế giới, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Phong trào cách mạng thế giới mất đi một chỗ dựa quan trọng. Việt am là một nước nằm trong hệ thống các nước XH , có quan hệ mật thiết với iên Xô và các nước XH ông Âu. Do vậy, sự sụp đổ của iên Xô, ông Âu ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình thế giới, tác động trực tiếp tới Việt am, đặc biệt trong đường lối chính sách đối ngoại và mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế.
Liên Xô sụp đổ năm 1991 đã dẫn tới trật tự hai cực giữa ỹ và iên Xô bị phá vỡ, “chiến tranh lạnh” chấm dứt. Sau nhiều năm tổn thất, mất mát đau thương vì chiến tranh, vì chạy đua vũ trang, nhân loại thế giới đang khát khao hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển. Sự vươn lên mạnh mẽ của hật Bản, Tây Âu và trở thành hai trung tâm kinh tế lớn của thế giới đã minh chứng rõ nét cho quan điểm này, xu thế phát triển của thế giới chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác. Vì vậy, muốn tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế các nước không thể không cần đến môi trường quốc tế hòa bình. ặc biệt, là sự thay đổi về quan niệm sức mạnh của một quốc quốc gia, không chỉ có tiêu chí quân sự mà là một tiêu chí tổng hợp bao gồm cả quân sự, kinh tế, văn hóa,v.v... hính từ yêu cầu khách quan này, đã tác động rất lớn tới chính sách đối ngoại, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, phân công lao động quốc tế
Từ những thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay, nhân loại được chứng kiến những bước phát triển thần kỳ của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới,v.v... hư . ác đã dự đoán: khoa học đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo ra khối lượng lớn của cải toàn xã hội. Tỷ lệ chất xám kết tinh trong sản phẩm lao động ngày càng cao. iều đó đã dẫn tới, ở một số quốc gia đã chuyển mình sang xây dựng nền kinh tế tri thức. Khái niệm kinh tế tri thức được iên hợp quốc chính thức sử dụng vào năm 1990. Kinh tế tri thức là kinh tế trong đó có sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng, tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế.
hư vậy, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã phá vỡ hàng rào ngăn cách về lãnh thổ, làm cho mỗi con người và các quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau hơn. iều này đã đẩy quốc tế hóa, toàn cầu hóa kinh tế lên một tầm cao mới. Ngày nay, mọi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia phát triển sau phải tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đem lại để xây dựng, phát triển đất nước. uốn tận dụng tốt cơ hội đó, mỗi quốc gia cần phải mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế.
ách mạng khoa học và công nghệ không chỉ đem lại sự phát triển của lực lượng sản xuất mà nó còn tác động mạnh mẽ đến phân công lao động. Quá trình phân công lao động không chỉ dừng ở phạm vi của từng quốc gia mà còn diễn ra trên phạm vi quốc tế. Phân công lao động quốc tế tạo ra sự phụ thuộc giữa các quốc gia trong toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Trong nền kinh tế hiện đại, các quốc gia sẽ phát triển nếu trở thành một bộ phận của phân công lao động quốc tế. Do đó, Việt Nam phải nắm bắt được xu thế phát triển này, để đề ra những chủ trương, chính sách mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, để gắn phân công lao động ở nước ta với quá trình
phân công lao động quốc tế, từ đó tận dụng mọi nguồn lực từ bên ngoài để xây dựng, phát triển đất nước.
Thứ ba, toàn cầu hóa kinh tế và những chuyển đổi trong chính sách phát triển kinh tế của các nước
Toàn cầu hóa kinh tế là sự kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại và của phân công lao động quốc tế, tạo nên sự liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia hướng tới một nền kinh tế toàn cầu, thống nhất, trong đó hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất được tự do di chuyển, được phân bổ tối ưu trên phạm vi toàn cầu dưới sự điều chỉnh, quản lý bởi các quy tắc chung và một cơ cấu tổ chức, có tính chất toàn cầu. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng khách quan trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất mang tính quốc tế và quá trình quốc tế hóa kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực tạo thành sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng chặt chẽ. Thế giới đại đồng về mặt kinh tế có lẽ là cái đích của toàn cầu hóa kinh tế.
Toàn cầu hoá kinh tế hiện nay đang là xu thế tất yếu trong đời sống kinh tế thế giới, đem lại những thuận lợi và thời cơ rất lớn cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Trên thế giới, hầu hết các quốc gia điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế của mình từ những tác động của toàn cầu hóa. ác nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn, liên kết, hợp tác toàn diện. Việt am là nước phát triển sau, thông qua toàn cầu hóa kinh tế, Việt am sẽ tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế đất nước như: vốn, kinh nghiệm quản lý, phát triển kinh tế của các nước tiên tiến, khoa học và công nghệ hiện đại,v.v…Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, cơ hội là những thách thức to lớn của toàn cầu hóa kinh tế tạo ra, tác động rất lớn tới quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế của Việt am. Yêu cầu đặt ra, ảng và hà nước ta trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước phải đề ra được
những đường lối, chính sách và lộ trình phù hợp để tranh thủ tối đa những cơ hội, hạn chế tối thiểu những tác động tiêu cực của xu thế này.
Thứ tư, nền kinh tế thế giới phục hồi chậm và còn có nhiều biến động khó lường
ền kinh tế thế giới trong những năm trở lại đây có những dấu hiệu bất ổn. Biến động của giá cả, sự bất ổn, khủng hoảng về tài chính - tiền tệ và vấn đề nợ công ở một số quốc gia trên thế giới, sự cạnh tranh khốc liệt của các nền kinh tế lớn đã đưa tới những hiệu ứng, tác động không tốt đối với các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. ặc dù vậy, kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng chủ nghĩa bảo hộ phát triển dưới nhiều hình thức; cơ cấu lại thể chế, các ngành, lĩnh vực kinh tế diễn ra mạnh mẽ ở các nước; tương quan sức mạnh kinh tế giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn có nhiều thay đổi. ạnh tranh về kinh tế - thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng gay gắt. iều này tác động rất lớn tới nền kinh tế và quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế ở nước ta.
Thứ năm, khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định
Hòa bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển ông tiếp tục diễn ra gay gắt. Xung đột sắc tộc, tôn giáo xảy ra thường xuyên, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tục diễn ra phức tạp. Tuy nhiên, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá có tiềm lực lớn và năng động về phát triển kinh tế. Việt am là một nước nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với tình hình đó tạo thời cơ phát triển, đồng thời đặt ra những thách thức gay gắt đối với quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế ở nước ta, đặc biệt sau khi Việt am ra nhập vào TPP và AEC.
Thứ sáu, sự gia tăng của các vấn đề toàn cầu đòi hỏi các quốc gia phải cùng hợp tác giải quyết
Khi nền kinh tế thế giới càng phát triển sẽ nảy sinh nhiều vấn đề mang tính toàn cầu, phổ biến ở các quốc gia, đòi hỏi phải có sự phối hợp để giải quyết. hững vấn đề mang tính chất toàn cầu đó là: sự phân hoá giàu nghèo, sự ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh mạng,v.v... hững vấn đề này liên quan đến mọi quốc gia, tác động trên phạm vi toàn thế giới, quyết định sự phát triển tồn vong của toàn thể nhân loại.
ể giải quyết các vấn đề mang tính chất toàn cầu nói trên, đòi hỏi không chỉ phải có sự gắng nỗ lực của bản thân mỗi quốc gia, mà cần có sự phối hợp của các nước trong khi giải quyết các vấn đề đó. Bản thân mỗi quốc gia, cho dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển cũng không thể tự mình giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến toàn thế giới. Sự nảy sinh các vấn đề mang tính toàn cầu, làm cho các nước hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề trên, từ đó thúc đẩy mở rộng hợp tác quốc tế.
Thứ bảy, sự lớn mạnh của các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia và sự ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế thế giới
ông ty xuyên quốc gia, đa quốc gia với tiềm lực về vốn và công nghệ của mình, đã và đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. hính sự phát triển mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia trên phạm vi toàn cầu đã tạo ra tính liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới. ỗi quốc gia có thể tham gia vào một công đoạn trong dây chuyền sản xuất quốc tế, vì vậy, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau gia tăng. ác công ty đa và xuyên quốc gia đã đóng vai trò rất to lớn trong việc tăng giá trị xuất khẩu, gia tăng mạnh mẽ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển đẩy mạnh tiến trình mở rộng hợp tác của nền kinh tế này vào nền kinh tế thế giới, tạo ra sợi dây liên kết và phụ thuộc giữa các nền kinh tế, giảm bớt sự ngăn cách trong phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.
Thứ tám, sự ra đời và phát triển của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế mang tính khu vực và toàn cầu
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, tất yếu dẫn tới sự ra đời của các định chế và tổ chức quốc tế kinh tế, tài chính được hình thành và có ảnh hưởng lớn tới quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. Trong số đó, điển hình là WTO, I F, WB và các tổ chức khu vực khác như EU, NAFTA, APEC,v.v... Hầu hết mục tiêu và chức năng của các tổ chức này là nhằm thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên. Tất cả các định chế và các tổ chức quốc tế đều hướng tới việc cắt giảm, tiến tới việc xóa bỏ các rào cản về thương mại, đầu tư giữa các nước; thúc đẩy quá trình hợp tác song phương và đa phương, từ đó làm tăng lên sự gắn bó tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, thực chất nó đã thúc đẩy phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc trong nội bộ tổ chức. Kết quả của quá trình cắt giảm là tiến đến hình thành một thị trường thống nhất trong khu vực. iều này tác động không nhỏ tới quá trình đẩy mạnh mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế của nước ta, đặc biệt sau gần 30 năm đổi mới nền kinh tế Việt am đã ra nhập vào nhiều tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế như: I F, WB, WTO... mới đây nhất Việt am gia nhập
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN,
mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho đất nước ta.