Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay theo tư tưởng HCM (Trang 84 - 86)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của đề tài

2.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế

2.4.1. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ

Trong chỉ đạo cách mạng Việt am nói chung cũng như trong mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế nói riêng, hủ tịch Hồ hí inh thực hiện triệt để phương châm: độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” và “muốn người ta giúp mình thì trước hết mình phải giúp mình đã”. Xuất phát từ quan điểm đó, gười mong muốn xây dựng một nền kinh tế độc lập, không lệ thuộc vào ngoại bang, dựa vào những điều kiện, tiềm năng sẵn có của dân tộc để không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, tạo nền tảng vững chắc, đảm bảo sự thành công của quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế.

Quán triệt quan điểm trên của hủ tịch Hồ hí inh, từ thực trạng nền kinh tế nước ta, để mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế hiệu quả và bền vững, Việt am cần phải xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, phát huy tốt sức mạnh của nội lực quốc gia. ền kinh tế độc lập chủ không có nghĩa là một nền kinh tế tự cung, tự cấp, tự lực cánh sinh, khép kín, tách biệt với kinh tế khu vực và thế giới. ền kinh tế độc lập tự chủ trước hết là tự chủ lựa chọn mục tiêu, đường lối, chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, không lệ thuộc hay bị chi phối bởi một hay một nhóm nước

hoặc một tổ chức quốc tế nào, có khả năng ứng phó với những biến động kinh tế bên ngoài. goài ra, nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế có năng lực cạnh tranh cao, với cơ cấu kinh tế hiệu quả, cơ sở hạ tầng phát triển, có tiềm lực về khoa học công nghệ,v.v.. Ở đây, tự chủ được hiểu không phải là tự quyết định một cách cứng nhắc và tuyệt đối, không thực hiện các các cam kết quốc tế, không quan tâm tới lợi ích của các nước, bất chất pháp luật và thông lệ quốc tế.

Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ là nhiệm vụ cấp bách của nước ta hiện nay, khi nước ta ngày càng mở rộng hợp tác sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Xây dựng nền kinh tế độc tự chủ có mối quan hệ biện chứng, gắn bó mật thiết mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế. Xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ tạo điều kiện cho mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế thành công, và ngược lại mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế thành công góp phần rất lớn vào xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Bên cạnh đó, có độc lập tự chủ về kinh tế mới độc lập tự chủ về chính trị và các lĩnh vực khác.

Vì vậy, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ở nước ta hiện nay cần phải gắn liền với đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, chủ động tạo dựng các mối quan hệ quốc tế đan xen, tranh thủ khai thác những thuận lợi của quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế đem lại để phục vụ cho sự phát triển đất nước. Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, sử dụng hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của đất nước, của các ngành, các địa phương. goài ra, phát triển các ngành chiến lược, hướng tới phát triển các ngành có hàm lượng chất xám và giá trị cao, thông qua đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. ặt khác, không thể có nền kinh tế độc lập tự chủ trong khi đó hệ thống các doanh nghiệp lại yếu kém, vì vậy cần tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, khuyến khích các doanh nghiệp theo đuổi phát triển sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao, đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất,v.v... Ngoài ra, phải có một số yếu tố vật chất thiết yếu để bảo đảm an toàn và là điều kiện cơ bản cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, cũng như sự độc lập tự chủ về kinh tế trong tình huống phức tạp như: bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, an toàn năng lượng, bảo đảm được

mức cần thiết về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển có hiệu quả một số ngành và cơ sở công nghiệp có tính chất nền tảng, bảo đảm an ninh môi trường.

hư vậy, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ là vấn đề hệ trọng của đất nước ta, là điều kiện quan trọng để đẩy mạnh mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế nhanh và hiệu quả. Vì vậy, toàn ảng, toàn dân ta cần quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ hí inh về mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế nói chung và nguyên tắc tự lực, tự cường trong mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế nói riêng, kiên định và quyết tâm cao trong tổ chức thực hiện, nhất định Việt am sẽ gặt hái được nhiều thành tựu hơn nữa trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay theo tư tưởng HCM (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)