1 .Tính cấp thiết của đề tài
7. Kết cấu của đề tài
2.3. Thực trạng mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế ở nƣớc ta hiện nay
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại
Tuy nhiên, quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế ở nước ta còn tồn tại những hạn chế, thách thức phải đối mặt.
Thứ nhất về nhận thức, chủ trương, cơ chế, chính sách. Nhận thức của chúng ta về mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế trong tình hình mới còn chưa đạt được sự thống nhất cao, chưa theo kịp xu thế chung của cộng đồng quốc tế. Tư tưởng chủ động mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, hội nhập, vẫn chưa được nhiều cán bộ các cấp, các ngành kịp thời nhận thức đầy đủ và hành động đúng. hủ trương chủ động mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế có giai đoạn, có khâu còn chưa được triển khai đồng bộ, đầy đủ. ơ chế, chính sách còn chậm đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan hệ đốingoại, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế. hủ trương của ảng chưa được quán triệt và thực hiện đầy đủ, chậm được cụ thể hóa và thể chế hóa. ác cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân chưa nhận thức sâu sắc và chưa chủ động tận dụng các cơ hội; đồng thời, chưa thấy rõ thách thức để chủ động ứng phó; chưa lường trước các tác động tiêu cực từ bên ngoài để có những biện pháp hạn chế hữu hiệu. Trong một số trường hợp, mở rộng hợp tác kinhtế quốc tế còn mang tính bị động, bị lôi cuốn theo tình thế và yêu cầu chính trị, chưa có nghiên cứucơ sở khoa học và thực tiễn trongkhi mức độ sẵn sàng, sự chuẩn bị của nền kinh tế nước ta chưa cao. hưa có sự chuẩn bị tốt các điều kiện cơ bản trong nước và
sự nỗ lực chung của toàn xã hội để tận dụng tối đa các cơ hội mà tiến trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế đem lại nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn, chúng ta còn lúng túng, bị động, chưa xây dựng được quan hệ lợi ích đan xen, tùy thuộc lẫn nhau với các nước.
ác lợi ích quốc gia thu được từ tiến trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ gây khó khăn trong việc thực hiện cam kết của các tổ chức kinh tế quốc tế. hưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết. ác hạn chế này đã tác động bất lợi tới phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua và có thể gây tác động bất lợi lâu dài tới nền kinh tế.
Thứ hai, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt am nói riêng và nền kinh tế Việt am nói chung còn thấp. Khả năng tích lũy vốn, khoa học công nghệ và trình độ nguồn nhân lực của Việt am còn rất khiêm tốn. Các doanh nghiệp nước ta hầu hết quy mô nhỏ, yếu kém cả về quản lý và công nghệ; trình độ thiết bị lạc hậu; kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế. Bên cạnhnguồn nhân lực nói chung, đội ngũ cán bộ kinh tế đối ngoại về căn bản chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. Nhận thức về luật pháp quốc tế, về kỹthuật kinh doanh trong đội ngũ quảnlý doanh nghiệp còn hạn chế. Ngoài ra, quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế càng sâu rộng thì những tác động tiêu cực từ các diễn biến bên ngoài sẽ gia tăng. Những bất ổn không chỉ về kinh tế mà cả về an ninh, chính trị, xã hội từ bên ngoài sẽ nhanh chóng tác động tới nước ta.
Thứ ba, mặc dù hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung đã đạt được những kết quả khả quan và có những đóng góp nhất định đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, trong khu vực doanh nghiệp FDI vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Thị trường và đối tác FDI của Việt am chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các
nước châu Á. ầu tư từ Hoa Kỳ, EU và những nước OE D khác vào Việt am còn rất khiêm tốn nếu so với FDI của các nước đó vào Thái an, Inđônêxia, Singapo, Malaixia. Tình trạng chuyển giá đã được phát hiện trong những năm gần đây gắn với tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. ó hiện tượng một số nhà đầu tư nước ngoài nhập khẩu vào Việt am máy móc, thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, gây nên tình trạng tiêu hao nhiều năng lượng, ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn lao động. Việc chuyển giao công nghệ, sáng chế phát minh, giải pháp kỹ thuật từ doanh nghiệp FDI vào Việt am chưa tương xứng với vốn đầu tư, nhất là trong những ngành công nghệ cao.