Một số thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay theo tư tưởng HCM (Trang 77 - 82)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của đề tài

2.3. Thực trạng mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế ở nƣớc ta hiện nay

2.3.1. Một số thành tựu đạt được

2.3.1.1. Phá thế bao vây, cấm vận, quan hệ song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng rộng mở, đi vào chiều sâu, độc lập tự chủ được giữ vững và củng cố

Trên cơ sở vận dụng, phát triển sáng tạo, trung thành đi theo tư tưởng Hồ Chí Minh, sau 30 năm đổi mới toàn diện đất nước, trong quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, ảng ta luôn kiên định mục tiêu mà Chủ tịch Hồ hí inh đã đề ra. iều đó được cụ thể hóa rất rõ trong các văn kiện ại hội, nghị quyết và đường lối, chủ trương, chính sách của ảng. Ngày nay, mục tiêu cụ thể của mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế ở nước ta là nhằm: mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, khoa học và công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững

chắc Tổ quốc Việt am XH ; quảng bá hình ảnh Việt am, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc; tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới; thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trong quá trình thực tiễn 30 đổi mới với việc vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ hí inh về mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, đã giúp đất nước ta đã từng bước phá thế bao vây, cấm vận, quan hệ song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng rộng mở, đi vào chiều sâu, độc lập tự chủ được giữ vững và củng cố. Việc tham gia ký Hiệp định Pari (1991) về một giải pháp toàn diện cho vấn đề ampuchia, đã mở tiền đề cho Việt am phá thế bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ với cộng đồng thế giới. Ngày 10 - 11 - 1991, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Tháng 11 - 1992, Nhật nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam. ăm 1993, khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF); Ngân hàng Thế giới (WB); Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Ngày 11 - 7 - 1995, bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, tháng 7 - 1995, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Tháng 3 - 1996, tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu với tư cách là thành viên sáng lập. Tháng 11 - 1998, gia nhập tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ( PE ). ăm 2002, khung khổ quan hệ đối tác tin cậy và ổn định lâu dài với Nhật. Ngày 11 - 1 - 2007, Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tháng 5 - 2008, thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc. Từ năm 2010, là một trong các thành viên tham gia đàm phát Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), đến năm 2015 Việt Nam là thành viên tham gia vào TPP và AEC.

Bên cạnh đó, sau 30 năm đổi mới, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt am có quan hệ chính thức với tất cả các nước lớn, kể cả 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an iên hợp quốc. Tất cả các nước đều coi trọng vai trò của Việt am ở ông am Á. Từ đó Việt am đã ký Hiệp định khung về hợp tác với EU (1995). ăm 1999, ký thỏa thuận với Trung Quốc, khuôn khổ quan hệ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,

hướng tới tưởng lai”. Ngày 13 - 7 - 2001, ký kết hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược với Nga. Trong năm 2015, lần đầu tiên trong lịch sử ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, Tổng bí thư ảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng sang thăm hữu nghị và đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với Tổng thống Mỹ. Sự kiện này đã đánh dấu một nấc thang mới giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mở ra nhiều cơ hội cho quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế của nước ta.

ến nay, Việt Nam có quan hệ thương mại đầu tư với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện tại, Việt am có 13 nước là đối tác chiến lược: Ấn ộ (2007), ộng hòa nhân dân Trung Hoa (2008), hật Bản (2009), Hàn Quốc (2009), Tây Ban ha (2009),Vương quốc nh (2010), ức (2011), iên bang ga (2012), Singapore (2013), Italia (2013), Thái an (2013), Pháp (2013). Quan hệ đối tác, hợp tác toàn diện với 10 nước: Vênêzuêla (2007), Chilê (2007), Brazil (2009), Autralia (2009), Niudilan (2009), rgentina (2010), am phi (2004), Ukraine (2011), ỹ (2013), an ạch (2013).

Với những kết quả đó, tiến trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế đã có những tác động to lớn, nhiều mặt đến nền kinh tế - xã hội nước ta như: tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; tạo sức ép và điều kiện để hoàn thiện thể chế kinh tế; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Thông qua mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo cơ hội để nước ta tiếp cận những thành tựu của khoa học và công nghệ trên thế giới. Nhiều công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến được sử dụng tạo nên bước phát triển mới trong các ngành sản xuất. Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp nhận được nhiều kinh nghiệm quản lý sản xuất hiện đại thông qua các dự án liên doanh hợp tác với nước ngoài. Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh. Các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình mở rộng hợp tác, hội nhập đã đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng, không ngừng vươn lên trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Tiến trình đó, cũng giúp

chúng ta tạo nền thế và lực mới, qua đó giữ vững ổn định chính trị, xã hội và củng cố an ninh quốc phòng.

Bên cạnh đó, độc lập tự chủ được giữ vững và củng cố điều này được thể hiện rất rõ: Trong lĩnh vực kinh tế, chúng ta đã tự chủ về định hướng phát triển nền kinh tế đất nước. Chúng ta mở rộng hợp tác ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới nhưng không mất phương hướng, không bị lệ thuộc. Chúng ta chủ động trong việc xác định các chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với năng lực, hoàn cảnh đặc thù của quốc gia và tình hình bên ngoài từng thời kỳ. goài ra, nước ta cũng tự chủ trong điều hành kinh tế khi tham gia mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, đồng nghĩa là tham gia vào một sân chơi mà có luật chơi chung, phải chấp nhận những chuẩn mực kinh tế khu vực và toàn cầu.

2.3.1.2. Thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý

ó thể thấy rằng, từ 11 nước có quan hệ ngoại giao với Việt am năm 1954, đến nay chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu lục. Về hàng hóa của Việt am, nếu năm 1986 hàng Việt am mới có mặt ở 33 nước và vùng lãnh thổ, thì đến nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt am đã có mặt trên thị trường 220 nước và vùng lãnh thổ, hầu hết các châu lục, chủ yếu là châu Á. ác thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn của Việt am là Hoa Kỳ, EU, SE , hật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn bằng tiền hoặc bằng bất cứ tài sản nào vào quốc gia khác để có quyền sở hữu và quản lý hoặc có quyền kiểm soát một thực thể kinh tế ở quốc gia này với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình. Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực năm 1988, Việt am đã thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài như: FDI, ODA. Việc thu hút FDI sẽ giúp cho Việt am có thêm nguồn vốn quan trọng để phát triển kinh tế, thông qua đó, tiếp thu được kinh nghiệm quản lý, khoa học - kỹ thuật, giúp nước ta tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, giải quyết việc làm nâng cao tay nghề, thu

nhập cho lao động nước ta, tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương. FDI vào Việt am ngày càng tăng cả về dự án, vốn đăng ký và số nước, vùng lãnh thổ. Tính đến hết năm 2013, đã có khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt am với 17.434 dự án, tổng số vốn đăng ký hơn 268 tỷ USD, vốn thực hiện đạt xấp xỉ 112 tỷ USD. hư vậy, FDI không những góp phần khơi dậy đầu tư trong nước mà còn giúp kinh tế Việt am ngày càng mở rộng hợp tác sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh tích lũy không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn, FDI đã thực sự là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, FDI còn góp phần đáng kể vào thu ngân sách và các cân đối vĩ mô; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp; tạo việc làm, tăng năng suất lao động; đổi mới và chuyển giao công nghệ ở Việt am. Tính đến nay, khu vực có vốn FDI đã tạo việc làm cho khoảng 2 triệu lao động, không ngừng cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân ta.

Bên cánh đó, chúng ta còn thu hút vốn OD . guồn vốn OD bắt đầu đầu tư vào Việt am từ năm 1993, đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ quá trình phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực,v.v... guồn vốn OD tại Việt am được thực hiện dưới 3 hình thức, chủ yếu gồm OD viện trợ không hoàn lại (chiếm khoảng 10 - 12%), OD vay ưu đãi chiếm (80%) và OD hỗn hợp (chiếm khoảng 8 - 10%). Từ năm 1993 đến 2014, tổng giá trị vốn OD cam kết cho Việt am đã lên đến 89,5 tỷ USD; tổng vốn đã ký kết đạt 73,68 tỷ USD, bình quân 3,5 tỷ USD/năm.

Ngoài ra, thông qua việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các quốc gia trong khu vực và thế giới, Việt am đã tiếp thu được khoa học - công nghệ mới và cách quản lý tiên tiến trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, kỹ thuật, văn hóa - xã hội,v.v... góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh,v.v... Bên cạnh đó, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế cũng đã góp phần đào tạo cho Việt am có được đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ và năng lực cả về chuyên

môn lẫn quản lý; góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, cải cách thể chế kinh tế thị trường, nâng cao vị thế của Việt am trên trường quốc tế.

Tóm lại, sau gần 30 năm đổi mới, những thành tựu của mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế đã tác động mạnh đến sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của Việt am. hờ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, quy mô của nền kinh tế được mở rộng nhiều lần, do đó thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên đáng kể: năm 2013, GDP đầu người đạt 1.940 USD, năm 2014 là 2000 USD so với 86 USD vào năm 1988. húng ta không những thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, mà còn bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay theo tư tưởng HCM (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)