b. Giọng điệu đanh thép khi lên án, phê phán
3.1.1. Mạch lạc đƣợc thể hiện qua các đối thoại sử dụng phép lặp từ vựng
* Ví dụ 1:
-Ông già:(Trầm ngâm) - Phải, anh ạ. Mỗi người nhờ những người khác mà tiếp tục sống. Và như vậy cái chết sẽ bị đẩy lùi. Đó là một điều quan trọng.
-Hoàng Việt: - Đó là một điều quan trọng… Nếu như cô gái nằm ở dưới ngôi mộ kia biết những gì chúng tôi đã làm được trong hai năm qua… Những điều trước đây mới chỉ là những bước đi ban đầu, những thử nghiệm táo bạo, bị phản bác, bị cấm đoán; nay đã được chấp nhận, đã là những lẽ phải đương nhiên. Cuộc sống mạnh hơn tất cả, một cuộc sống hướng tới sự hài hoà giữa một người và mọi người, giữa “tôi” và “chúng ta” như lời Thanh từng nói… Tôi hai năm trước đây thôi… Đó cũng là ngày đầu tiên tôi biết Thanh…
(Tôi và chúng ta, tr.36 – 37) * Ví dụ 2:
- Lê Sơn: Tôi phụ trách kỹ thuật, các khâu kỹ thuật là việc của tôi, ngoài ra, những điều đồng chí vừa nói… vượt ra ngoài quyền hạn chuyên môn của tôi…
- Trần Khắc: Ra cậu là một nhà chuyên môn đơn thuần…
* Ví dụ3 :
-Lê Chí: Rất có thể! Anh đã làm việc chỉ với hai bàn tay… nhưng sao anh vẫn mong… vẫn khao khát… được nhìn thấy, được làm việc trong ánh sáng…
-Oanh: Không phải chỉ anh khao khát… Đã bao đêm em nằm mê thấy… bỗng có một phép lạ nào đó, đem lại ánh sáng cho đôi mắt anh…
(Nguồn sáng trong đời, tr. 161-162)
Về cấu tạo:Trong phương thức giãi bày sự tình này hai lượt lời đối thoại có thể được hình dung theo mô hình sau:
Về mặt ngữ nghĩa:
- Ví dụ 1: Lời thoại 1: Khẳng định có những điều không thể chết, con người đã từng sống tốt đẹp dù chết đi về thể xác nhưng vẫn còn lưu lại trong cuộc sống của chúng ta hôm nay những phẩm chất giá trị sáng ngời. Đó mới là điều quan trọng, đáng quan tâm.
Lời thoại 2: Liên kết với lời thoại 1 nhờ lặp cụm từ “đó là một điều quan trọng”. Nếu lời thoại 1 với chủ đề về triết lý mang tính khái quát: “cái không thể chết trong cuộc sống” thì đến lượt lời 2 chủ đề ấy được cụ thể hoá hơn bằng dẫn chứng.Đó là câu chuyện về cô gái tên Thanh đã từng chiến đấu, từng làm việc với Hoàng Việt.Mặc dù cô ấy đã đi xa, vĩnh viễn nằm lại nghĩa trang nơi đây nhưng sáng kiến của cô về lối làm ăn mới, quan niệm về sự hài hoà giữa cái “tôi” và “chúng ta” vẫn còn nguyên giá trị.
Lượt lời 1=A(a) Lượt lời 2=B(a)
__________________________________ (Trong đó: A,B là mệnh đề
-Ví dụ 2: Lượt lời 1 với chủ đề bàn về trách nhiệm của một nhà chuyên môn.
Lượt 2: Lặp danh từ : “chuyên môn” ở lượt lời 1, nhằm duy trì chủ đề trực tiếp ở trên.Đặc biệt nhờ phép lặp từ, lời đối thoại 2 còn làm bộc lộ chủ đề gián tiếp:đó là lời trách cứ ,phê phán cái nhìn phiến diện của đối ngôn.
Như vậy nhờ có phép lặp danh từ mà hai lượt lời đã được liên kết với nhau, hai chủ đề được kết dính vào nhau(chủ đề 1:trách nhiệm, quyền hạn của một nhà làm công tác chuyên môn;chủ đề 2:phản đối , bác bỏ cách sống và làm việc đơn điệu, một chiều “chuyên môn đơn thuần”của nhân vật Lê Sơn).
-Ví dụ 3 ta có lượt lời 1,2 lặp động từ “khao khát” và danh từ “ánh sáng”.Chủđề chính ở lượt lời 1 là nhân vật Lê Chí. Lê Chí đã tỏ ra rất nghị lực làm việc cống hiến cho nghệ thuật nhưng chỉ mới bằng hai bàn tay chân chất,mộc mạc mà chưa có được sự góp mặt của ánh sáng(bị thương tích mù loà trong chiến tranh).Anh luôn mơ ước có được ánh sáng từ đôi mắt.
Chủ đề ở lượt lời 2: tiếp tục duy trì chủ đề 1-Oanh mơ mộng, hy vọng chồng nhìn thấy ánh sáng.
Vậy chủ đề lượt lời 1 và 2 là hoàn toàn thống nhất với nhau nhờ phép lặp từ vựng cũng như liên kết tuyến tính một cách trực tiếp hoặc gián tiếp theo logic nhân quả.