b. Giọng điệu đanh thép khi lên án, phê phán
3.2.1. Mạch lạc hình thành theo thời gian một chiều
Mạch lạc hình thành theo thời gian một chiều nghĩa là: thời gian lịch sử được hình thành bởi một chuỗi sự kiện tính theo nhân vật (nhân vật chính). Thời gian này được hình thành bởi trình tự sắp xếp các sự kiện theo kịch bản, trong đó thời gian lịch sử trùng khít với thời gian tự sự.
Trong 6 kịch bản mà chúng tôi khảo sát thì có 3 vở: “Nguồn sáng trong đời”, “Lời thề thứ chín”, “Mùa hạ cuối cùng” có cấu trúc diễn tiến thời gian một chiều. Xem các kịch bản này chúng ta thấy các sự kiện được sắp xếp nối tiếp nhau một cách tự nhiên, hợp lý mang tính nhân quả giữa các sự kiện. Như vậy, bản thân trật tự tuyến tính giữa các phát ngôn, các đối thoại, các lớp, các hồi, cảnh trong văn bản kịch đã là một phương tiện hiển thị mạch lạc khi ta đứng dưới góc độ trình tự thời gian. Các sự kiện được diễn xuất theo trình tự: cái này xảy ra trước thì kể trước, cái xảy ra sau thì kể sau, trục thời gian tự sự có quan hệ một chiều với trục thời gian lịch sử. Cứ như vậy quan hệ thời gian tiếp diễn và quan hệ nhân quả giữa các sự kiện đã xâu chuỗi các chủ đề từ đầu đến cuối tác phẩm kịch, góp phần tạo mạch lạc cho kịch. Nhờ mối quan hệ này mà người đọc kịch bản hay khán giả dễ dàng nắm bắt chủ đề và diễn biến các hành động kịch một cách logic.
Chẳng hạn trong vở “Nguồn sáng trong đời” thời gian được triển khai xoay quanh chủ thể hai nhân vật, hai hình tượng tiêu biểu là Lê Chí - hoạ sĩ mù và kĩ sư Toàn - mắc bệnh hiểm nghèo. Điểm quy tụ thời gian kiểu này là thời
gian hiện tại tiếp diễn. Vì thế mở đầu kịch là đối thoại đơn tuyến của hoạ sĩ mù Lê Chí và đối thoại với các bức tượng dở dang. Anh đang ao ước được nhìn thấy ánh sáng. Khởi đầu cho vở kịch là thời gian hiện tại, biểu hiện bằng trạng ngữ chỉ thời gian: hôm nay
Ví dụ 11:
- Chí: “…Ước gì tôi được nhìn thấy… phải rồi (đưa tay ra phía trước) hôm nay ngoài kia hửng nắng… Liệu tôi còn làm được gì mình ao ước? Liệu tôi còn có ích cho cuộc đời đang xáo động ngoài kia? Hãy nói gì với tôi đi, những bức tượng của tôi”
Theo trình tự tiếp diễn và quan hệ nhân quả, tuyến tính thì sau những câu hỏi của Lê Chí các bức tượng lần lượt lên tiếng trả lời:
- Một bức tượng: Những bức tượng dở dang, những bức tượng anh đã bỏ bao công sức mà vẫn chưa hoàn thành, chưa thể hoàn thành. Vì sao vậy Lê Chí?
- Lê Chí: Tôi là nhà điêu khắc mù, tôi phải làm việc trong bóng tối…
- Một bức tượng: … Chúng tôi chỉ là hình ảnh của chính anh. Chúng tôi hoàn thiện sao được khi chính anh không toàn vẹn? Cái thiếu lại chính là điều quan trọng nhất đối với người hoạ sĩ: đôi mắt, ánh sáng
(Nguồn sáng trong đời, tr. 154- 155- 156)
Tiếp theo đó là đối thoại của vợ chồng Lê Chí. Họ đều khát khao ánh sáng và tình cờ Oanh đã đọc trên báo và biết địa chỉ, bệnh viện của bác sĩ Thành đang nghiên cứu công trình ghép giác mạc. Oanh - người vợ đã một đời hy sinh chăm sóc cho người chồng thương binh mù loà đã 10 năm xin Thành chữa bệnh cho Lê Chí. Sau cuộc gặp gỡ với Oanh, bác sĩ Thành đến tận nơi chứng kiến cảnh lao động nghệ thuật vất vả không có ánh sáng của hoạ sĩ Lê Chí. Từ hôm đó anh càng quyết tâm đem lại ánh sáng cho Chí. Chí được vào bệnh viện nằm chờ ghép
giác mạc, Thành phải đối mặt những khó khăn vì thân nhân người vừa mất chưa ai đủ lòng cao thượng, chưa đủ bình tĩnh, chưa vượt qua được nỗi đau mất mát người thân để hiến tặng đôi mắt cho người khác. Thế rồi thật may mắn cho Lê Chí tại khoa A6 của bệnh viện có kĩ sư Toàn đang mắc căn bệnh hiểm nghèo, trước mắt chỉ còn 3 tháng ngắn ngủi của cuộc sống. Một đêm trăng tình cờ tại vườn cây khoa A6 của bệnh viện Lê Chí gặp Toàn. Sau cuộc đối thoại ấy Lê Chí đã thực sự hiểu thế nào là nghệ thuật chân chính. Anh càng ước mơ ánh sáng. Còn Toàn sau khi nghe những lời giãi bày tâm sự của Chí, anh đã quyết định sẽ hoàn thành bản đồ án thiết kế nhà văn hoá cho trẻ em chỉ trong vòng 1 tháng (mà lẽ ra anh phải 3 tháng mới xong được). Nghị lực, bản lĩnh, lòng dũng cảm của người lính năm xưa là động lực để Toàn bước lên bàn mổ trước 2 tháng, mặc dù anh biết 999 phần nghìn sự thua, tử thần đang chờ đón anh. Nguyện vọng cuối cùng của anh là hiến tặng đôi mắt cho hoạ sĩ mù Lê Chí.
Các sự kiện cứ tiếp diễn theo trật tự trước – sau của thời gian. Và ca mổ của Toàn thất bại, Lê Chí được ghép giác mạc , được thấy lại ánh sáng . Vì vậy mở đầu kịch là đối thoại của Lê Chí với các bức tượng dở dang trong bóng tối. Còn đoạn kết là hình ảnh Lê Chí và những bức tượng trong ánh sáng chói chang. Thời gian là hiện tại tiếp diễn:
Ví dụ 12:
- Những bức tượng: Chúng tôi đang chờ anh. Chúng tôi những bức tượng của anh, những bức tượng dở dang đang đợi được hoàn thành…
- Lê Chí: Những bức tượng dở dang đang đợi được hoàn thành. Phải, sẽ không dễ dàng… Với tôi bây giờ là lúc khó khăn nhất, còn khó hơn cả khi tôi phải sống trong bóng tối. Tôi biết: mắt tôi được chữa khỏi bởi một người đã tình nguyện cho tôi đôi mắt. Người đó là ai? Con người tôi chưa biết tên ấy, từ nay
tôi mắc nợ người đó, mắc nợ ánh sáng. Ngọn đuốc trong cuộc chạy tiếp sức, giờ
được truyền đến tay tôi… Kỳ diệu sao, mà cũng khó khăn sao! Ánh sáng!... Một trận đấu… Đến lượt tôi, bây giờ mới là lúc trận đấu của tôi…
(Nguồn sáng trong đời, tr. 246)
Nếu trong các ngôn ngữ Ấn – Âu, phạm trù thời gian được thể hiện qua sự khác nhau của động từ ở dạng nguyên mẫu và động từ được chia ở dạng nhân xưng thì trong tiếng Việt phạm trù thời gian được biểu thị qua các phụ từ: đã, sẽ, đang, từng…
Đối thoại giữa Lê Chí và những bức tượng được Lưu Quang Vũ sử dụng từ phụ của động từ: “đang” điệp từ với ý nghĩa là thời hiện tại tiếp diễn và một loạt từ ngữ chỉ thời gian hiện tại: “bây giờ” (lặp lại 2 lần), “giờ”…
Các từ ngữ chỉ dẫn quan hệ thời gian kết hợp như trên đã làm cho các phát ngôn và các sự kiện được xâu chuỗi lại với nhau. Các sự kiện được diễn ra tuần tự theo tuyến tính đã tạo nên sự mạch lạc về chủ đề theo thời gian một chiều nhất quán.
Trong vở kịch “Mùa hạ cuối cùng” nhan đề vở kịch đã mang ý nghĩa gợi mở thời gian. Thời gian đối với Lưu Quang Vũ như một sự ám ảnh định mệnh trái tim người nghệ sĩ. Với vở kịch này, tác giả triển khai sự kiện theo thời gian thuận logic nhân quả. Nhân vật chính - học sinh Nguyễn Hữu Châu lớp 10H trải qua một quá trình, hành động và suy nghĩ, trăn trở dằn vặt để nhận thức, để lên tiếng chống tiêu cực học đường và tác động làm thay đổi đến quan niệm sống, đến thái độ giáo dục của giáo viên .Có lẽ tác giả cũng là một trong những người tiên phong dám rung lên hồi chuông cảnh tỉnh với tiêu cực trong ngành giáo dục.
Thời gian hiện tại với sự kiện được châm ngòi bắt đầu từ buổi thi toán cuối năm. Học sinh Châu không làm bài và đề nghị với thầy Tấn, đề nghị với
nhà trường tổ chức thi lại vì đề thi đã bị bại lộ. Châu không dám nói rõ người đã làm lộ đề thi là Thời. Châu đã hứa với Thời sẽ tuyệt đối giữ bí mật. Các sự kiện lại diễn ra theo trình tự tuyến tính một chiều. Sau khi ở trường về, thầy Tấn đã đến nhà Châu kể lại sự tình với bố Châu. Sau đó là cuộc đối thoại gay gắt giữa hai cha con Châu. Còn trên phòng ban giám hiệu cũng diễn ra cuộc họp căng thẳng về vụ việc lớp 10H vừa xảy ra. Mẹ Thời biết tin tìm đến nhà Châu thừa nhận sự thật đã xin đề thi cho con trai cùng lớp với Châu (Thời), Châu buồn bã và tìm gặp giáo viên chủ nhiệm (thầy Hiển).
Ví dụ 13:
- Hiển:… Thế này nhé: Hôm nay có người khuyên tôi cần phải biết nhân nhượng cuộc sống… Em nên thu xếp sao để những ngày cắp sách cuối cùng
của em được êm đẹp, thuận lợi… (Sau một lát)
- Hiển:… Có lẽ… ta nên hiểu: lẽ phải, nhân cách, lòng trung thực chỉ là những khái niệm tương đối.
- Châu: Thầy nói sao?
- Hiển: Tôi muốn nói: lẽ phải, nhân cách, lòng trung thực không phải là những chân lý tuyệt đối.
- Châu (bàng hoàng): Chẳng lẽ thế… chẳng lẽ đến thầy mà cũng nói thế?... Chẳng lẽ giữa những điều thầy vừa dạy em và thực tế việc đời lại có một khoảng cách xa đến thế?
(Mùa hạ cuối cùng, tr. 45 – 46)
Ví dụ 13, trục thời gian hiện tại của sự kiện chính đánh dấu bước ngoặt và làm sụp đổ niềm tin của Châu được đánh dấu bằng trạng từ, trạng ngữ thời gian: “hôm nay”, “ những ngày cắp sách cuối cùng”(lượt lời 1 của thầy giáo Hiển). Lượt lời thứ 2 và thứ 3 của thầy giáo Hiển là nguyên nhân dẫn đến hành động
của nhân vật Châu. Nghĩa là thời gian một chiều tuyến tính, thuận logic nhân quả theo sơ đồ mũi tên sau: Châu bàng hoàng trước lời khuyên, lời giải thích của thầy Hiển Châu về nhà xé tan tất cả sách vở đập bút mực, để lại mảnh giấy “mọi người không tin tôi và tôi cũng không tin ở mọi người nữa! Vĩnh biệt”
Châu bỏ đi đến nhà Hạnh “bít”, họ cùng đi đến rạp chiếu bóng, xem phim với bộ phim mà mọi việc đều đặt ra một cách đơn giản, công thức sẵn có: người tốt luôn thắng thế, chân lý không hề gặp trở ngại…, Châu đang bức xúc nên la ó ầm ĩ: “dối trá! Ngoài đời không như thế! Họ nói dối”, Châu bị công an bắt vì tội phá rối trật tự nơi công cộng nghe tin Châu bỏ đi, thầy Hiển đến phòng trực của đài truyền thanh thành phố đăng tin tìm Châu Châu bị công an bắt và đưa đến bệnh viện tâm thần, thầy Hiển, bạn Oanh cùng lớp đón Châu về Châu và Oanh đi trong thành phố cây xanh giữa trời mưa và được một người đàn ông không quen biết cho mượn ô. Từ việc làm, nghĩa cử cao đẹp của người đàn ông không quen biết Oanh đã khuyên nhủ Châu với lời lẽ đầy ý nghĩa: “mọi người dường như đều tốt cả, nhưng vì những lý do này khác mà họ đã phải làm điều xấu”. Cuối cùng Oanh đã khuyên Châu về trường nói rõ sự thật, không nên vì thương bạn mà tiếp tay cho cái xấu tại phòng ban giám hiệu nhân viên đánh máy (Đào) đã thừa nhận hành vi làm lộ đề thi cho mẹ Thời để nhờ việc xin phân nhà. Thầy Huy - hiệu trưởng và giáo viên Hiển, Thuý đồng ý nêu gương tốt học sinh Châu Cảnh sân trường diễn ra kết thúc tốt đẹp: Thời đã dám lên gặp các giáo viên thừa nhận sai trái, Châu vui mừng ôm lấy thầy Huy, thầy Hiển trong ánh sáng của bầu trời mùa hạ sau mưa.
Còn ở vở “Lời thề thứ chín” các sự kiện cũng diễn ra theo thời gian một chiều, tuyến tính. Thời gian vở kịch chỉ trong 2 ngày, bắt đầu từ buổi chiều đến sáng hôm sau, ta cũng sơ đồ hoá như sau:
Buổi chiều vắng ông Hà đến đơn vị bộ đội thăm con, trên đường đi gần tới nơi bị 3 chàng lính bạn của Hiến (con trai ông Hà) tịch thu tài sản (một chiếc cặp đựng quà của Hiến) vì nghĩ ông Hà là tay buôn lậu biên giới tại sở chỉ huy trung đoàn, ông Hà gặp trung đoàn trưởng và trung đoàn phó để mở cuộc điều tra thủ phạm buổi tối hôm ấy, ở tiểu đội của anh Đôn, Xuyên, Tạ, Hiến, Vân đến báo tin sáng mai họ sẽ bị bắt giữ. Họ ra đi ngay trong đêm để kịp cứu bố Xuyên
sáng hôm sau, đại đội trưởng Bằng, trung đoàn trưởng Đỉnh, trung tá phó Hạnh, Vân, ông Hà (chủ tịch tỉnh X), các chiến sĩ cảnh vệ đi bắt 4 người lính vì vi phạm kỷ luật quân đội tại trụ sở UBND xã, chủ tịch Tuần - được mệnh danh là “cường hào ác bá mới” bị 4 chàng lính bất ngờ ập đến bắt giam thế vào chỗ của bố Xuyên, cứu bố Xuyên ra trong tình trạng tiều tuỵ, ốm yếu trong gian nhà lụp xụp của bố mẹ Xuyên, ông bà đang khuyên giải các con không nên vì tình riêng mà vi phạm kỷ luật. Biết tin họ đang bị truy đuổi , 4 người lính trẻ ẩn nấp vào ngôi nhà truyền thông xã nhưng họ đã bị các lực lượng bao vây
tiếng loa kêu gọi, thuyết phục họ đầu hàng nhưng họ kiên quyết không ra. Nhưng tiếng mẹ Xuyên – bà mẹ tần tảo, hy sinh với tấm lòng bao la, rộng lượng đã thuyết phục được họ trở về đơn vị tiếp tục rèn luyện.
Rõ ràng các tình tiết, sự kiện theo trình tự nhân qủa và thời gian đã đúng lịch sử từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau.
* Nhận xét: Qua tìm hiểu nội dung, sự kiện, từ ngữ, các quan hệ mạch lạc ở ba vở kịch trên, chúng ta thấy các sự kiện, biến cố, xung đột diễn ra theo đúng trật tự thời gian thông thường (thời gian một chiều) mà không cần dồn nén, cắt xén, đảo ngược nào. Cách tổ chức thời gian như vậy rất thích hợp với việc trình bày chủ đề của kịch. Việc xử lý thời gian tuần tự từ đầu đến cuối ấy nhằm từng bước giới thiệu, chứng minh cho khán giả thấy rõ sự phát triển từ thấp đến cao của những sự kiện trong kịch, nhằm tạo ra tính mạch lạc, giúp khán giả tự mình đi đến kết luận cuối cùng, tự tìm cho mình câu trả lời đầy đủ, ý nghĩa nhất.