b. Giọng điệu đanh thép khi lên án, phê phán
3.2.2.2. Thời gian 3 chiều: Mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tƣơng lai một bút pháp của nghệ thuật đồng hiện
- một bút pháp của nghệ thuật đồng hiện
* Ví dụ 20:
- Hoàng Việt: Sau một năm tìm hiểu và củng cố lại xí nghiệp, hôm nay ngày 1 tháng 3 năm 1980 chúng tôi sẽ trình bày với các đồng chí kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp. Người trực tiếp soạn thảo phương án là kỹ sư Lê Sơn. Đồng chí Sơn trình bày đi!
- Lê Sơn (Ngần ngại): Tôi ư?... Nhưng tôi tưởng… đây chỉ là đề án tôi trình bày riêng với anh, bởi trên thực tế sẽ… không thực hiện được…
- Hoàng Việt: Chúng ta sẽ thực hiện…
Đối thoại trên giữa Hoàng Việt và Lê Sơn xuất hiện thời gian hiện tại bằng cụm từ “Hôm nay ngày 1 tháng 3 năm 1980” và quá khứ “Sau một năm” rất cụ thể, rõ ràng mang dáng dấp của một tuyên ngônvề sự đổi mới sản xuất. Còn thời gian tương lai được biểu hiện bằng yếu tố phụ của động từ “sẽ” (láy lại 3 lần). Với cách sử dụng thời gian 2 chiều quá khứ - tương lai ấy chúng ta nhận ra và bắt được cái “mạch” của mạch lạc về ý tưởng, về quyết tâm phải thực hiện bằng được phương án, kế hoạch sản xuất đã được Hoàng Việt ấp ủ trong quá khứ, đang kiểm nghiệm trong hiện tại và sẽ thành công, sẽ thực hiện ở tương lai gần. Điệp từ “sẽ” như một lời hứa hẹn.
* Ví dụ 21:
- Hoàng Việt:… Tôi đã đọc những dự án, những đề đạt về sản xuất của Thanh gửi lên ban giám đốc trước đây.
- Thanh: Và đã bị vứt xó không ai thèm đọc - Hoàng Việt: Giờ tôi và anh Sơn đã đọc…
- Thanh: Nhưng sẽ không đơn giản đâu. Hiểu ra là một chuyện, làm được, theo được đến cùng lại là chuyện khác. Dầu sao, vẫn phải có người đi trước. Anh đã là người đi trước… Bao giờ cũng phải có người đi trước… Tôi
nhớ…Có lần ở Bác-ba-lăng bom Mỹ ném xuống một đoàn xe chở đạn. Lúc ấy chúng tôi đang núp trong hang… Ngoài đỉnh đèo mù mịt bom lửa, có cả thuốc độc làm trụi lá cây… chúng tôi biết rằng đây là lúc phải chạy lên cứu xe, nhưng không hiểu sao chân ai cũng ríu lại, cứ ôm lấy nhau không ai dám chạy ra khỏi hang cả. Tôi nghĩ: Phải có người dám chạy ra trước tiên… Có một người đã
chạy ra trước tiên để rồi tất cả chạy ra theo.
- Hoàng Việt (Sau một lát, khẽ): Người chạy lên trước tiên ấy là Thanh, đúng không? … Thanh ạ, còn đây là công việc sắp tới của Thanh: Xí nghiệp ta
quá thiếu người biết quản lý, Thanh sẽ được cử đi học lớp quản lý kinh tế 6 tháng. Thanh hãy chuẩn bị.
- Thanh: Sáu tháng… Không! Tôi không thể rời xí nghiệp được…
- Hoàng Việt: Thanh từng nói rằng trước kia, ngày còn chiến tranh Thanh vô cùng mong mỏi được học.
- Thanh: Nhưng bây giờ thì… Không!
- Hoàng Việt: Sao Thanh lại nói thế? Thanh đi học để còn làm việc lâu dài. (Tôi và chúng ta, tr. 98 -99)
* Ví dụ 22:
- Hồn Trương Ba (nhìn xuống thân thể): Thế là anh sắp không phải sang hồn tôi nữa rồi, thân thể anh hàng thịt ạ! Đã có lúc tôi ghét giận anh, nhưng giờ đây sắp rời khỏi anh, không hiểu sao tôi bỗng thấy ngậm ngùi (ngắm nghía cánh tay, cổ tay) 3 tháng mang hồn tôi, thân anh gầy hẳn đi mà hồn tôi thì suýt nữa suy sụp, tan nát cả. Ta chia tay nhau vậy. Anh sẽ gặp lại chị vợ anh… Giờ thì chị ấy sẽ đòi anh thanh đổi tâm tính đấy! Tất cả sẽ không như cũ được nữa đâu…(Bà vợ vào) Bà lại đây, ngồi xuống bên cạnh tôi một lát. Tôi sắp… tôi sắp
xa mình, lần này thì xa hẳn!
(Hồn Trương Ba da hàng thịt, tr. 432 - 433)
* Ví dụ 23:
- Vân B: Thật giống nhau nhưng sao khác quá! Cũng đôi mắt ấy mà đầy lo lắng, mệt mỏi. chị có điều gì bực bội?
- Liên: Sao anh bỗng gọi em là chị? Hay anh muốn nói em già rồi? (buồn) không thích gọi em là em thì cứ gọi là Liên thôi vậy, như ngày xưa…
- Liên: Hôm nay sao anh bỗng có vẻ quan tâm đến em. Anh Vân ạ (ngồi xuống gần Vân B). Làm sao em không mệt được, suốt ngày vẩt vả ở trường với lũ học trò, về nhà lại đủ thứ phải lo: Cơm nước, gạo, dầu, tối lại còn món nợ. Động nói anh lại nhăn nhó.
- Vân B: Không có cách nào khác sao? Sống như vậy quá vất vả… - Liên: Còn có cách nào, em vẫn thường mong anh mách cho em…
- Vân B: Phải nghĩ tới những điều cao đẹp, sống vì tình yêu và niềm vui, nhất là Liên, cô Liên nào cũng đáng được sống như vậy, đáng được yêu quí, che chở…
- Liên B (nhìn vân B): Anh nói… những lời như ngày xưa anh vẫn nói với em… Những ngày ta mới yêu nhau… những chiều bên hồ, những đêm trăng…
Lúc này trông anh… bỗng giống y như hồi ấy: Sôi nổi, hiền hậu, tự tin (xúc động) Anh Vân, lâu nay em đã làm anh bực phải không? Em không muốn thế đâu, thực ra em không phải là một cô Liên như vậy… Thôi đừng giận em, từ nay
em sẽ không mè nheo làm khổ anh nữa.Ta sẽ sống thật vui vẻ, em sẽ ghi tên đi học thêm, còn anh thì cứ vẽ những bức tranh anh thích…!
- Vân B: Đúng, những bức tranh ao ước, phải sống với những ước mơ, đừng sống tầm thường như cô vẫn sống, rất tầm thường.
(Hoa cúc xanh trên đầm lầy, tr. 292 – 293)
Tương tự như ví dụ 16 thì ở ví dụ 17, 18, 19 ta cũng thấy các từ ngữ chỉ dẫn thời gian trong kịch Lưu Quang Vũ khá phong phú, đa dạng. Đó có thể là các danh từ, cụm danh từ thời gian (trạng từ, trạng ngữ) hay các động từ hồi cố (nhớ, nhớ lại); các yếu tố phụ của động từ có ý nghĩa biểu thị thời gian rất đặc sắc của Tiếng Việt: đã, sẽ, sắp, sắp tới, đã, đã từng… Kết hợp với suy luận logic khán giả sẽ đón nhận được thông điệp của vở kịch cũng như quan điểm của tác
giả trước cuộc đấu tranh giữa cái mới - cái cũ; cái lạc hậu – cái tiến bộ; cái thiện – cái ác; cái nhân bản, nhân văn. Ấy là vai trò của mạch lạc được làm nên từ mạng lưới của mối quan hệ giữa quá khứ - hiện tại – tương lai. Đó là 3 yếu tố tạo nên hệ thống thời gian đa chiều đầy tính nghệ thuật của tác giả.
Ta có thể khái quát thành sơ đồ về các từ ngữ chỉ dẫn thời gian 3 chiều thông qua 4 ví dụ (20, 21, 22, 23) như sau:
Thời gian đa chiều: Mối quan hệ giữa quá khứ - hiện tại – tương lai
Từ ngữ chỉ dẫn thời gian Quá khứ Hiện tại Tƣơngg lai
+/ Yếu tố phụ của động từ Đã, từng Sẽ, sắp tới, sắp +/ Động từ: Chỉ sự suy nghĩ Nhớ (động từ
hồi cố) +/ Trạng từ Trước đây, trước kia, ngày xưa,
hồi ấy.
Bây giờ, giờ đây, hôm nay, lúc này, giờ +/ Trạng ngữ Đã có lúc, sau
một năm
Với thời gian đa chiều người đọc cùng một lúc phải xử lý tất cả các trục thời gian đan xen giữa các sự kiện để hiểu được ý nghĩa của văn bản. Sự tiếp cận với vở kịch trước hết là theo thời gian tự sự thời điểm đối thoại nhưng để hiểu được kịch khán giản phải lần theo dòng thời gian lịch sử kết hợp với sự suy luận logic mạch lạc.
Vậy tác giả Lưu Quang Vũ ngoài những vở kịch có các sự kiện biến cố, xung đột diễn ra theo trật tự thời gian thông thường (thời gian một chiều) thì cũng có những vở kịch được tác giả đảo ngược trật tự thời gian, cái kết thúc
được đặt lên mở đầu (Tôi và chúng ta). Còn có những vở yếu tố thời gian được tác giả xử lý theo kiểu xen kẽ hoặc đồng hiện 2 chiều: hiện tại quá khứ. Thời gian giữ vị trí quan trọng trong nghệ thuật kịch. Thời gian là một phương thức để tác giả xây dựng hình tượng nghệ thuật.
Tiểu kết chƣơng 3:
1/ Đối thoại theo phương thức hỏi đáp hay giãi bày sự tình xuất hiện rất nhiều trong kịch Lưu Quang Vũ. Trong chương này chúng tôi đặc biệt quan tâm, chú trọng đến các biểu hiện về mạch lạc.
Con đường để hình thành nên mạch lạc theo 2 chủ đề:Chủ đề về quan niệm sự sống – cái chết;chủ đề về sự đấu tranh giữa cái cũ, cái lạc hậu với cái mới, cái tiến bộ với sự hiện diện quan trọng của các phương tiện liên kết hình thức như:
a/ Phép lặp từ:
b/ Phép thế: - Thế bằng đại từ xưng hô - Thế bằng các đại từ hồi chỉ c/ Phép đối:
- Đối trái nghĩa - Đối lâm thời d/ Tỉnh lược chủ ngữ
Bốn phương tiện liên kết trên là biểu hiện của mạch lạc tạo sự liền mạch cho ngôn ngữ đối thoại kịch bản Lưu Quang Vũ.
2/ Thời gian trong kịch bản Lưu Quang Vũ là yếu tố không thể thiếu được trong việc thiết lập, sắp xếp trình tự sự kiện. Bởi nó tạo nên mối quan hệ logic từ lúc mở đầu đến cao trào và kết thúc kịch. Thời gian giúp khán giả lý giải được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện (sự kiện trước là nguyên nhân dẫn đến
sự kiện sau, sự kiện sau là kết quả của sự kiện trước…) vì thế tạo ra sự thống nhất, mạch lạc cho văn bản kịch.
Mạch lạc theo quan hệ thời gian của kịch Lưu Quang Vũ khá đa dạng, phong phú. Qua khảo sát chúng tôi thấy có 2 kiểu thời gian tiêu biểu:
Thời gian một chiều: Mạch lạc nhờ các tình tiết, sự kiện sắp xếp theo trật tự tuyến tính, theo quan hệ nhân - quả.
Thời gian đa chiều:
a/ Sự đan cài giữa quá khứ và hiện tại (thời gian 2 chiều)
b/ Mối quan hệ biện chứng giữa 3 chiều của thời gian: quá khứ - hiện tại – tương lai.
Thời gian đa chiều, đảo chiều và đồng hiện diễn tả được sự phong phú, cái phức tạp, tinh vi của cuộc sống bộn bề. Loại thời gian đa chiều này đặc biệt thành công khi tác giả khắc hoạ nội tâm nhân vật, xây dựng hình tượng nghệ thuật điển hình hay mâu thuẫn, xung đột kịch .Các từ ngữ chỉ dẫn về thời gian kết hợp với nội dung sự kiện là tiêu chí, căn cứ để luận văn làm cơ sở xác định được mạch lạc theo các kiểu quan hệ thời gian như trên.