Trước tiên là giọng điệu mềm mại giàu chất thơ bởi Lưu Quang Vũ không chỉ đơn thuần là nhà viết kịch mà còn là một nhà thơ nổi tiếng . Chính nhờ năng khiếu làm thơ, viết truyện ngắn đã làm nhịp cầu nối cho Lưu Quang Vũ đến với kịch. Ở mảnh đất này tác giả họ Lưu đã trở thành nhà viết kịch tài ba, lỗi lạc.
Nói về chất thơ, nhà văn Pautopxki từng viết: “Chất thơ trong văn xuôi như chất nước ngọt ngào thấm trong trái táo. Thơ là sợi cốt. Văn xuôi là sợi ngang”.
Những vở kịch của Lưu Quang Vũ cũng ít nhiều thấm đẫm chất thơ ngọt ngào như thế. Mặc dù trở thành nhà viết kịch có tên tuổi nhưng cốt cách của nhà thơ vẫn nguyên vẹn, nó được hoà tấu cùng lời nói các nhân vật kịch (kiểu “hai trong
một” nghĩa là chất thơ và chất kịch làm nên tài năng Lưu Quang Vũ)”.Bởi tác giả ý thức sâu sắc rằng: kịch nói không phải là một bản giáo điều, huấn thị khô khan, phản ánh đơn thuần thông tin... mà sức sống của kịch, sự hấp dẫn của kịch là sự chắt lọc, lắng đọng những tinh tuý của cuộc sống. Tác giả kịch bản như chú ong thợ khéo léo, cần mẫn lao động để hút lấy những nhuỵ hoa dâng hiến cho đời những giọt mật ngọt ngào nhất. Vì thế ta không phải ngạc nhiên khi nhận ra kịch của tác giả họ Lưu rất giàu chất thơ. Do đó nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng trong bài: Kịch của Lưu Quang Vũ - những trăn trở lẽ sống, lẽ làm người đã nhấn mạnh: “Chất thơ của đề tài, chất thơ của tư tưởng là đặc điểm nổi bật nhất, quán xuyến sáng tác, làm nên thành công và tạo nên phong cách riêng của anh.”
Chất thơ trong ngôn ngữ đối thoại kịch Lưu Quang Vũ được biểu hiện ở các yếu tố như:cách đặt tên kịch, giọng điệu, ngôn ngữ, cách miêu tả, kết cấu, hình tượng nghệ thuật.
+ Trước hết chất thơ thể hiện ở tiêu đề các vở kịch như:Nguồn sáng trong đời, hoa cúc xanh trên đầm lầy, mùa hạ cuối cùng ...mang dáng dấp của một tứ thơ với đầy hình ảnh và hình tượng: “nguồn sáng”, “hoa cúc xanh”. Chất thơ bàng bạc bao phủ ở hầu hết các vở kịch. Nó đặc biệt được phát huy qua ngôn ngữ của nhân vật. Dù là những vở chính kịch, bi hài kịch, bi hùng kịch, hay những vở viết về đề tài dân gian, đề tài hiện đại đều thấm đượm chất trữ tình. Nhân vật trong kịch của Lưu Quang Vũ đều rung động với mọi niềm vui, nỗi buồn trước mọi biến thái tinh vi của cuộc sống, trước những giây phút thơ mộng của tình yêu.
+ Cách ngắt nhịp của cấu trúc lời đối thoại biểu thị trực tiếp cảm xúc các nhân vật và nội dung chủ đề kịch.Đó là cảm xúc về tình yêu.Tình yêu không chỉ là những lời thề non hẹn biển, tình tự... mà tình yêu còn là sự hy sinh cho nhau,
vì nhau, là lẽ sống của nhau, là ngọn lửa sưởi ấm cho nhau. Trong vở “nguồn sáng trong đời” để Lê Chí nhìn thấy ánh sáng, Oanh đã sẵn sàng hy sinh, chia sẻ với nỗi nhọc nhằn và khao khát chân chính của người chồng thương binh - hoạ sỹ mù:
Ví dụ 46:
-Lê Chí: Rất có thể! Anh đã làm việc chỉ với hai bàn tay.. nhưng sao anh vẫn mong... vẫn khao khát... được nhìn thấy, được làm việc trong ánh sáng.
-Oanh: Phép lạ.. Biết đâu... Trời ơi, nếu như em được hy sinh tất cả những năm sống của mình để mắt anh lại được nhìn thấy ánh sáng...
-Lê Chí: (Ôm vai vợ, khẽ): Ánh sáng...
(Nguồn sáng trong đời, tr. 162)
Ví dụ này ta bắt gặp lối ngắt nhịp trong lời Lê Chí:3/9/5/3/3/6.Cơ sở của cách ngắt nhịp này là mối quan hệ chặt chẽ giữa ngữ nghĩa và cảm xúc nhân vật.
Tương tự kiểu ngắt nhịp trong lượt lời của Oanh sẽ là:2/2/8/2/5/9.Chúng ta cảm nhận hiệu quả nghệ thuật ngắt nhịp này từ sự kết hợp nhịp nhàng của nhịp chẵn-lẻ.Vì thế nó đã lột tả được ước mơ, khao khát ,khắc hoạ nỗi niềm suy tư, trăn trở của nhân vật.
+ Chất thơ hiển hiện ở việc sử dụng điệp từ,từ cảm thán, nhất là cấu trúc hỏi có chứa từ cảm thán(“ư” ?). Trong đoạn đối thoại này, tác giả sử dụng phép liên kết duy trì chủ đề: lặp từ vựng. Điệp từ “ánhsáng”, “khao khát” thể hiện ước mơ cháy bỏng của hai người bạn đời chung thuỷ. Cảm xúc dâng trào trong Oanh khiến Oanh ước có được phép lạ, được hy sinh cho Lê Chí, cô nghẹn ngào bật thành tiếng than “Trời ơi...”. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đối thoại trên đã toát lên chất thơ, chất trữ tình. Và nếu được đặt tên cho bài thơ phản ánh tấm lòng, cảm xúc, tâm trạng của Oanh và Lê Chí qua vận động tương tác các lượt lời ở
đoạn đối thoại trên thì có thể đặt là: Tình yêu và ánh sáng. Vì có tình yêu nên Oanh tự nguyện chia sẻ cuộc đời nhọc nhằn với Lê Chí. Lê Chí thiết tha say mê với tình yêu nghệ thuật sáng tạo nên họ càng ước mơ, khát khao có được ánh sáng.
Đặc biệt cấu trúc hỏi có xuất hiện từ cảm thán “ư” ở cuối câu khiến cho ngôn ngữ đối thoại càng đẫm chất trữ tình,ngập tràn chất thơ:
Ví dụ 47:
-Vợ hàng thịt:Thật ư? Ông không chết?ông vẫn sống thật ư?Trời ơi(oà khóc, chạy tới ôm choàng lấy hồn Trương Ba)
(Hồn Trương Ba da hàng thịt, tr.345) -Ông Xuyên: Xuyên!con về đấy ư?
(lời thề thứ chín,tr.275)
-Hoàng: Tôi đã sai ư? Tôi phải làm gì bây giờ?
(Hoa cúc xanh trên đầm lầy, tr.304) + Ngôn ngữ đối thoại còn sử dụng nhiều tính từ liền nhau cũng góp phần làm nên chất thơ.
Chất thơ trong vở kịch “nguồn sáng trong đời” cũng như một số vở kịch khác được toát lên từ những câu văn trữ tình, giàu hình ảnh, mượt mà, say mê, đắm đuối. Đó là những đoạn đối thoại giữa Lê Chí và Oanh khi Oanh miêu tả về không gian, quang cảnh cuộc sống với nhiều tính từ liên tiếp: “ rụt rè”, “dịu nhẹ” ,“rực rỡ”, “rực vàng”, “trắng xoá”... Cô đang nhìn và cảm nhận cuộc sống thay cho đôi mắt mù loà vì chiến tranh của Lê Chí.
Ví dụ 48:
Oanh: Không u ám như mấy hôm trước nữa. Trời trong, xanh.. màu xanh, còn rụt rè, dịu nhẹ nhưng đã thật rực rỡ. Tạnh mưa dần, các vòm lá cây còn ướt nước mưa, nắng chiếu vào, chúng biến thành hàng triệu tấm gương lấp lánh ánh sáng. Gió, cả hàng triệu tấm gương ấy chuyển động. Nắng làm những khoảng cỏ xanh rực vàng, những bức tường trắng xoá, những mặt hồ ngập mây trắng.. Còn trên đường thì... như là hẹn nhau ấy, các nam nữ thanh niên đổ ra đường, diện ơi là diện. Năm nay các cô gái thêm nhiều kiểu áo rất đẹp. Đủ màu... Anh có hình dung được không?
(Nguồn sáng trong đời, tr157 – 158).
Lượt lời của Oanh cho thấy sự nhạy cảm của cô trước sự đổi thay của thiên nhiên, đất trời, một tình yêu cuộc sống nồng nàn.
+ Ngôn ngữ đối thoại kịch giàu chất thơ còn bởi sử dụng những hình ảnh so sánh.
Những lời nói của Oanh thấm đẫm chất trữ tình khi miêu tả về màu trời, sự lay động của gió, nắng vàng rực rỡ, những câu chan chứa hình ảnh so sánh: “các vòm lá cây còn ướt nước mưa, nắng chiếu vào, chúng biến thành hàng triệu tấm gương lấp lánh ánh sáng”, “mặt hồ đầy ngập mây trắng”...
Trở lại với vở “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” ta cũng bắt gặp lời đối thoại giữa Liên B, Vân B (người máy) những ngôn từ tràn đầy chất thơ như thế.
Ví dụ 49:
Liên B: Ánh sáng và tình yêu. Anh Vân, bây giờ chúng ta đã nhận ra nhau. Người mà em đi tìm, anh mới thực sự là con người cao quý nhất, đẹp đẽ nhất. Em đã tìm thấy anh đây, anh Vân!
Vân B: Liên, anh không thể nhìn thấy em đau khổ... Gương mặt kia đã làm anh như bừng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, thắp lên trong anh bao nhiêu ước vọng.
Ước vọng vẽ được những bức tranh thật sự ... Nhưng không thể ngồi ở căn hầm này để cứ hì hục vẽ rồi lại xoá bỏ... Anh cần bầu trời, cánh đồng, những ngọn gió... như ở vùng núi quê ta xưa kia...
(Hoa cúc xanh trên đầm lầy, tr. 254 – 255)