Mạch lạc đƣợc thể hiện qua các đối thoại bằng phép tỉnh lƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát đặc điểm ngôn ngữ đối thoại trong kịch lưu quang vũ và vai trò của nó với việc tạo ra tính mạch lạc của văn bản kịch (Trang 100 - 103)

b. Giọng điệu đanh thép khi lên án, phê phán

3.1.4. Mạch lạc đƣợc thể hiện qua các đối thoại bằng phép tỉnh lƣợc

Ví dụ 9:

- Hoàng Việt: Thế còn anh, đã biết rõ những việc chúng tôi làm chứ ạ? - Bộ trưởng: Biết

- Hoàng Việt: Anh biết vì sao chúng tôi phải làm thế? - Bộ trưởng: Biết

- Hoàng Việt: Anh cũng biết hiệu qủa hiển nhiên những sự việc chúng tôi đem lại?

- Bộ trưởng: Có thấy

(Tôi và chúng ta, tr. 157 - 158)

Ví dụ 10:

- Anh con trai: : Đi đâu?

- Hồn Trương Ba: Đi xa lắm, đi mãi mãi. Đây là những lời cuối cùng thày nói với con.Cả,bỏ đống đồ đạc trên mình con xuống,lại gần đây với thày.Bởi những đồ đạc ấy chẳng giữ được thày ở lại.

(Hồn Trương Ba da hàng thịt, tr. 434)

Hai ví dụ 9,10 đều sử dụng phép tỉnh lược chủ ngữ.Tỉnh lược chủ ngữ là phép tỉnh lược khá phổ biến trong kịch nói chung và kịch Lưu Quang Vũ nói riêng. Các nhân vật trên sân khấu giao tiếp trực tiếp nên mặc dù tỉnh lược chủ ngữ nhưng đối thoại vẫn xác định được chủ thể. Vì vậy đối thoại vẫn đảm bảo tính ngắn gọn mà lại không bị rơi vào tình trạng thiếu hụt thông tin hay cảm giác mất lịch sự, cộc lốc.

Ví dụ 9 là kiểu đối thoại được trình bày theo phương thức hỏi -đáp .Cụ thể là ba lượt lời hỏi của Hoàng Việt đều chứa đựng đầy đủ nội dung thông tin.Còn ngược lại cả ba lượt trả lời của bộ trưởng đều tỉnh lược chủ ngữ.Ở đây liên quan đến tính lịch sự trong giao tiếp. Tính lịch sự trong ví dụ 9 bị chi phối bởi địa vị xã hội. Hoàng Việt với địa vị là cấp dưới nên trong các phát ngôn đầy đủ thành phần, không tỉnh lược chủ ngữ, kết hợp với từ chêm xen “ạ” cuối câu hỏi thể hiện thái độ kính trọng người đối thoại là cấp trên. Còn hai lượt lời đầu của bộ trưởng tỉnh lược chủ ngữ và các thành phần phụ khác của phát ngôn, chỉ trả lời bằng động từ-điệp từ “biết”.Cách trả lời ở lượt lời ba của bộ trưởng cũng tỉnh

lược chủ ngữ, đáp bằng cụm từ “có thấy”.Căn cứ vào nội dung đối thoại, nhất là trong lượt lời hỏi của Hoàng Việt với đầy đủ thành phần phát ngôn (“Thế còn anh, đã biết rõ những việc chúng tôi làm chứ ạ?”) ta có thể khôi phục được chủ ngữ (đại từ xưng hô )ở các lượt lời của bộ trưởng ( là “anh’’ hoặc “ tôi”). Như thế các đối thoại này trở nên mạch lạc, thống nhất với nhau bởi chủ thể hành động. Ngoài ra đối thoại còn sử dụng phép liên kết tuyến tính và lặp từ(“biết”) để nhấn mạnh chủ đề đối thoại.Chủ đề đối thoại ví dụ 9 là chất vấn mang hàm ý thanh minh giãi bày và khẳng định của Hoàng Việt về những thành công trong quản lí và đổi mới xí nghiệp với bộ trưởng. Các lượt lời của bộ trưởng là sự xác nhận chia sẻ công việc mà Hoàng Việt đã làm cho xí nghiệp, cho công nhân.

Tương tự như ví dụ 9, ví dụ 10 cũng là đối thoại sử dụng phép tỉnh lược chủ ngữ .Căn cứ vào nội dung đối thoại của hai nhân vật ta có thể khôi phục được chủ ngữ (từ xưng hô) ở hai lượt lời là “thày”. Hai lượt lời có chung chủ đề bởi cùng phản ánh một đối tượng, một chủ thể là “thày” và cùng nói về sự ra đi của nhân vật “thày” (lặp động từ “đi”) . Vì thế các lượt lời trong ví dụ 10 trở nên gắn kết và có tính mạch lạc về cả nội dung ngữ nghĩa và hình thức đối thoại.

Vậy để đảm bảo duy trì về chủ đề kịch, về sự liền mạch của nội dung thì bên cạnh việc sử dụng phép tỉnh lược chủ ngữ, tác giả còn sử dụng phép lặp từ vựng(lặp động từ “biết”- ví dụ 9; động từ “đi”- ví dụ 10).

Ở đây ta có thể nói thêm về tần số lặp động từ trong nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại kịch Lưu Quang Vũ.Động từ xuất hiện với tỉ lệ, số lần khá lớn vì nó tiêu biểu cho tính hành động của kịch. Diễn viên trên sân khấu không chỉ diễn (đọc) lại như trong kịch bản mà phải kết hợp biểu diễn hai loại hành động khác nhau: hành động hình thể và hành động tâm lý. Để diễn viên diễn xuất thành công, xuất sắc hành động tâm lý (diễn biến tâm lý nhân vật, xung đột nội

tâm, xung đột giữa các tuyến nhân vật) nhằm tác động đến đối ngôn hay khắc hoạ một chân dung, một hình tượng nào đó thì ngôn ngữ là phương tiện, công cụ để truyền đạt. Vì thế bản thân ngôn ngữ phải có tính hành động. Việc lặp các động từ trong kịch đã thể hiện điều đó. Trong tiểu thuyết, các đối thoại cũng nhằm miêu tả tâm lý nhân vật hay kể về một sự kiện, miêu tả thiên nhiên, cuộc đời của ai đó như trong kịch. Nhưng với tiểu thuyết các đối thoại có chức năng làm thúc đẩy diễn biến, phát triển các tình tiết không được phát huy tối đa như kịch. Vì trong kịch lời nói gắn liền với hành động, là bộ phận tạo nên hành động kịch (nói là làm, nói là hành động). Và cứ như vậy, việc lặp các động từ trong ngôn ngữ đối thoại nhân vật đã thúc đẩy các xung đột, mâu thuẫn, các sự kiện, tình thế, hoàn cảnh đến cao trào và kết thúc. Như thế, phép lặp động từ cùng với phép tỉnh lược ở đây có vai trò như sợi dây nối kết tạo ra mạch lạc cho các hành động kịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát đặc điểm ngôn ngữ đối thoại trong kịch lưu quang vũ và vai trò của nó với việc tạo ra tính mạch lạc của văn bản kịch (Trang 100 - 103)