Tham thoại hồi đáp là thái độ tức giận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát đặc điểm ngôn ngữ đối thoại trong kịch lưu quang vũ và vai trò của nó với việc tạo ra tính mạch lạc của văn bản kịch (Trang 52 - 54)

Ví dụ 32:

- Anh con trai: Gớm ghiếc ? Cả nhà cứ việc khinh thị tôi… Cả thày nữa, giờ thày ăn mỗi bữa 8, 9 bát cơm, rồi nào rượu, nào thịt…Thày còn xỉ vả tôi nỗi gì ? Đã đến nước này thày còn cao đạo.

- Hồn Trương Ba: (lắp bắp) – Mày… mày… (tát mạnh anh con trai, anhcon trai ngã xuống, lồm cồm đứng dậy, ôm má..)

Nhận xét:

Chúng tôi nhận thấy các tham thoại hồi đáp rất phong phú, bao gồm cả tính chất tiêu cực và tích cực. Tham thoại kết thúc mang màu sắc tích cực như: Khẳng định để đồng tình, ủng hộ hay giãi bày tâm trạng, sự tình, khuyên nhủ, hứa hẹn…

Tham thoại hồi đáp có tính chất tiêu cực: tiếp tục phê phán, lên án, phủ định, nêu lên hậu quả sự tình, phản đối lại hành vi của đối ngôn và thậm chí là thái độ tức giận qua hành vi vật lý… Chính các hành vi hồi đáp này đã làm tăng chất “kịch tính” cho kịch, đẩy lên thành những mâu thuẫn, xung đột cho các tình huống kịch. Sự đa dạng, phong phú của các tiểu loại hành vi trong tham thoại hồi đáp chứng tỏ sự tinh tế của tác giả khi phản ánh cuộc sống với lăng kính nhiều màu sắc, nhiều góc cạnh.

Khảo sát tham thoại hồi đáp ở phương diện cấu trúc ta còn thấy: Tham thoại hồi đáp được cấu tạo bởi một câu (một phát ngôn) chứa một hành động ngôn trung có tới 9 loại hành vi. Còn tham thoại hồi đáp được cấu tạo từ hai câu trở lên (2 phát ngôn trở lên) chứa 2 hành động ngôn trung gồm 6 loại hành vi. Nghĩa là, trong đối thoại kịch, tác giả Lưu Quang Vũ ít nhiều đã nghiêng về việc xây dựng ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích mà có chiều sâu tính hàm ẩn ngữ nghĩa.

Đặc biệt là tham thoại hồi đáp gồm 2 hành động ngôn trung (lớn hơn 2 câu) thì đa số các trường hợp chứa 1 hành vi hỏi lại đối ngôn. Đây là một trong những biện pháp xây dựng nghệ thuật kịch của Lưu Quang Vũ. Vì các câu hỏi luôn đóng vai trò là các mắt xích quan trọng để phát triển nội dung, chủ đề đối thoại. Các câu hỏi sẽ là “cái cớ” để các nhân vật kịch bộc bạch tâm trạng buồn vui hay lo lắng, xúc cảm hạnh phúc hay bàng hoàng, ngạc nhiên…các câu hỏi sẽ mở ra hướng đối thoại mới, chủ đề đối thoại mới được nảy sinh, tiếp nối. Như

thế các đối thoại trong kịch luôn luôn được duy trì, phát triển . Đó cũng chính là biểu hiện của mạch lạc và vai trò của nó trong các tham thoại hồi đáp trên. Điều này được tiếp tục minh chứng cụ thể ở phần 2.2 (Tham thoại hồi đáp là hai hành động ngôn trung, được cấu tạo từ hai câu trở lên).

2.2.2.2. Tham thoại hồi đáp là hai hành động ngôn trung, đƣợc cấu tạo từ 2 câu trở lên (lớn hơn 2 phát ngôn) câu trở lên (lớn hơn 2 phát ngôn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát đặc điểm ngôn ngữ đối thoại trong kịch lưu quang vũ và vai trò của nó với việc tạo ra tính mạch lạc của văn bản kịch (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)