Theo thống kê khảo sát của chúng tôi đối thoại trong kịch Lưu Quang Vũ được thể hiện dưới 3 hình thức cơ bản: đối thoại đơn tuyến (hay còn gọi là đối thoại không đầy đủ) và đối thoại song tuyến, đa tuyến (đối thoại đầy đủ).
Theo thống kê các dạng đối thoại trong 6 vở kịch của Lưu Quang Vũ được biểu hiện cụ thể bằng các con số như sau:
STT Tên kịch bản văn học Đối thoại đơn tuyến Đối thoại song tuyến Đối thoại đa tuyến Tổng 1 Tôi và chúng ta 9 358 11 378 2 Lời thề thứ chín 3 158 28 189 3 Hồn trương ba-da hàng thịt 4 208 26 238 4 Hoa cúc xanh trên đầm lầy 5 229 13 247 5 Nguồn sáng trong đời 4 222 10 236 6 Mùa hạ cuối cùng 2 184 14 200
Nhận xét bảng thống kê:
Qua kết quả khảo sát, ta thấy dạng đối thoại song tuyến có số lần xuất hiện cao nhất, vượt trội so với đối thoại đa tuyến và đơn tuyến. Tổng số 1486 đối thoại trong đó riêng đối thoại song tuyến đã là 1359/1488 (chiếm 91,3%), còn lại là đa tuyến với số lượng 102/1488 (chiếm 6,85%), đơn tuyến 27/1488 (chiếm 1,85%).
Tỷ lệ trên chứng tỏ tác giả kịch bản chủ yếu sử dụng dạng đối thoại song tuyến. Đối thoại đa tuyến và đơn tuyến chỉ được dùng xen kẽ giữa các đối thoại song tuyến.
Nếu như trong các truyện ngắn nói chung đối thoại đơn tuyến thường có tần số xuất hiện nhiều hơn đối thoại đa tuyến thì trong văn bản kịch đối thoại đa tuyến lại có số lượng lớn hơn. Điều đó rất phù hợp với văn bản kịch khi dàn dựng trên sân khấu cần nhiều vai diễn, nhiều nhân vật phụ vừa đảm bảo sự phong phú sôi động, nhiều chiều của cuộc sống vừa làm nổi bật nhân vật chính.
Đặc biệt việc sử dụng tần số đối thoại đa tuyến tương đối cao có tác dụng tạo nên các xung đột và kịch tính, tăng thêm tính hấp dẫn cho nội dung kịch.