a. Mô hình 1: Lời hỏi chứa sẵn định hướng trả lời.
Ví dụ 5:
Hoàng Việt …Chúng ta sẽ tạo ra ở đây, xí nghiệp này, lý do tồn tại của chúng ta. Tôi và Cậu. Cả con nữa Hạnh ạ, được, con sẽ ở đây với bố. Tôi gửi nó vào tổ của Thanh nhé, Thanh đồng ý chứ ? (Tôi và chúng ta, tr 104).
Kết cấu P (Quy ước P = D2/gộp + V = Chủ thể của sự tình V (Tức là chủ thể của sự tình V trong P là ngôi 2/gộp)) và tiểu từ “chứ” ở ví dụ 5 đã đánh dấu hành động hỏi có định hướng, hàm ý đề nghị người nghe thực hiện hành động đã nêu trong lời hỏi một cách rõ rệt. Hoàng Việt hỏi Thanh một cách lịch sự nhưng thực chất lại là một lời đề nghị chân thành đầy chủ ý. Đề nghị Thanh nhận con gái mình làm tổ viên tổ sản xuất của Xí nghiệp. Nhờ có hành động cầu khiến gián tiếp với cấu trúc ngữ nghĩa hàm ý như trên nên về phía đối ngôn (Thanh) chắc chắn sẽ chấp nhận lời đề nghị của Hoàng Việt. Đặc biệt cách bày tỏ này
không áp đặt cho Thanh, tăng quyền chủ động cho Thanh với tư cách là một tổ trưởng. Vì thế lời hỏi cầu khiến đồng hướng một cách gián tiếp của Hoàng Việt có tính lịch sự cao hơn cầu khiến trực tiếp.
b. Mô hình 2: Lời hỏi chứa cặp từ: có…không
Ví dụ 6:
Hạnh: Tôi đã bảo mà đối với lính trẻ, không thể buông lỏng xuê xoa, phải kỷ luật sắt…Ta phải xử lý nghiêm. Có nên báo cáo với anh Hà không ?
(Lời thề thứ chín, tr 232) Ví dụ 7:
Liên: Hay thật đấy ! (Nhìn đồng hồ) nhưng mà…anh Hoàng gặp Liên…có việc gì cần không ?
(Hoa cúc xanh trên đầm lầy, tr 233) Mô hình này thực tế là biến thể được rút gọn từ mô hình có dạng đầy đủ là
Với mô hình 2 thì chủ ngôn chỉ hỏi để yêu cầu đối ngôn trả lời là chấp nhận hay từ chối thực hiện hành động được nêu ra trong lời hỏi chứ không yêu cầu giải đáp về nội dung của cái chưa biết nên nó giống như lời đề nghị (lời cầu khiến có mục đích đề nghị). Do đó nó là lời cầu khiến gián tiếp đồng hướng. Trong ví dụ 6, quan điểm của Hạnh được lập luận chắc chắn bằng 2 câu khẳng định “ phải kỷ luật sắt”, “phải xử lý nghiêm”. Hai câu này là tiền ngôn cảnh cho câu hỏi - cầu khiến gián tiếp xuất hiện. Câu hỏi cho thấy Vân đang phân vân
có P không ?
không biết nên xử lý thế nào và đề nghị đối ngôn cho biết ý kiến trả lời ngắn gọn “nên” hoặc “không nên” mà không cần phải giải thích, thanh minh.
Trong ví dụ 7 là lời hỏi - cầu khiến gián tiếp (căn cứ vào văn cảnh) của cô giáo Liên với bối cảnh thời gian bận rộn, vội vàng và đầy tâm trạng. Vì thế khi đặt câu hỏi - đề nghị gián tiếp lịch sự, tế nhị này khiến đối ngôn (Hoàng) cần nhanh chóng đưa ra câu trả lời hoặc ứng xử sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tại.