Chủ trương của Đảng bộ Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 25 - 29)

1.2. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo trong những

1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ Vĩnh Phúc

Trong sự phát triển của đất nước và của tỉnh Vĩnh Phú, ngày 6-11- 1996, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX ra Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Trong đó, tỉnh Vĩnh Phú được tách thành hai tỉnh là: Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Sau 29 năm hợp nhất, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-1997.

Sau ngày tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc có 6 đơn vị hành chính trực thuộc là thị xã Vĩnh Yên và năm huyện: Mê Linh, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Yên Lạc, với tổng số 148 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích 1.370,73 km2; dân số 1,1 triệu người; trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 2,7%, mật độ dân số khoảng 800 người/km2. Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập, khó khăn chồng chất khó khăn. Nhưng nhân dân phấn khởi, quyết tâm thực hiện lời Bác dạy: xây dựng Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh phồn vinh nhất của miền Bắc.

Đầu năm 1997, các cơ quan chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc (trong đó có ngành giáo dục) được thành lập và làm việc tại thị xã Vĩnh Yên.

Ngày 13-1-1997, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra Quyết định số 12 thành lập Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc. Giám đốc Sở là ông Hoàng Trường Kỳ.

Sở Giáo dục và Đào tạo được thành lập đã kịp thời củng cố, ổn định tổ chức của toàn ngành. Sở có các phòng, ban: Phòng tổ chức, phòng Phổ thông, phòng đào tạo bồi dưỡng, phòng Mầm non, phòng Hành chính - tổng hợp, Thanh tra Sở. Ở địa phương, bên cạnh những trường cũ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc còn ra quyết định thành lập những trường mới:

- Trường Trung học Sư phạm Vĩnh Phúc.

- Trường Mầm non trọng điểm chất lượng cao Vĩnh Phúc.

- Nâng cấp Trung tâm kỹ thuật thực hành hướng nghiệp dạy nghề thị xã Vĩnh Yên thành Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, dạy nghề tỉnh Vĩnh Phúc.

- Nâng cấp Trường Dân tộc nội trú Tam Đảo thành Trường Dân tộc nội trú cấp II - III của tỉnh Vĩnh Phúc.

- Tách các trường cấp II - III Trần Nguyên Hãn, Sáng Sơn, Quang Hà, Xuân Hòa để thành lập các trường PTTH.

- Quyết định thành lập thêm 9 trường THCS và 8 trường Tiểu học. Cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII); ngày 20- 3-1997 Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thông qua Đề án số 01/ĐA-TU “Về nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2000”. Đề án đầu tiên sau khi tái lập Vĩnh Phúc là về giáo dục - đào tạo, thể hiện sự quan tâm rất lớn của Tỉnh ủy. Đề án xác định ba nhiệm vụ:

- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống GD-DT và mạng lưới trường lớp, điểu chỉnh kế hoạch phát triển GD-DT cho phù hợp với đặc điểm tình hình của một tỉnh nông nghiệp, mới bước vào thời kỳ CNH, HĐH. Đặc biệt, phải

- Mở rộng và phát triển quy mô GD-DT bằng nhiều hình thức, để nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện về đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục. Coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng, tư cách sáng tạo và năng lực thực hành của học sinh ở tất cả các bậc học.

- Phải nhanh chóng khắc phục những mặt yếu kém theo hướng chấn chỉnh công tác quản lý, khẩn trương lập lại trật tự kỷ cương, kiên quyết chặn đứng và đẩy lùi tiêu cực trong GD-DT, tăng cường hệ thống thanh tra. Chấn hưng GD-DT bằng các phong trào thi đua sôi nổi của quần chúng nhân dân.

Bốn mục tiêu cụ thể đến năm 2000 được Đề án xác định như sau:

- Bảo đảm cho đại bộ phận trẻ em 5 tuổi (95% trở lên) được hưởng chương trình giáo dục mầm non trước khi vào trường tiểu học. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập THCS ở các phường, thị trấn. Phấn đấu đạt 90% số xã ở vùng đồng bằng trung du đạt phổ cập THCS. Đảm bảo 50% trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông trung học, mở rộng quy mô đào tạo nghề bằng mọi hình thức để đạt 18% đội ngũ lao động được qua đào tạo vào năm 2000. Kế hoạch đào tạo nghề phải bám sát chương trình kinh tế - xã hội của các địa phương. Tăng nhanh số lượng cán bộ có trình độ đại học và trí thức có trình độ cao, cán bộ thông thạo ngoại ngữ, sử dụng tin học, đào tạo lại cán bộ công chức.

- Đổi mới nội dung phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng toàn diện, coi trọng đúng mức cả dạy chữ, dạy nghề theo hướng tích cực hóa quá trình học tập của học sinh. Đảm bảo 100% học sinh phổ thông trung học được học Ngoại ngữ, Tin học, phấn đấu ít nhất có trên 50% học sinh THCS được học Ngoại ngữ.

- Phấn đấu đến năm 2000 có 50% số phòng học được xây dựng kiên cố, số còn lại là phòng học cấp bốn đủ tiêu chuẩn, các trường phổ thông trung học

và trung học cơ sở trọng điểm đều có phòng máy vi tính, phòng học tiếng, thư viện, thiết bị thí nghiệm.

- Trong khi đầu tư xây dựng những vùng giáo dục phát triển mạnh ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, phải đảm bảo phát triển đồng đều và bình đẳng giữa các vùng, miền trong tỉnh. Đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh là con em các dân tộc ít người, miền núi, con em các gia đình thuộc diện chính sách, con em các gia đình nghèo.

Cũng trong năm 1997, Đại hội đại biểu lần thứ XII Đảng bộ Vĩnh Phúc họp. Báo cáo chính trị của Đại hội đã vạch rõ: Phải thực hiện tốt Nghị quyết 2 của BCH TƯ khóa VIII về giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Mở rộng và phát triển quy mô giáo dục, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giáo dục đào tạo tập trung, đầu tư xây dựng những vùng giáo dục phát triển mạnh, những trường chất lượng cao. Đa dạng hóa các loại hình trường lớp, các hình thức dạy và học. Phấn đấu có từ 95% trở lên số trẻ em 5 tuổi được hưởng chương trình giáo dục Mầm non. Đảm bảo đại bộ phận trẻ em trong độ tuổi đi học. Đổi mới công tác quản lý giáo dục, không ngừng cải tiến nội dung và phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo. Coi trọng chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục toàn diện, làm tốt việc giáo dục chính trị, truyền thống, đạo đức và nhân văn, giáo dục pháp luật trong trường học. Có chính sách khuyến khích giáo viên giỏi, giáo viên có trình độ chuyên môn cao, có chính sách bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ con em gia đình nghèo vượt khó. Huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất trường học, phấn đấu đến năm 2000 có 50% số phòng học được xây dựng kiên cố, còn lại là phòng cấp 4 đủ tiêu chuẩn. Đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, đào tạo, tạo môi trường giáo dục lành mạnh. Chú trọng công tác Đảng trong trường học.

Tại Thông báo số 48/TB-TU ngày 16-5-1998 của Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về công tác giáo dục - đào tạo có nêu: “Ở những nơi học sinh và gia

đình có nhu cầu học bán trú, nhà trường mở thí điểm các lớp này trên tinh thần dân chủ bàn bạc giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh, khi mở các lớp này không làm ảnh hưởng đến giáo dục chung của nhà trường”. Trong các văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo đều nhắc nhở các địa phương về vấn đề này. Để tăng số lượng các lớp bán trú và học 2 buổi/ngày thì khâu then chốt là phải xây dựng phòng học đảm bảo tỉ lệ 1 lớp/1 phòng học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)