3.1. Nhận xét chung về giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc (1997 2006)
3.1.3. Những thành tựu đạt được
Từ khi tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Vĩnh Phúc, ngành GD-ĐT đã chủ động tham mưu với HĐND, UBND tỉnh ban hành các quy định, quy chế, chính sách nhằm tạo cơ sở pháp lý cho GD-ĐT có điều kiện phát triển, đạt được những thành tựu cơ bản sau:
Hệ thống giáo dục của tỉnh từng bước được hoàn thiện, mạng lưới quy mô phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân.
Giáo dục phổ thông tiếp tục phát triển mạnh về số lượng. Hiện nay mỗi xã đều có trường mầm non và trường THCS, có từ 1 đến 2 trường tiểu học; mỗi huyện có từ 3 đến 9 trường THPT, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên; trên địa bàn tỉnh có 10 trường THCN (trong đó tỉnh quản lý 4 trường), hầu hết các xã phường trong tỉnh đã thành lập trung tâm học tập cộng đồng và bước đầu đi vào hoạt động phát huy tác dụng.
Quy mô giáo dục tiếp tục phát triển, mạng lưới cơ sở giáo dục được củng cố, tăng khả năng thu hút và đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân. Năm học này các cháu trong độ tuổi ra nhà trẻ là 32%, ra lớp mẫu giáo là 70,9% trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 98,3%; đã huy động 99,3% học
sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT (cập chỉ tiêu ghi trong Nghị quyết 04 của Tỉnh uỷ đến năm 2005). Tỷ lệ học sinh THPT hệ ngoài công lập tiếp tục tăng (tuyển mới đạt 48,7%). Bình quân sĩ số học sinh trên đầu lớp giảm, ở tiểu học là 26,57 học sinh/lớp, THCS là 38,83 học sinh/lớp, hệ công lập THPT là 46,08 học sinh/lớp, ngoài công lập là 50,5 học sinh/lớp; Đó là điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục.
Hệ thống trường chuẩn quốc gia được hình thành ở ngành học mầm non và các bậc học phổ thông, phát triển mạnh ở bậc tiểu học. Đã có 9 trường mầm non, 82 trường tiểu học, 2 trường THCS, 1 trường THPT đạt và đề nghị công nhận trường chuẩn quốc gia.
Năm 2002, tỉnh được Bộ GD-ĐT công nhận đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đạt phổ cập giáo dục THCS, kết quả này đánh giá bước phát triển mới về chất của giáo dục Vĩnh Phúc, khẳng định mặt bằng dân trí tạo tiền đề tốt cho phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện phổ cập giáo dục trung học.
Giáo dục thường xuyên ổn định chất lượng giáo dục. Toàn tỉnh có 8 trung tâm giáo dục thường xuyên làm nhiệm vụ giáo dục không chính quy, lưu lượng học sinh khoảng 6000 - 7000 người. Năm 2003-2004, có 85 lớp bổ túc THPT với 4708 học viên, 41 lớp liên kết và hỗ trợ đào tạo với 2952 học viên. Đã thành lập được 150 trung tâm học tập cộng đồng ở các xã (phường, thị trấn) trong tỉnh.
Các điều kiện phục vụ dạy, học không ngừng được tăng cường
Đội ngũ giáo viên:
- Hiện nay, giáo viên ở các ngành học, bậc học cơ bản đủ về số lượng, đảm bảo cơ cấu của bộ môn. Toàn ngành có gần 15.000 cán bộ, giáo viên (kể cả số giáo viên mầm non ngoài công lập); giáo viên mầm non có trình độ đạt chuẩn trở lên là 65%, đạt trình độ trên chuẩn 13%; giáo viên tiểu học, THCS, THPT đạt trình độ chuẩn trở lên tương ứng là 98%, 98%, 95,8% trên chuẩn tương ứng là, 18%, 28,8% và 9%. Các TT GDTX, trường CĐSP có đủ giáo
viên theo yêu cầu công tác, 100% đạt trình độ chuẩn, trường CĐSP có trên 40% giáo viên đã và đang được đào tạo thạc sỹ. Toàn ngành có 4.620 đảng viên, chiếm tỷ lệ 30,8%. Trong các kỳ phong tặng, tính đến năm 2002 Vĩnh Phúc có 23 Nhà giáo ưu tú.
- Cơ bản khắc phục tình trạng thiếu thừa cục bộ giáo viên, nhất là ở các trường THPT. Các đơn vị đã thực hiện giải pháp phù hợp để có đủ giáo viên các môn đặc thù dạy sách giáo khoa mới.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục
Toàn tỉnh hiện có 6500 phòng học. Các trường phổ thông có số phòng học cao tầng đạt trên 60%. Bình quân phòng học/ lớp ở Tiểu học và THCS là 0,66, ở THPT là 0,71, học sinh được hoạt động cả ngày tại trường ở bậc Tiểu học đạt 23%.
Toàn ngành đã có trên 700 vi tính phục vụ dạy và học. Các đơn vị, nhà trường đã khai thác sử dụng chương trình quản lý nhân sự, tài chính. Cùng với các trường THPT và một số trường THCS, đã có thêm các trường tiểu học dạy Tin học cho học sinh, đưa số học sinh được học Tin học ngày càng tăng. 100% trường THPT, Trung tâm GDTX đã kết nối mạng Internet, bước đầu cập nhật thông tin trong trường học. Thư viện, phòng thí nghiệm các nhà trường đang chú ý đầu tư trang bị và chỉ đạo xây dựng theo chuẩn quy định; nhiều chuyển biến tích cực trong bảo quản và khai thác sử dụng thiết bị dạy học phục vụ giảng dạy và học tập trong triển khai thực hiện các quy định của ngành về trang bị, tổ chức và hoạt động của thư viện, phòng thực hành bộ môn, phấn đấu xây dựng theo hướng đạt tiêu chuẩn. Ngành đã tích cực tham mưu với UBND tỉnh trong việc phân cấp quản lý tài chính, phân bổ ngân sách cho giáo dục, tỷ lệ chi cho các hoạt động dạy học tăng hơn. Ngoài kinh phí của tỉnh, các địa phương cũng dành kinh phí đáng kể cho hoạt động giáo dục tại các nhà trường.
Triển khai thực hiện kết luận của Thường trực Tỉnh uỷ, chính quyền nhiều địa phương đã tích cực thực hiện mở rộng diện tích, xây dựng quy hoạch nhà trường, cấp giấy quyền sử dụng đất cho trường học. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng vẫn còn khó khăn, tiến độ chung toàn tỉnh còn chậm.
Chất lượng giáo dục:
a) Chất lượng giáo dục đạo đức:
Chất lượng giáo dục đạo đức, học sinh, sinh viên tiếp tục được quan tâm chăm lo. Nhìn chung học sinh chăm, ngoan, phần lớn tự giác thực hiện nội quy nhà trường, ý thức được nhiệm vụ học tập. Không phát hiện có học sinh, sinh viên nghiện hút, vi phạm pháp luật. Số học sinh, sinh viên lười học, thiếu ý chí vươn lên có chiều hướng giảm và được nhà trường nhắc nhở, giáo dục kịp thời.
b) Chất lượng dạy học:
Các đơn vị giáo dục, nhà trường đã có nhiều chuyển biến trong việc đổi mới hoạt động dạy - học, đổi mới phương pháp giảng dạy. Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà và học sinh giỏi được nâng lên đáng kể.
Các chỉ số chất lượng đều tăng ở các ngành học, bậc học. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các trường mầm non giảm từ 2 đến 3% so với đầu năm, tỷ lệ trẻ chăm ngoan tăng. Chất lượng đại trà và học sinh giỏi ở các trường phổ thông giữ ổn định, có chuyển biến sâu hơn về chất. Các nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Chất lượng chăm sóc trẻ ở trường mầm non tốt lên; trẻ suy dinh dưỡng trong các nhà trẻ, lớp mẫu giáo hiện còn 21,2%, giảm 2,1% so với đầu năm học. Học sinh các trường phổ thông có tỷ lệ học lực khá và giỏi tăng, ở bậc tiểu học là 54,7%, THCS là 31,4% và THPT là 39,2%, học sinh xếp loại yếu và kém có tỉ lệ thấp.
Số học sinh phải lưu ban và số bỏ học trong năm không đáng kể, tương ứng ở tiểu học là 0,04% và 0,05%, ở THCS là 0,07% và 0,18%, ở THPT là
và THPT là 95,5 %. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tương đối ổn định: ở tiểu học là 99,78%, THCS là 99,42 %, THPT là 95,26%.
Học sinh giỏi xuất hiện ở hầu hết các trường khắp các vùng miền, kể cả ở các trường bán công. Tính từ khi tỉnh tái lập, khối THPT đã có 301 học sinh đạt giải học sinh giỏi Quốc gia trong đó có nhiều giải cao. Đã có những học sinh đạt huy chương Vàng, huy chương Đồng các kỳ thi Olympic Quốc tế và khu vực. Học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, THCN dạy nghề tăng mạnh. Năm 2003 Vĩnh Phúc xếp thứ 6 về số lượng học sinh đạt giải Quốc gia, thuộc tốp thứ 7 toàn quốc về tỷ lệ học sinh có 3 môn thi đại học đạt 15 điểm trở lên. Chất lượng đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động.
Các TT GDTX tăng cường quản lý chương trình, nội dung các lớp học bổ túc và các lớp liên kết, hỗ trợ đào tạo nghề, đã có những chuyển biến đáng kể về chất lượng.
Trường CĐSP xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo phù hợp yêu cầu đổi mới, ổn định chất lượng. Các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề chất lượng đào tạo có nhiều chuyển biến.
Các hoạt động giáo dục khác:
Hoạt động Đoàn, Đội, công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục thể chất, quốc phòng, dân số, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý và HIV- AIDS tiếp tục được nhà trường quan tâm tuyên truyền, tổ chức thực hiện. Học sinh bước đầu được chăm sóc sức khoẻ thông qua hoạt động y tế học đường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Số trường có môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp” tăng lên và chất lượng tốt hơn.