Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 29 - 50)

1.2. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo trong những

1.2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả

Để đưa Đề án 01 của Tỉnh ủy vào cuộc sống, Hội đồng nhân dân tỉnh đã họp và ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho giáo dục, đào tạo Vĩnh Phúc phát triển: hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, thực hiện kiên cố hóa trường học - một chủ trương được thực hiện rất sớm ở Vĩnh Phúc trước khi có chủ trương của Bộ; tăng quy mô trường lớp; có chính sách đối với giáo viên giỏi, học sinh giỏi v.v...

Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc cũng đã khẩn trương xây dựng chương trình hành động cho toàn ngành, trong đó tập trung vào một số nội dung chính:

- Tăng cường trật tự, kỷ cương, hạn chế và loại trừ các hiện tượng tiêu cực trong nhà trường như: Việc dạy thêm, học thêm tràn lan, chấn chỉnh trật tự trong thi cử, cấp bằng, mở lớp, tệ nghiện hút… Đây là chương trình trọng điểm, phải làm ngay và trên thực tế các đơn vị đã làm có kết quả.

- Tăng cường cơ sở vật chất trường học. Đây là chương trình lớn, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Sở Giáo dục - Đào tạo đã có hướng dẫn cụ thể các đơn vị giáo dục tích cực tham gia với các cấp ủy Đảng, chính quyền có kế hoạch từng bước và giải pháp cụ thể cho từng năm trong việc huy động các nguồn lực đóng góp xây dựng giáo dục. Sở cũng đã tích cực tham mưu với UBND tỉnh giành kinh phí ưu tiên đầu tư cho các trường trọng điểm mới thành lập và trong phạm vi quản lý đã có các biện pháp cụ thể, tiết kiệm chi, đầu tư tập trung để sử dụng kinh phí giáo dục với hiệu quả cao nhất.

- Các chương trình khác như: Khảo sát, điều tra lập kế hoạch, đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, phổ cập THCS vào năm 2000. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đổi mới phương pháp dạy học, chuyển đổi hệ thống trường Chuyên cấp 2, hệ thống lớp chọn thành các trường, lớp phổ thông đang được Sở và cơ sở thực hiện.

Nhằm tạo thêm động lực cho giáo dục, Sở đã trình UBND tỉnh các chính sách đãi ngộ của địa phương với các cô giáo mầm non ngoài biên chế (hưởng sinh hoạt phí 144.000 đ/tháng); chế độ khen thưởng cho giáo viên, học sinh giỏi, giáo viên, học sinh trường chuyên, giáo viên dạy lớp ghép, lớp trẻ có tật, dạy trường DTNT, giáo viên dạy ở miền núi… đã được UBND tỉnh chấp thuận và ban hành quyết định.

Đặc biệt Sở đã phối hợp với các ngành hữu quan tham mưu với UBND tỉnh trình HĐND tỉnh một loạt các cơ chế chính sách nhằm phát triển giáo dục Mầm non, Phổ thông đến năm 2000 (khung đóng góp xây dựng, khuyến khích các địa phương xây dựng trường cao tầng, thu các phí trong trường học, qui định đất giành cho nhà trường…) và đã được HĐND khóa XII kỳ họp thứ 3 ra Nghị quyết thông qua.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng với các ngành, đoàn thể quần chúng, ngành GD-ĐT đã khẩn trương tổ chức việc học tập, quán triệt Nghị quyết TW 2 và Đề án 01/ĐA của Tỉnh ủy trong toàn thể cán bộ, giáo viên.

Ngành đã tích cực tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND trong việc hoạch định chương trình mục tiêu phát triển GD-ĐT của địa phương, ban hành các cơ chế chính sách nhằm tạo thêm động lực cho giáo dục phát triển; điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống giáo dục ở một tỉnh mới tái lập.

Bên cạnh công tác tham mưu, ngành đã chủ động xây dựng và hướng dẫn các địa phương, đơn vị trường học xây dựng các chương trình hành động cụ thể, thiết thực, chú ý giải quyết những yêu cầu bức xúc trước mắt cũng như

xây dựng các tiền đề để giáo dục Vĩnh Phúc có những bước phát triển mạnh vào đầu thế kỷ.

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, cụ thể của các cấp ủy Đảng và chính quyền, sự phối hợp giúp đỡ của các ngành, đoàn thể, giáo dục - đào tạo Vĩnh Phúc đang thực sự là mối quan tâm chăm lo của toàn xã hội và vì vậy, mặc dù thời gian còn rất ngắn nhưng bộ mặt giáo dục - đào tạo Vĩnh Phúc đã có nhiều khởi sắc: Hệ thống giáo dục đang được xây dựng hoàn thiện theo yêu cầu của một tỉnh mới tái lập, toàn ngành đã thực hiện một mùa thi nghiêm túc được dư luận đồng tình, các biểu hiện tiêu cực trong nhà trường đã giảm nhiều, chất lượng giáo dục trước hết là chất lượng văn hóa được giữ vững và nâng dần, giáo dục mầm non, phổ thông đang phát triển mạnh; giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề đang chuẩn bị có bước phát triển mới. Việc quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu mới đang được tỉnh và ngành hết sức quan tâm, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh… đang trở thành phong trào quần chúng ở nhiều địa phương.

Thực hiện Nghị quyết của Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, ngành giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc ngay trong năm 1997 vừa hoàn thiện tổ chức, vừa tổ chức lớp học tập Nghị quyết Trung ương 2 cho 98% cán bộ, giáo viên. Nét nổi bật trong chuyển biến về nhận thức là: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể và từng người dân đã thấy rõ hơn vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn cách mạng mới. Từ đó ngành giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc đề ra những chương trình hành động thích hợp, nhanh chóng củng cố và hoàn thiện hệ thống giáo dục trong toàn tỉnh ở tất cả các ngành học và cấp học với tư tưởng chỉ đạo sau:

Ngành học mầm non: Củng cố và phát triển các loại hình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và nhu cầu của nhân dân theo 4 loại hình trường lớp: (công lập, bán công, dân lập, tư thục); trong đó đặc biệt lưu ý chỉ đạo ổn định và phát triển giáo dục mầm non ở nông thôn.

Chỉ tiêu cụ thể:

+ Phấn đấu đạt 22% - 24% các cháu đi nhà trẻ, 55% số cháu trong độ tuổi đi học mẫu giáo.

+ Riêng số cháu 5 tuổi huy động ra lớp đạt 96%.

Ngành cũng chỉ đạo các hoạt động chuyên môn tập trung vào việc thực hiện giáo dục vệ sinh, phòng chống suy dinh dưỡng; thực hiện đúng các chương trình giáo dục do Bộ quy định như:

- Nhà - nhóm trẻ: Thực hiện chương trình CCGD từ 3 - 36 tháng.

- Chương trình cải cách mẫu giáo theo từng độ tuổi, chương trình lớp ghép (nơi không chia theo độ tuổi).

- Chương trình mẫu giáo 26 tuần 5 tuổi (trẻ không qua mẫu giáo 3-4 tuổi). - Chương trình 36 buổi cho trẻ 5 tuổi chưa được ra lớp mẫu giáo.

- Thí điểm tổ chức lớp học cho trẻ khuyết tật…

Ngành cũng tiếp tục thực hiện các chuyên đề do Bộ chỉ đạo như chuyên đề làm quen với chữ cái, chuyên đề giáo dục lễ giáo, chuyên đề giáo dục âm nhạc, thí điểm và triển khai chuyên đề tạo hình…

Từ Sở đến các Phòng giáo dục cần đầu tư tập trung cho các trường trọng điểm mầm non, hình thành mạng lưới hoàn chỉnh trường trọng điểm từ tỉnh đến huyện…

Ngoài ra, Sở Giáo dục Đào tạo còn chỉ đạo việc phổ biến kiến thức khoa học về chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ; thực hiện giáo dục vệ sinh, phòng chống suy dinh dưỡng… Toàn ngành học cũng tham gia tuyên truyền, vận động cho “Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường”, tổ chức Hội thi giáo viên giỏi các cấp, “Hội thi bé khỏe bé ngoan”, thi “Gia đình và người công dân tí hon” từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh.

Để đạt mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non thì vấn đề xây dựng, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ

quản lý và giáo viên là rất cần thiết. Sở GD -ĐT sẽ bồi dưỡng tốt các huyện, thị để thực hiện chuyên đề “Lễ giáo”, “Giáo dục âm nhạc” và “Tạo hình”, lớp bồi dưỡng về âm nhạc và đàn oóc gan. Trường THSP triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 2970/GDDT ngày 28/8/1995 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên mầm non. Bên cạnh đó, các Phòng Giáo dục Đào tạo cũng chủ động phối hợp với TTGDTX huyện, thị tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng giáo viên có trình độ THSP; và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện CĐCS đối với giáo viên mầm non ngoài biên chế theo quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đảm bảo thu nhập tối thiểu 144.000đ/tháng/giáo viên.

Đối với công tác quản lý chỉ đạo, ngành cũng yêu cầu các Phòng GD- ĐT cần xây dựng kế hoạch phát triển GDMN phù hợp với nhu cầu và điều kiện địa phương. Căn cứ vào các chỉ thị, hướng dẫn của Bộ, của Sở, những kết quả về GDMN của địa phương để xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu, nguồn kinh phí và các biện pháp thực hiện. Tiếp tục củng cố, ổn định cán bộ chỉ đạo nghiệp vụ mầm non. Đảm bảo chế độ thông tin báo cáo kịp thời và chính xác...

Ngành học phổ thông:

Giáo dục tiểu học: Thực hiện phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Ngành giáo dục - đào tạo Vĩnh Phúc phấn đấu 100% số xã trong toàn tỉnh hoàn thành phổ cập Giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Phải làm tốt việc huy động trẻ ra lớp 1 đúng 6 tuổi, hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và có những biện pháp tích cực để triển khai cuộc vận động “Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường”.

Với mục tiêu thúc đẩy giáo dục tiểu học phát triển toàn diện, đồng bộ, Sở Giáo dục - đào tạo Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các trường tổ chức các chuyên đề về phương pháp giảng dạy, học tập các môn: Thực hiện dạy đủ 9 môn, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn. Đẩy mạnh cuộc vận

động “Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học” là biện pháp hàng đầu để nâng cao chất lượng dạy và học. Từng bước trang bị những cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ cho dạy và học, đặc biệt là tủ sách và phòng thí nghiệm. Thay đổi cách sắp xếp, trang trí của phòng học phục vụ cho việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Ngành còn tăng cường số lượng giáo viên cho cá bộ môn: Hát - Nhạc, Mỹ thuật, Thể dục và có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy những bộ môn này. Khuyến khích những địa phương có điều kiện dạy các môn tự chọn: ngoại ngữ, tin học (từ lớp 3 trở lên). Sở cũng chỉ đạo việc đổi mới nội dung, hình thức thi học sinh giỏi theo hướng dẫn của Bộ, các huyện không tổ chức tập trung học sinh về một nơi để bồi dưỡng.

Tiếp tục mở rộng các loại hình lớp bán trú, lớp học 2 buổi/ngày. Đây là hướng đi đúng đắn phù hợp với xu thế chung của thế giới. Học sinh tiểu học cần phải được học cả ngày để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục tiểu học, ngành giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc đặc biệt chú ý đến việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-2000. Phấn đấu trong năm học 1998-1999 mỗi huyện, thị phải có ít nhất từ 1-3 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia và đến cuối năm 2000 toàn tỉnh có khoảng 25-30% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là các trường tiểu học phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, làm cho các cấp ủy, chính quyền địa phương cùng toàn thể nhân dân thông suốt và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục, đặc biệt là tạo quĩ đất cho trường và giúp trường xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học.

Giáo dục Trung học: Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục trung học cơ sở bắt đầu từ năm 1997 và đổi mới chương trình trung học phổ thông theo Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội, Sở Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt nội dung chương trình theo đúng tiến độ của từng năm học đối với các khối lớp 8,9 cấp trung học cơ sở và cấp

trung học phổ thông. Công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong nhà trường từng bước được cải tiến, đổi mới nhằm bám sát nhiệm vụ từng năm học và mục tiêu của ngành và của tỉnh đặt ra trong giáo dục.

Ngành Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Phúc quán triệt phải thu hút hết học sinh tốt nghiệp tiểu học có nhu cầu vào các trường lớp THCS. Các huyện, thị phải xây dựng kế hoạch phổ cập THCS, phấn đấu đến năm 2000 đạt được mục tiêu hoàn thành phổ cập THCS trong toàn tỉnh.

Khuyến khích đưa một số trường THCS công lập ở thị xã, thị trấn chuyển sang bán công và phát triển thêm trường THCS dân lập, trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi người lao động, chất lượng giáo dục toàn diện và thỏa thuận tự nguyện.

Ngành cũng quán triệt nhiệm vụ tiếp tục phát triển PTTH, mở rộng các trường bán công, dân lập; đủ sức thu hút 60 -70% học sinh lớp 9 có nhu cầu được vào học, số còn lại hướng học sinh vào các lớp trung học nghề, các lớp BTVH.

Sở Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Phúc chỉ đạo các phòng, ban, các trường trong việc tăng cường nề nếp, kỷ cương học đường, thực hiện đầy đủ chương trình, nội dung các môn học và đúng biên chế năm học. Mở rộng và nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, ngoại ngữ, tin học ở trường trung học. Tất cả các trường PTTH phải tổ chức khai thác sử dụng có hiệu quả phòng máy tính, phòng học tiếng đã được trang bị. Thực hiện quản lý nghiêm túc hồ sơ, sổ sách về hành chính và chuyên môn của nhà trường.

Tăng cường công tác giáo dục chính trị, đạo đức, giáo dục quốc phòng, thể chất, giáo dục pháp luật, dân số và kế họach hóa gia đình cho học sinh. Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tự quản học tập; giáo dục động cơ và thái độ học tập đúng đắn không gian lận trong kiểm tra, thi cử. Nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ

chức xã hội đoàn thể trong việc phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội như: nghiện hút, ma túy, cờ bạc, trộm cắp…

Sở Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Phúc đã chỉ đạo việc thi tốt nghiệp PTTH và THCS 6 môn bên cạnh việc đảm bảo chất lượngvăn hóa đại trà và ổn định. Tiếp tục đầu tư phát triển và bồi dưỡng năng khiếu (kể cả năng khiếu nghệ thuật, TDTT). Chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện chương trình kế hoạch dạy học ở trường Chuyên Vĩnh Phúc. Thực hiện thi HSG cuối bậc THCS ở cấp tỉnh và học sinh giỏi PTTH cấp tỉnh và toàn quốc.

Đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn, ngành cũng đã kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện chương trình và nội dung giảng dạy, học tập nhất là các trường lớp ngoài công lập. Đẩy mạnh hơn việc “Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập” đúc rút, tích lũy và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục - đào tạo Vĩnh Phúc cũng chú ý chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, có biện pháp để kích thích phong trào tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Tổ chức tốt bồi dưỡng giáo viên.

Giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên: Củng cố các trường chuyên nghiệp của địa phương, hoàn thiện hệ thống mạng lưới các trường THCN trên địa bàn, tăng hiệu quả và khả năng thu hút người học trên cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 29 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)