Những hạn chế chính và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 83 - 85)

3.1. Nhận xét chung về giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc (1997 2006)

3.1.4. Những hạn chế chính và nguyên nhân

Bên cạnh những thành quả đã đạt được, trong những năm 1997 đến 2006, sự nghiệp giáo dục - đào tạo Vĩnh Phúc cũng còn những khó khăn, hạn

chế cần được nhìn nhận nghiêm túc, khách quan để phấn đấu, kịp thời khắc phục, sửa chữa đó là:

- Sự đa dạng các loại hình trường lớp chưa được triển khai đồng đều ở tất cả các ngành học, cấp học; việc xây dựng các trường đạt chuẩn Quốc gia mới chỉ tập trung ở bậc tiểu học và nói chung còn chậm. Chất lượng giáo dục toàn diện so với yêu cầu còn thấp.

- Đinh hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS và THPT đã có chú ý song còn khó khăn. Chất lượng của giáo dục thường xuyên và giáo dục không chính quy còn hạn chế cần phải được quan tâm hơn.

- Hệ thống quy mô giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề của tỉnh mới hình thành còn nhỏ bé, các điều kiện cho nâng cao chất lượng còn thiếu, nội dung chương trình giảng dạy chưa được đổi mới. Đội ngũ giáo viên thực hành ở một số trường đào tạo còn mỏng, chất lượng thấp; liên kết đào tạo còn hạn chế.

- Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, có nơi tỏ ra kém hiệu quả, thiếu năng động và tự chịu trách nhiệm. Chất lượng giáo viên một số môn học còn yếu về trình độ đào tạo và năng lực sư phạm như: giáo viên Ngoại ngữ, Nhạc họa, Kỹ thuật. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy và năng lực cập nhật thông tin của một bộ phận không nhỏ cán bộ giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Các hiện tượng tiêu cực trong nhà trường vẫn còn xảy ra.

- Cơ sở vật chất trường học nhìn chung còn thiếu thốn, nghèo nàn chưa đáp ứng cho các hoạt động giáo dục toàn diện, đặc biệt ở ngành học mầm non, tiểu học và THCS. Ở tiểu học tỷ lệ phòng học trên lớp thấp (1,68 lớp học/phòng học học) do vậy đã ảnh hưởng đến việc triển khai các lớp học 2 buổi/ngày. Hiệu quả sử dụng và khai thác các thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế. Nhiều đơn vị trường học khuôn viên còn chật chội, không đủ diện tích đất theo quy định của trường chuẩn Quốc gia.

- Mặc dù tỉnh đã quan tâm đến phát triển lĩnh vực giáo dục đào tạo, nhưng mức đầu tư và chi ngân sách cho GD-ĐT mới đáp ứng yêu cầu tối thiểu.

Những hạn chế trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chính sau:

Một là: Nhận thức và sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền về giáo dục đào tạo ở một số địa phương chưa thật sự đầy đủ, thường xuyên, chưa chú ý lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng trong giáo viên, học sinh.

Hai là: Cơ chế quản lý của hệ thống giáo dục nói chung còn chậm đổi mới. Một số giáo viên, cán bộ quản lý còn yếu về trình độ và năng lực tổ chức thực hiện.

Ba là: Quản lý Nhà nước về giáo dục còn nhiều yếu kém. Việc phân cấp quản lý trong hệ thống giáo dục chưa hoàn thiện, có mặt chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn trong hoạt động của ngành.

Bốn là: Đầu tư cho giáo dục trong những năm qua tuy lớn nhưng vẫn chưa tương xứng vớí yêu cầu phát triển, dẫn đến mâu thuẫn giữa phát triển nhanh về số lượng và yêu cầu cao của chất lượng trong khi các điều kiện đảm bảo còn nhiều bất cập. Việc khuyến khích các nguồn lực đầu tư từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, tài trợ quốc tế và đóng góp của nhân dân chưa có giải pháp thu hút có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)