Tăng cường công tác quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 91 - 93)

3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu

3.2.3. Tăng cường công tác quản lý giáo dục

Với phương châm đổi mới về cơ bản tư duy và phương thức quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các địa phương, của các cơ sở giáo dục, giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề bức xúc, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực hiện nay. Ngay từ khi tách tỉnh, Vĩnh Phúc đã tăng cường công tác đổi mới quản lý giáo dục nhằm đem lại hiệu quả thiết thực nhất.

Sở GD-ĐT tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục, thực hiện phân cấp quản lý giáo dục nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, tạo điều kiện tốt hơn để cán bộ quản lý các cấp phát huy tính năng động tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện của đơn vị, nhà trường.

Từ những năm 1997 - 2006, công tác cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục - đào tạo ở địa phương đã được Đảng bộ tỉnh và các cấp uỷ Đảng Vĩnh Phúc quan tâm. Qua thực tiễn, đã khẳng định vai trò quyết định của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương các cấp trong việc quản lý và phát triển giáo dục địa phương mình. Phòng Giáo dục các huyện, thị thực hiện tốt chức năng tham mưu và giúp UBND huyện, thị quản lý nhà nước đối với sự nghiệp GD- ĐT ở địa phương. Trước mắt tập trung giải quyết dứt điểm những biểu hiện tiêu cực: Thu các khoản tiền không hợp lý không được phụ huynh đồng tình, ngăn chặn tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ em và uy tín của ngành, không để học sinh trong trường nghiện hút, cờ bạc...

Để làm tốt công tác quản lý giáo dục, cần tập trung vào việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho CBQL các cấp, đây là khâu đột phá để thực hiện đổi mới quản lý giáo dục. Tỉnh uỷ cũng đã chỉ đạo ngành giáo dục - đào tạo lựa chọn, cử cán bộ Sở, cán bộ các trường THPT, cán bộ các phòng, ban đi đào tạo, bồi dưỡng tại trường cán bộ quản lý của ngành.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục; kết hợp giữa thanh tra toàn diện, thanh tra thường xuyên với kiểm tra công tác quản lý của các đơn vị giáo dục, góp phần tích cực thực hiện "Trật tự - Kỷ cương" trong trường học. Việc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo được xem xét kỹ hơn và giải quyết nhanh hơn, đúng hơn. Tăng cường tiếp xúc giữa cán bộ quản lý các cấp và cán bộ quản lý cơ sở và giáo viên tạo nên bầu không khí dân chủ và cởi mở.

Tuy nhiên công tác quản lý giáo dục của tỉnh trong thời gian qua vẫn còn có những tồn tại nhất định, năng lực, kinh nghiệm quản lý của một số cán bộ lãnh đạo còn hạn chế, chưa cập được với yêu cầu của công cuộc đổi mới. Bởi vậy, để làm tốt công tác này, Đảng bộ, Chính quyền Vĩnh Phúc cần có chính sách "chiêu hiền, đãi sĩ" nhằm thu hút cán bộ vừa giàu kinh nghiệm quản lý lại có trình độ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý.

Trong những năm qua, mặc dù còn thiếu và chưa đồng bộ về trình độ quản lý giáo dục, song được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; ngành GD-ĐT Vĩnh Phúc đã có được một đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)