Không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị và trình độ chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 88 - 91)

3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu

3.2.2. Không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị và trình độ chuyên

môn của đội ngũ giáo viên

Nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục chỉ có thể là đội ngũ giáo viên. Trong nền giáo dục hiện đại, giáo viên không còn là cái máy truyền dẫn thông tin đến học sinh, mà trở thành chất xúc tác của quá trình dẫn thông tin. Họ không còn là người đứng giữa môn học với học sinh, mà trở thành người đứng bên cạnh học sinh để hướng dẫn, chăm sóc học sinh; tạo hưng phấn học tập và khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, giải đáp những thắc mắc của học sinh, tạo cho học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động. Nhận thức được như vậy, ngành GD-ĐT Vĩnh Phúc đã rất quan tâm đến việc đào

tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vừa có phẩm chất chính trị, vừa có trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD-ĐT.

Vấn đề căn bản nhất và là nhân tố quyết định trong đào tạo giáo viên là phải nâng cao lương tâm nghề nghiệp. Bởi vì giáo dục là một lĩnh vực đặc biệt nó nhằm đến những giá trị nhân cách của con người.

Trước hết về trình độ chuyên môn, trong nhiều năm qua Vĩnh Phúc luôn củng cố và tập trung đầu tư, nâng cấp các trường cao đẳng và đại học, đặc biệt là các trường sư phạm. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật để từng bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, mở rộng quan hệ, liên kết với các trường đại học, cao đẳng. Ngành GD-ĐT Vĩnh Phúc đã tổ chức quán triệt và triển khai tốt việc thực hiện Chỉ thị 40-CT/TƯ ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Đề án của Chính Phủ về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Tập trung xây dựng mỗi trường là một trung tâm bồi dưỡng giáo viên theo phương châm thiết thực, nâng cao năng lực phẩm chất nhà giáo và phục vụ cho nhiệm vụ đổi mới giáo dục.

Người thầy có chuyên môn giỏi, đồng thời cũng là người có phương pháp dạy giỏi. Ngoài công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, bồi dưỡng hè được thực hiện theo đúng kế hoạch và chương trình của Bộ, ngành GD-ĐT Vĩnh Phúc tiếp tục mở các lớp chuyên đề "Về cải tiến phương pháp giảng dạy" cho cốt cán của tất cả các trường mầm non, tiểu học, THCS và cán bộ các phòng GD-ĐT trong toàn tỉnh. Đồng thời chỉ đạo các phòng giáo dục, các nhà trường tăng cường sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo chương trình kế hoạch đã được đề ra.

Đối với đội ngũ giáo viên mới ra trường, phải sớm phát hiện ra những bất cập của họ. Toàn ngành giáo dục đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quy chế cho đối tượng này.

Để thúc đẩy việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có hiệu quả, toàn ngành giáo dục đã tổ chức phong trào thi đua giáo viên dạy giỏi từ cấp cơ sở tới cấp tỉnh. Tổ chức hội giảng ở tất cả các ngành học, cấp học được đông đảo các thầy cô giáo trong toàn ngành tham gia. Phong trào thi đua sôi nổi này chính là môi trường tốt để các thầy cô giáo có điều kiện học hỏi, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn của nhau.

Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc mới chỉ dừng lại ở mức độ chuẩn hoá, tỷ lệ trên chuẩn còn thấp. Cần phải tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo 3 hướng cơ bản:

- Cử đi đào tạo trên chuẩn. - Bồi dưỡng thường xuyên. - Bồi dưỡng chuyên đề.

Tỉnh cũng đưa ra những cơ chế chính sách phù hợp để khích lệ đội ngũ giáo viên đi học nâng cao trình độ (cử giáo viên đi đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ) và thu hút giáo viên giỏi ở nơi khác về.

Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn, việc thường xuyên trau dồi phẩm chất chính trị của đội ngũ giáo viên cũng rất quan trọng. Phẩm chất đó không chỉ thể hiện ở sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện, ở sự tu dưỡng đạo đức mà còn ở ý thức trách nhiệm yêu nghề, gắn bó với nghề của người thầy giáo sao cho đúng nghĩa người "Kỹ sư tâm hồn".

Nhận thức được điều đó, ngành GD-ĐT Vĩnh Phúc đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trường Chính trị tỉnh thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chính trị, các lớp nghiên cứu Nghị quyết Đảng, các buổi báo cáo thời sự hàng tháng, quý... để tạo điều kiện cho giáo viên nắm bắt được tình hình chung của thế giới, trong nước, trong tỉnh và trong nội bộ ngành giáo dục. Nhiều tấm gương người tốt, việc tốt trong ngành đã nhanh chóng được các trường tổ chức học tập, phát động thành phong trào thi đua đã có tác dụng

giáo viên còn nhiều khó khăn, nhìn chung đội ngũ thầy cô giáo của tỉnh đều rất yêu ngành, yêu nghề, suốt đời tâm huyết với sự nghiệp "trồng người".

Tuy nhiên, bên cạnh cái chung tiêu biểu đó, trong ngành giáo dục Vĩnh Phúc vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề. Bởi vậy, vô tình hay hữu ý, họ luôn luôn vi phạm vào quy chế ngành, làm biến thái lương tâm người thầy giáo...

Để khắc phục tình trạng tiêu cực đó, cần phải có cơ chế, chính sách thoả đáng của Đảng, Nhà nước, trong tỉnh để cho giáo viên có thể yên tâm sống bằng chính nghề của mình. Thực tế cũng đặt ra cho ngành GD-ĐT Vĩnh Phúc hơn lúc nào hết phải không ngừng nâng cao trình độ chính trị và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ giáo viên, tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các nhà trường. Đi đôi với việc tổ chức học tập, bồi dưỡng tập trung theo định kỳ hàng năm, nhà trường cần có chế độ sinh hoạt phê bình, tự phê bình thường kỳ trong hội đồng sư phạm. Kiên quyết không để những giáo viên yếu kém chuyên môn, thiếu tinh thần trách nhiệm đứng lớp.

Thầy cô giáo phải là những người chèo đò mẫu mực, thì nhà trường mới thực sự là môi trường sư phạm lành mạnh, thực sự là nơi rèn đức luyện tài để tạo ra những lớp người có ích cho xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới nước nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)