Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 64 - 75)

2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả (2001-2006)

2.2.2. Những kết quả đạt được

Được sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của các sở, ban, ngành, đoàn thể và các lực lượng xã hội, trong những năm học từ 2001-2006, toàn ngành giáo dục Vĩnh Phúc đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của ngành với những kết quả nổi bật sau:

1. Thực hiện có hiệu quả đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục ở tất cả các cấp học, ngành học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục.

Trong các năm học từ 2001-2006, Sở tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị nhà trường thực hiện đổi mới nội dung, chương trình giáo dục, đổi

giáo khoa mới, triển khai các dự án thay sách ở cả 3 cấp học phổ thông đã đạt được các yêu cầu cơ bản, có hiệu quả, chất lượng.

Toàn ngành đã chủ động trong công tác bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa mới, cung ứng đầy đủ sách giáo khoa cho học sinh. Trường Cao đẳng Sư phạm và đội ngũ giáo viên cốt cán được Sở phân công đã làm tốt công tác bồi dưỡng, hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên dạy sách giáo khoa mới có chất lượng. Ngoài việc bồi dưỡng cho 100% cán bộ quản lý và giáo viên dạy sách giáo khoa mới, Sở đã tổ chức bồi dưỡng cho 1460 giáo viên tiểu học các mô đun giảng dạy đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức các lớp đào tạo liên thông theo dự án của Bộ GD-ĐT cho 450 giáo viên tiểu học…

Chất lượng giáo dục toàn diện chuyển biến tích cực. Trẻ trong trường mầm non được chăm sóc, giáo dục tốt. Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm 2,4% so với năm học trước còn 11,6%.

Hầu hết giáo viên và học sinh đã quen với cách dạy, cách học, cách đánh giá theo yêu cầu mới. Chất lượng dạy của thầy, chất lượng học của trò đã có nhiều chuyển biến, không có học sinh vi phạm pháp luật. Bậc tiểu học có trên 90% số trường được công nhận đạt tiêu chuẩn về phong trào giữ vở sạch, chữ đẹp. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp ở bậc THCS và bậc THPT ổn định, vào các trường đại học và cao đẳng ngày một nhiều. Năm 2003, Vĩnh Phúc là một trong 7 tỉnh có tỷ lệ học sinh đạt tổng từ 15 điểm trở lên ở 3 môn thi, một chỉ số quan trọng phản ánh chất lượng giáo dục văn hóa. Năm 2004, có 23,4% học sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng, tăng 20% so với 2003 (cả nước tăng 6%). Năm 2005 Vĩnh Phúc có hơn 3.900 học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Tỉnh đạt chỉ tiêu 150 sinh viên/1 vạn dân.

Chất lượng học viên trong các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề có tiến bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu của người tuyển dụng.

Chất lượng học sinh giỏi của tỉnh được ổn định ở mức cao góp phần tạo ra động lực thi đua dạy tốt, học tốt trong các nhà trường. Hàng năm có từ 60%

đến 70% số học sinh lớp 12 đi thi học sinh giỏi quốc gia đạt được giải, đứng thứ 4 - 5 toàn quốc. 5 năm gần đây, Vĩnh Phúc thường xuyên là tỉnh có số học sinh giỏi quốc gia ổn định ở mức cao và liên tục có những học sinh đoạt Huy chương trong các kỳ thi Olympic Toán, Lý, Sinh quốc tế và khu vực. Nếu không kể Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc đứng vào hàng thứ trong số các tỉnh, thành đạt nhiều giải quốc gia nhất của cả nước. Từ năm 2000 đến 2005, học sinh Vĩnh Phúc đoạt được 1 Huy chương Vàng môn Toán quốc tế, 1 Huy chương Đồng môn Sinh học quốc tế, 1 Huy chương Vàng môn Vật lý quốc tế, 1 Huy chương Vàng môn Toán Châu Á - Thái Bình Dương, 1 Huy chương Đồng môn Vật lý Châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoài ra học sinh Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tích xuất sắc trong các cuộc giao lưu học sinh giỏi toàn quốc và khu vực: Học sinh tiểu học đạt huy chương Vàng đồng đội giao lưu Olympic Toán tuổi thơ toàn quốc; học sinh lớp 8 THCS đạt 10/10 huy chương Vàng; học sinh lớp 10 THPT đạt 8/10 huy chương Vàng, 2/10 huy chương Bạc thi Olympic Toán Sinhgapore mở rộng bằng tiếng Anh…

Giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp được quan tâm và có nhiều tiến bộ. Có gần 4% học sinh tốt nghiệp THCS học bổ túc trung học - nghề, 13,1% học sinh tốt nghiệp THPT vào học trường THCN là kết quả bước đầu trong việc thực hiện phân luồng học sinh phổ thông. Tỷ lệ lao động của tỉnh qua đào tạo nghề đạt 29,7%.

Có thể nói, qua các năm học GD-ĐT Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt cả 3 nhiệm vụ: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài với chất lượng được nâng lên.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn nhiều tồn tại hạn chế cần được quan tâm giải quyết. Đó là hiệu quả đổi mới hoạt động của thầy giáo và học sinh, đổi mới phương pháp dạy học, trình độ ngoại ngữ, tin học, mỹ thuật, âm nhạc, việc phân luồng học sinh…

2. Tiếp tục hoàn thiện, củng cố mạng lưới cơ sở giáo dục và thực hiện các chỉ tiêu về phát triển quy mô các cấp học. Đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao.

Năm học 2004-2005, toàn tỉnh mở mới 2 trường mầm non, 4 trường tiểu học, 2 trường THPT bán công, 2 TT GDTX nâng tổng số trường học các bậc học là 571; thì đến năm học 2005-2006, toàn tỉnh có 591 cơ sở GD-ĐT. Các trường phân bố rộng khắp và đồng đều ở tất cả các vùng, miền trong tỉnh. Năm học 2005-2006, ngành học mầm non có 174 trường, bậc tiểu học có 201 trường, THCS: 162, THPT: 43 trường (trong đó có 19 trường ngoài công lập), 10 TTGDTX; ngoài ra tỉnh còn có 5 trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, 27 cơ sở có tham gia dạy nghề, 152 trung tâm học tập cộng đồng và một số trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề của Trung ương đóng tại địa bàn.

Qui mô học sinh mầm non tăng; học sinh tiểu học và THCS giảm; học sinh THPT, bổ túc THPT và bổ túc THPT- nghề tăng mạnh. Năm học 2005- 2006, toàn tỉnh có 60.417 học sinh mầm non, tăng 8,2% em so với năm học trước; 91.222 học sinh tiểu học, giảm 7,25%; 93.922 học sinh THCS, giảm 6,12%; 48.319 học sinh THPT, tăng 4,7%; 7810 học viên tổ túcTHPT và bổ túc THPT- nghề, tăng 2.753 học viên so với năm học trước.

Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp và tuyển sinh lớp 10 đều tăng so với năm học 2004-2005. Số cháu dưới 3 tuổi ra nhà trẻ năm học 2005-2006 đạt 44,7% (cả nước là 15%), tăng 5% so với năm học trước; số cháu 3-5 tuổi ra lớp đạt 83,4%, tăng 3%; hầu hết trẻ 5 tuổi được hưởng chương trình giáo dục mầm non trước khi vào tiểu học. Huy động 99,5% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 84,3% trẻ khuyết tật học hòa nhập, tăng 3,8% so với năm học trước. Trên 85% học sinh tốt nghiệp THCS được tuyển vào lớp 10 THPT và bổ túc THPT. Số học sinh vào học bổ túc văn hoá THPT- nghề tăng mạnh đã góp phần phân luồng

học sinh sau THCS để thực hiện kế hoạch phổ cập trung học vào năm 2010 của tỉnh.

Với quyết tâm thực hiện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trước kế hoạch, dưới sự chỉ đạo của Sở, các trường đã tham mưu với chính quyền địa phương đưa ra một số biện pháp thích hợp như: vận động con em đến trường, lớp, duy trì sĩ số; mở các lớp bổ túc văn hóa… Tháng 12-2002, Vĩnh Phúc được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và là tỉnh thứ 13 trong toàn quốc đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.

Bên cạnh phong trào thi đua “Hai tốt”, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc còn tích cực chỉ đạo thi đua xây dựng trường chuẩn ở tất cả các ngành học, bậc học. Số trường đạt chuẩn quốc gia tăng mạnh. Năm học 2005- 2006 có 41 trường mầm non, 121 trường tiểu học, 14 trường THCS, 3 trường THPT đạt chuẩn Quốc gia. Yên Lạc là huyện đầu tiên trong tỉnh có 100% trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn Quốc gia và có tỷ lệ trường đạt chuẩn ở mầm non, THCS cao.

Như vậy, hệ thống mạng lưới giáo dục của tỉnh tiếp tục được hoàn thiện thêm, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp cao, quy mô phát triển phù hợp, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Hệ thống quy mô giáo dục các vùng núi, vùng khó khăn được quan tâm. Chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS là bền vững và bước đầu đã triển khai phổ cập trung học.

3. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Xác định đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục,trong năm học 2005-2006 ngành giáo dục tham mưu với tỉnh cơ bản tuyển đủ giáo viên, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất và năng lực chuyên môn tốt. Ngành kiên trì thực hiện các giải pháp đồng bộ: tuyển

mới 373 giáo viên có chất lượng đi đôi với tinh giản biên chế; cử nhiều cán bộ quản lý, giáo viên đi đào tạo nâng cao trình độ. Sở GD-ĐT quan tâm đến xây dựng và sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán ở các ngành học, cấp học. Chương trình đào tạo 200 thạc sỹ, tiến sỹ cho 4 năm từ 2002 đến 2005 đã được hưởng ứng vượt kế hoạch. Hiện nay hầu hết giáo viên phổ thông đạt chuẩn, giáo viên mầm non đạt chuẩn 74%. Giáo viên trên chuẩn ở: mầm non 14%, tiểu học 33,2%, THCS 30%, THPT 16%. Số giáo viên đi học cao học là 192 người. Các trường CĐSP Vĩnh Phúc và TT GDTX tỉnh có nhiều đóng góp cho việc bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên mầm non, tiểu học và THCS.

Thực hiện “Mỗi trường là một trung tâm bồi dưỡng giáo viên”, phong trào tự bồi dưỡng, tự làm đồ dùng dạy học, thao giảng, viết chuyên đề… đã thực sự đóng góp cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Ngành còn tham mưu với tỉnh có chính sách khuyến khích giáo viên phát huy năng lực chuyên môn, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia bồi dưỡng, đào tạo.

Sở GD-ĐT đã chỉ đạo toàn ngành đặc biệt quan tâm thi đua “dạy tốt, học tốt” bằng các giải pháp đổi mới các hoạt động giáo dục.

Sở thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên môn, hướng dẫn các đơn vị tạo điều kiện để cá nhân, tập thể phấn đấu vươn lên thành giáo viên giỏi, đơn vị tiên tiến xuất sắc. Do đó nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh và cấp Quốc gia, nhiều trường đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc.

4. Cơ sở vật chất trường học tiếp tục được quan tâm xây dựng theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá phục vụ nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước “Kiên cố hóa trường học nhằm chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất trường lớp và trang thiết bị dạy học”, ngành giáo dục - đào tạo đã tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh tăng ngân sách cho giáo dục - đào tạo để tăng cường cơ sở vật chất trường học.

Được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân quan tâm, phong trào thi đua xây dựng “chuẩn hóa, hiện đại hóa điều kiện dạy và học” trong toàn tỉnh diễn ra sôi nổi. Số phòng học, thư viện đồ dùng dạy học tăng nhanh. Riêng năm 2005, đã xây dựng mới 660 phòng học, sửa chữa 247 phòng học cấp 4. Năm học 2005-2006, tổng số phòng học, thư viện, thí nghiệm của tỉnh là 7.705. Trong đó: mầm non có 1.750 phòng; tiểu học: 3.030 phòng học; THCS: 2.043 phòng; THPT: 882 phòng.

Số trường chuẩn quốc gia được tăng thêm ở tất cả các ngành học, bậc học. Năm học 2004-2005, có thêm 6 trường mầm non, 5 trường THCS, 1 trường THPT đạt chuẩn, nâng số trường đạt chuẩn quốc gia ở mầm non là 21 trường (12,5%), tiểu học là 106 trường (55%), THCS là 7 trường (4,4%), THPT là 2 trường (5,1%). Huyện Yên Lạc là điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Việc trang bị đồ dùng dạy học cần thiết cũng được triển khai có hiệu quả. Số máy tính ở các trường học được quản lý, khai thác đồng bộ. 100% các trường THPT được kết nối Internet; 100% trường THPT công lập và nhiều trường bán công có phòng máy vi tính trên 30 chiếc, 20% số trường THCS có phòng máy vi tính trên 15 chiếc để dạy Tin học cho học sinh. Năm học 2004- 2005, các trường được trang bị thêm hàng trăm máy vi tính, nâng tổng số máy hiện có là 1439 chiếc. Cũng tăng thêm đáng kể sách trong thư viện, thiết bị đồ dùng dạy học. Tỉnh đã đầu tư 13 tỷ đồng trang bị đồ dùng dạy học. Tổng kinh phí tỉnh và các nhà trường đầu tư cho thư viện khoảng 2,5 tỷ đồng…

Tuy vậy, những khó khăn về cơ sở vật chất còn nhiều. Đặc biệt là vấn đề phòng học bộ môn, thư viện đạt chuẩn quốc gia và vấn đề đất đai các trường học. Nguyên nhân của các hạn chế trên một phần do khó khăn về kinh phí thực hiện, một phần do quy hoạch cũ chưa hợp lý và do nhận thức, tầm nhìn chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới.

5. Công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh đã thu hút nhiều nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng xã hội học tập.

Xã hội hóa giáo dục đã góp phần tạo hiệu quả rõ rệt trong việc huy động học sinh đến trường, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, đẩy mạnh xây dựng hệ thống trường chuẩn Quốc gia, đóng góp tích cực vào việc huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, hỗ trợ việc thực hiện chế độ đối với học sinh diện chính sách, giáo viên vùng núi khó khăn, giáo viên mầm non ngoài biên chế, các trung tâm học tập cộng đồng, thực hiện xây dựng xã hội học tập.

Cùng với việc huy động phụ huynh đóng góp kinh phí đầu tư chuẩn hóa các điều kiện học tập cho chính bản thân học sinh; nhiều địa phương đã huy động thêm các nguồn lực xã hội khác. Hội Hữu nghị Việt - Anh ủng hộ quỹ khuyến học 230 triệu đồng; Công ty Caltex cấp học bổng cho học sinh thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh 40 triệu đồng; Công ty xây dựng An Thịnh xây dựng một trường mầm non, xây dựng sân vườn trường tiểu học cho xã Liễn Sơn trị giá khoảng 500 triệu đồng; Công ty Honda hỗ trợ ngành giáo dục xây dựng quỹ học bổng cho học sinh hàng năm với số tiền là 200 triệu đồng.

Ngành giáo dục - đào tạo, Hội khuyến học và chính quyền các địa phương đã phối hợp tốt trong công tác khuyến học, động viên phong trào thi đua “Hai tốt”, tạo động lực cho các hoạt động giáo dục của giáo viên và học sinh.

Tuy nhiên, việc thu hút các nguồn lực phục vụ trực tiếp cho các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục ở một số địa phương còn chưa nhiều. Việc thực hiện đa dạng loại hình học tập, đào tạo đối với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tiếp nhận giáo dục từ xa, giáo dục ngoài giờ còn hạn chế.

6. Công tác quản lý giáo dục tiếp tục được đổi mới, năng lực, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục các cấp được nâng cao; công tác thanh tra giáo dục được đẩy mạnh; cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” thực hiện có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)