Tăng cường các nguồn lực, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 93 - 109)

3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu

3.2.4. Tăng cường các nguồn lực, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho

cho giáo dục và đào tạo, thực hiện xã hội hoá giáo dục

Đảng ta xác định, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Với phương châm đó, Đảng bộ tỉnh Vĩnh phúc đã đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư, thu hút các nguồn lực cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Để đầu tư cho GD-ĐT, ngân sách chủ yếu là từ Nhà nước. Bên cạnh đó, phải huy động mọi nguồn lực trong xã hội, đổi mới cơ chế quản lý tài chính để phát triển giáo dục. Nhà nước phải ưu tiên đầu tư cho giáo dục trong tương quan với các ngành khác. Nâng tỷ lệ chi cho giáo dục trong ngân sách Nhà nước từ 15% năm 2000 lên ít nhất 18% năm 2005 và 20% năm 2010; tranh thủ nguồn tài chính vay với lãi suất ưu đãi cho giáo dục từ Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các tổ chức quốc tế và các nước.

Với chủ trương đó, lãnh đạo ngành giáo dục Vĩnh Phúc đã tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để phát triển GD-ĐT. Hàng năm tỉnh đều cố gắng cấp kinh phí nhiều nhất cho các hoạt động giáo dục. Cùng với việc tăng ngân sách Nhà nước, căn cứ vào điều kiện, khả năng nhân dân từng địa phương mà tỉnh có những chính sách đầu tư thích hợp cho

từng vùng. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào kinh phí Nhà nước thì không thể đủ, đòi hỏi tỉnh Vĩnh Phúc cần có những quyết sách sáng tạo cho phù hợp với địa phương mình. Trong 3 năm từ 1997-1999, tổng nguồn vốn huy động tập trung vào cho xây dựng và trang bị CSVC trường học là: 50.840 triệu đồng, gồm:

- Ngân sách Nhà nước: 23.000triệu đồng

- Nhân dân đóng góp và ngân sách xã: 18.500 triệu đồng. - 4 nguồn thu để lại: 2.090 triệu đồng.

- Nguồn tài trợ: 2.250 triệu đồng.

Nhìn chung ngân sách GD-ĐT được thực hiện đầy đủ, không bị cắt giảm. Việc phân cấp quản lý tài chính tương đối rõ ràng, thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động giáo dục.Trong điều kiện tỉnh mới được tái lập, mặc dù còn nhiều khó khăn, được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự ủng hộ của các ngành hữu quan như KHĐT, TCVG, ngân sách Tỉnh vẫn luôn giành một khoản đáng kể để đầu tư cho giáo dục. HĐND tỉnh đã có Nghị quyết hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước (huyện, tỉnh) 150 triệu đồng cho mỗi trường tầng xây dựng mới...

Tình hình kinh phí giáo dục Vĩnh Phúc chủ yếu dựa vào các nguồn: Kinh phí chi thường xuyên, kinh phí chương trình mục tiêu và phần ngân sách các cấp từ tỉnh đến cơ sở, kinh phí từ các khoản đóng góp của dân, kinh phí từ các nguồn tài trợ. Ngành giáo dục cần khai thác triệt để các nguồn đầu tư này để tạo ra môi trường xã hội hoá giáo dục. Tiếp tục tham mưu với tỉnh chính sách khuyến khích thu hút mọi nguồn lực xã hội, nhất là từ các doanh nghiệp có vốn trong nước và ngoài nước tham gia đóng góp vào việc chuẩn hoá, hiện đại hoá cơ sở vật chất trường học. Việc quản lý kinh phí giáo dục cũng phải được thắt chặt hơn ở các đơn vị. Các nguồn đóng góp của dân phải được sử dụng có hiệu quả và công khai để tránh sự phàn nàn, chê trách của nhân dân.

Để thu hút tốt các nguồn lực đầu tư cho hoạt động giáo dục, cần phải đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục.

Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các ngành, các đoàn thể hết sức quan tâm. Mọi người, mọi nhà đều chăm lo đến việc học hành của con cái. Một số nơi Hội cha mẹ học sinh từ cấp cơ sở đến cấp huyện hoạt động mạnh thường xuyên, việc phối hợp quản lý giáo dục học sinh giữa 3 môi trường: Gia đình - Nhà trường - Xã hội có nhiều tiến bộ. Cũng nhờ công tác XHH giáo dục ngày càng được đẩy mạnh, việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng giáo dục cũng thuận lợi hơn. Các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Đảo, thị xã Vĩnh Yên đã giành nhiều kinh phí xây dựng trường học kiên cố cho con em học tập.

Sở GD-ĐT đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức tốt cuộc thi “Tìm hiểu, phản ánh và hiến kế” triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư2, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia (số lượng dự thi gần 7 vạn bài). 92,7% số xã tiến hành Đại hội giáo dục. Nhiều xã đã xây dựng được chương trình hành động rất cụ thể, không chỉ dừng ở việc chăm lo xây dựng trường sở mà còn phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

Ngành giáo dục Vĩnh Phúc luôn phối hợp với Hội khuyến học các địa phương và các ngành có liên quan tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng nội dung các chuyên đề phục vụ hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng và thí điểm tổ chức đội ngũ giáo viên hợp đồng từ các đối tượng đã nghỉ hưu hoặc đang công tác tham gia giảng dạy.

Nhìn chung công tác XHH giáo dục được tiến hành đều đặn, thường xuyên và đến tận mọi nhà, tranh thủ được sự ủng hộ triệt để của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các ngành, đoàn thể địa phương. Công tác thông tin tuyên truyền được tăng cường trên nhiều kênh khác nhau làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của từng người, đồng thời nêu được nhiều gương "người tốt, việc tốt" vì sự nghiệp "Chấn hưng giáo dục và đào tạo".

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài: "Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006", luận văn đã đạt được những kết quả như:

1. Luận văn đã khái quát quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo, phát triển sự nghiệp GD-ĐT Vĩnh Phúc theo hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, từ năm 1997 đến 2000. Trong giai đoạn này, luận văn đã trình bày khái quát được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh để từ đó thấy được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong việc phát triển GD-ĐT. Bên cạnh đó, luận văn đã trình bày khái quát toàn bộ quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lãnh đạo sự nghiệp GD-ĐT từ năm 1986 đến năm 1996, để từ đó thấy được thực trạng giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc trước khi tách tỉnh, những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết, làm cơ sở cho Đảng bộ Vĩnh Phúc đề ra những chủ trương, biện pháp phát triển GD-ĐT trong những năm 1997 đến 2000.

Luận văn trình bày hệ thống chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đó Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đề ra chủ trương, biện pháp chỉ đạo cụ thể cho công tác giáo dục và đào tạo như sau:

Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống GDĐT và mạng lưới trường lớp; mở rộng và phát triển quy mô GDĐT bằng nhiều hình thức, để nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện về đức dục, trí dục, thể dục; phải nhanh chóng khắc phục những mặt yếu kém theo hướng chấn chỉnh công tác quản lý, khẩn trương lập lại trật tự kỷ cương, kiên quyết chặn đứng và đẩy lùi tiêu cực trong GDĐT, tăng cường hệ thống thanh tra; đổi mới nội dung phương pháp giáo dục; đảm bảo phát triển đồng đều và bình đẳng giữa các vùng, miền trong tỉnh.

Từ việc làm rõ tư tưởng chỉ đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc về phát triển giáo dục và đào tạo qua các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, đề án cùng một số

kết quả đạt được, đã khẳng định thành công bước đầu trong việc chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc.

2. Trong giai đoạn thứ hai, từ năm 2001 đến năm 2006, luận văn đã trình bày khá cụ thể chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới với nhiều thuận lợi cũng như đầy thách thức, để từ đó thấy được trách nhiệm nặng nề của toàn Đảng, toàn dân đối với sự nghiệp trồng người. Từ đó đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới, chấn chỉnh, hoàn thiện hệ thống giáo dục - đào tạo Vĩnh Phúc cho phù hợp với tình hình mới.

Để đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra quan điểm cụ thể: Nỗ lực phấn đấu làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu; tạo bước chuyển biến mạnh mẽ đối với giáo dục đào tạo của tỉnh theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đại trà ở tất cả các ngành học, bậc học theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến, phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hướng tới một xã hội học tập; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; thực hiện tốt việc phân luồng sau THCS và THPT.

Với quan điểm trên, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó chú trọng: Thực hiện có hiệu quả đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục ở tất cả các cấp học, ngành học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cường cơ sở vật chất trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở các ngành học, bậc học. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu các loại hình GD-ĐT, phát triển quy mô của các cấp học, ngành học; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập THCS và chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện phổ cập giáo dục trung học. Đẩy mạnh công tác

xã hội hóa giáo dục, tăng cường khai thác và thu hút mọi nguồn lực đầu tư phát triển GD-ĐT, xây dựng xã hội học tập. Đổi mới mạnh mẽ quản lý Nhà nước về giáo dục.

Với những chủ trương, biện pháp cụ thể, mạnh mẽ, sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo đã đạt được kết quả rõ rệt, khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng bộ Vĩnh Phúc đối với mọi mặt của công tác đổi mới, chấn hưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà.

3. Qua việc nêu lên những nhận xét và rút ra những kinh nghiệm của quá trình Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 1997 đến 2006, luận văn đã làm rõ vai trò quan trọng của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động thi đua, xây dựng, phát triển, đổi mới giáo dục trong toàn tỉnh.

Kinh nghiệm của quá trình Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã khẳng định rằng: Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”; chấn hưng nền giáo dục trong tỉnh, sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng bộ Vĩnh Phúc đối với mọi mặt của sự nghiệp giáo dục - đào tạo là yếu tố quan trọng bậc nhất.

4. Cùng với nội dung chính, phần phụ lục của luận văn cung cấp thêm tư liệu về quá trình đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến năm 2006.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Ban Khoa giáo Trung ương (1995), Nền giáo dục Việt Nam - 50 năm

trên chặng đường xây dựng và phát triển, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

3. Ban Khoa giáo Trung ương (2001), Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII ) về Giáo dục- đào tạo 1996 - 2001, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hà Nội.

4. Ban Khoa giáo Trung ương (2002), Giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đổi mới. Chủ trương, thực hiện, đánh giá, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc, tập I, Nxb. Văn hóa Thông tin Vĩnh Phúc.

6. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (1930 - 2005), Nxb Chính trị Quốc gia.

7. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Vĩnh Phúc (1985), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú tập I, Nxb. Văn hóa Thông tin Vĩnh Phú.

8. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (6/1999), Vĩnh Phúc những chặng đường đấu tranh xây dựng và trưởng thành, Sở Văn hóa Thông tin Vĩnh Phúc.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), “Chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 về giáo dục và đào tạo của ngành giáo dục và đào tạo”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945 - 1995 ), Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Báo cáo tổng kết năm học 2001 - 2002,

Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Báo cáo tổng kết năm học 2002 - 2003,

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Báo cáo tổng kết năm học 2003 - 2004,

Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Báo cáo tổng kết năm học 2004 - 2005,

Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tài liệu Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện QĐ số 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non, Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình Kiên cố hóa trường, lớp học đến hết năm 2005, Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Đề án phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn 2006-2015, Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Báo cáo tình hình thực hiện giai đoạn I (2001 - 2005) Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

19. Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI, kinh nghiệm của các quốc gia (2002), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Dự án Hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Báo cáo tổng quan về xây dựng và thực hiện chính sách đối với các trường ngoài công lập, Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (14/01/1993), Nghị quyết (số 04)- NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

22. Đảng cộng sản Việt Nam (2/1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa VII, (tài liệu lưu hành nội bộ).

23. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 25. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Kết kuận (số 14)-KL/TW, ngày 26 tháng 7 năm 2002 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 93 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)