3.1. Nhận xét chung về giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc (1997 2006)
3.1.1. Về chủ trương của Đảng bộ Vĩnh Phúc đối với sự nghiệp giáo
dục và đào tạo
Để thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá được đề ra tại Đại hội VIII, IX, X, cũng như nội dung trong các Nghị quyết, Chiến lược phát triển giáo dục của Đảng, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc cùng lãnh đạo ngành GD - ĐT Vĩnh Phúc đã có những chủ trương, chính sách, nghị quyết chỉ đạo công tác giáo dục và đào tạo trong toàn ngành rất sát sao. Được sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo thông qua các văn bản, chỉ đạo hướng dẫn từng nhiệm vụ cụ thể đối với từng ngành học, cấp học trong mỗi giai đoạn giúp cho ngành giáo dục Vĩnh Phúc đề ra được kế hoạch thực hiện một cách có hiệu quả.
Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã coi trọng, đặt đúng vị trí của giáo dục, có những chủ trương, biện pháp tăng cường lãnh đạo giáo dục, luôn quan tâm tạo mọi điều kiện và động viên kịp thời để giáo dục Vĩnh Phúc từng bước khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất,về đội ngũ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Cùng với việc chỉ đạo, thực hiện Luật Giáo dục, Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khóa VIII “Về định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT, khoa học công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”, Nghị quyết 40/QH-10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết 41/QH-10 về chủ
GD-ĐT trong quần chúng nhân dân, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thông qua Đề án số 01/ĐA-TU “Về nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2000”, Nghị quyết số 04/NQ/TU, Về phát triển giáo dục - đào tạo thời kỳ 2001 - 2005. Đây là những nghị quyết riêng về GD-ĐT, đã thể hiện được sự nhất quán trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc sách hàng đầu của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, bởi vậy đã huy động được sức mạnh của các cấp uỷ đảng, các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ giáo viên và quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào sự nghiệp trồng người.
Như vậy có thể thấy, về cơ bản quá trình đề ra chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc để phát triển giáo dục và đào tạo là phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như đối với thực tiễn đặt ra trong ngành giáo dục - đào tạo.
3.1.2. Về quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Vĩnh Phúc đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo
Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Vĩnh Phúc đối với công tác GD-ĐT trong toàn ngành đã tạo được chuyển biến rõ nét về chất lượng, hiệu quả giáo dục, về phát triển quy mô giáo dục và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Một số chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ đề ra trong từng năm học đã được thực hiện và đạt kết quả. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục, nhiều giải pháp về quản lý, tổ chức giáo dục đã được nghiên cứu bổ sung cho phù hợp với tình hình, đặc điểm giáo dục trong hoàn cảnh mới. Đặc biệt sau khi có Đề án 01/ĐA-TU “Về nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2000”. HĐND, UBND tỉnh đã có các nghị quyết, quyết định quan trọng về cơ chế chính sách nhằm tạo thêm động lực để giáo dục Vĩnh Phúc phát triển.
Bước sang giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2006, sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc đã được các cấp uỷ Đảng, các sở, ban, ngành, địa phương, lãnh đạo các cấp thực sự coi trọng chỉ đạo, thực hiện và đạt được những kết quả toàn diện trên các mặt quản lý và tổ chức giáo dục. Các giải
pháp để phát triển, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đã được triển khai thực hiện đồng bộ.
Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục, với tinh thần năng động, sáng tạo, với ý thức trách nhiệm cao trước Đảng, trước nhân dân đã chỉ đạo sát sao, cụ thể các phong trào, thực hiện được kế hoạch phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nhà trường, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của địa phương và cả nước.
Để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển, bên cạnh việc quán triệt sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về thi đua khen thưởng, ngành giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo, tổ chức nhiều phong trào thi đua với nội dung thi đua cụ thể, thiết thực; hình thức phong phú, đa dạng tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. Sở đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên nghiên cứu, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục, Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác thi đua trong giai đoạn mới. Chính nhờ việc quán triệt tinh thần chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh mà ngành giáo dục Vĩnh Phúc đã thu được nhiều thành tích nổi bật, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp giáo dục chung của cả nước.
Quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo cơ bản đã đạt được mục đích đề ra: quán triệt các quan điểm cơ bản của Nghị quyết TƯ2 và nghiêm chỉnh thi hành các quy định của Luật Giáo dục, phát triển quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và cơ cấu hợp lý giữa các cấp học, bậc học, giữa các vùng, miền. Tăng cường các điều kiện để đảm bảo chất lượng giáo dục, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý giáo dục, củng cố tổ chức và tăng cường hoạt động của thanh tra giáo dục. Phấn đấu thực hiện các mục tiêu do Đề án 01, Nghị quyết 04 của Tỉnh uỷ đề ra, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ các năm học và tạo tiền đề cho sự phát triển
giáo dục trong những năm đầu thế kỷ XXI, góp phần vào công cuộc CNH, HĐH đất nước và chấn hưng sự nghiệp GD-ĐT của tỉnh nhà.
Tuy nhiên qua 9 năm chỉ đạo, thực hiện của Đảng bộ Vĩnh Phúc với sự nghiệp GD-ĐT còn một số khuyết điểm như:
Quá trình chỉ đạo triển khai, quán triệt, thực hiện các nghị quyết Đảng bộ ở một số tổ chức cơ sở đảng, các đơn vị Phòng giáo dục, trường học, nhất là cấp cơ sở làm chưa sâu, chưa tạo ra ý thức tự giác của đảng viên, cán bộ giáo viên trong sự nghiệp phát triển giáo dục tỉnh nhà. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch, thực hiện quản lý, tổ chức giáo dục ở nhiều đơn vị trường học nhìn chung chưa sâu sắc, biện pháp chưa cụ thể, chưa sát và chưa phù hợp với thực tế của từng đơn vị, địa phương, chưa bám sát được đúng đối tượng học sinh.
Chỉ đạo một số biện pháp phát triển giáo dục chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao: Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng ở nhiều đơn vị trường học,trong giáo viên, học sinh hiệu quả còn hạn chế; quy mô giữa các ngành học, cấp học còn chưa đồng đều, giáo dục định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS và THPT còn nhiều khó khăn... Việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện so với yêu cầu còn thấp. Cơ sở vật chất giáo dục vẫn ở tình trạng khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu, chương trình "Kiên cố hoá trường học" mới chỉ thực hiện được ở một số trường trọng điểm. Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập nhất là công tác tham mưu, đề xuất, chất lượng giáo viên một số môn học còn yếu. Hiệu quả của công tác kiểm tra, thanh tra trường học, cán bộ quản lý, thanh tra đội ngũ giáo viên ở một số đơn vị còn mang nặng tính hình thức; chưa phát huy được hết công tác xã hội hoá giáo dục...
Các biện pháp, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục triển khai chưa có hiệu quả ở một số đơn vị trường học, địa phương; việc tổ chức phong trào thi đua trong toàn ngành giáo dục tuy đã được quan tâm chỉ đạo, hướng
dẫn, song hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của sự phát triển giáo dục.
Hoạt động của ban lãnh đạo về tổ chức, quản lý giáo dục trong một số các đơn vị phòng giáo dục, trường học, nhất là các trường miền núi hiệu quả chưa cao. Bộ phận nòng cốt trong việc phát triển, nâng cao hiệu quả giáo dục là đội ngũ giáo viên có trình độ cao ở một số đơn vị còn thiếu, chưa đủ về số lượng cho việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
Sự phối hợp giữa các cơ quan: UBND, HĐND, Ban Tuyên giáo, Tỉnh uỷ, các Sở, cùng các Phòng, Ban, Ngành liên quan đến việc phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh nhà đôi khi còn chưa thường xuyên, sát sao.