Quá trình chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 58 - 64)

2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả (2001-2006)

2.2.1. Quá trình chỉ đạo thực hiện

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, XIV, các Nghị quyết Quốc hội khóa X về giáo dục và các quy định của Luật Giáo dục; Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc đã chỉ đạo toàn ngành trong tỉnh, kết hợp với chính quyền các địa phương khắc phục những yếu kém, thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của ngành theo tinh thần chỉ đạo sau:

Thứ nhất: Thực hiện có hiệu quả đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục ở tất cả các cấp học, ngành học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả.

Vĩnh phúc là tỉnh có may mắn được Bộ GD-ĐT cho phép triển khai chương trình thí điểm tiểu học sau 2000 ở huyện Mê Linh và Thị xã Vĩnh Yên và triển khai chương trình thí điểm THCS ở huyện Yên Lạc. Quá trình triển

khai các chương trình đó đã được sự chỉ đạo sâu sát của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc diễn ra theo đúng tiến độ và yêu cầu của Ban điều hành Dự án.

Triển khai thực hiện có hiệu quả ở tất cả các trường mầm non việc đổi mới nội dung chương trình, hình thức tổ chức giáo dục trẻ. Tổ chức thực hiện có chất lượng các chuyên đề chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định, bước đầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non ở những trường có điều kiện… Tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ trong các gia đình; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, chuẩn bị tốt về tâm lý và kiến thức cho trẻ 5 tuổi trước khi vào lớp 1.

Trong các năm học, Sở tăng cường việc chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị nhà trường thực hiện đổi mới nội dung, chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học. Triển khai thực hiện có hiệu quả việc dạy - học sách giáo khoa mới ở các lớp 4, 9 và các lớp thí điểm chương trình sách giáo khoa phân ban THPT ở Yên Lạc, đồng thời củng cố, đảm bảo nền nếp và chất lượng dạy sách giáo khoa các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 8. Tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên dạy sách giáo khoa mới và tiếp tục tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng trong năm học. Chú trọng tổ chức quản lý hướng dẫn việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học vào đổi mới phương pháp dạy - học.

Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức ở tất cả các cấp học, bậc học; đảm bảo các yêu cầu về giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục quốc phòng; tổ chức tốt các giờ lên lớp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng học sinh giỏi. Từng bước đổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh, tăng khảo sát đánh giá chất lượng trong điều kiện không thi tốt nghiệp tiểu học và THCS. Có các giải pháp về tổ chức, quản lý khai thác tiềm năng của giáo viên, học sinh nhằm tăng cao số lượng và tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; chú trọng công tác hướng nghiệp và thực

hiện chính sách phân luồng học sinh sau THCS, THPT. Phấn đấu tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào đại học, cao đẳng tăng từ 15% trở lên.

Phát triển thêm các trường dạy Tin học, Ngoại ngữ ở bậc tiểu học. Khai thác tốt các phòng máy vi tính phục vụ dạy - học Tin học. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục.

Thứ hai: Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Tổ chức quán triệt và triển khai sâu rộng trong toàn ngành Chỉ thị 40- CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng, đề án của Chính phủ về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý và Kế hoạch số 87/KH-TU của Tỉnh ủy. Tiếp tục thực hiện Quyết định 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tiến hành rà soát, phân loại cán bộ quản lý và giáo viên theo yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ.

Tập trung xây dựng mỗi trường là một trung tâm bồi dưỡng giáo viên theo phương châm thiết thực, nâng cao năng lực, phẩm chất nhà giáo và phục vụ cho nhiệm vụ đổi mới giáo dục.

Tiếp tục thực hiện sâu rộng cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” trong đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục góp phần nâng cao tâm huyết và trách nhiệm với ngành, với học sinh.

Các nhà trường tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên đi đào tạo trên chuẩn, đặc biệt đối với những trường tỷ lệ giáo viên trên chuẩn còn thấp. Phấn đấu mỗi năm toàn ngành có khoảng 50 giáo viên được đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ.

Mở rộng việc học Tin học và Ngoại ngữ trong cán bộ, giáo viên phục vụ công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy học…

Thứ ba: Tăng cường cơ sở vật chất trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở các ngành học, bậc học.

học, nâng cao tỷ lệ phòng học kiên cố tăng từ 50% hiện nay lên 60%. Sớm đầu tư cho xây dựng các trường mẫu giáo, mầm non, giảm nhanh số lớp học mẫu giáo, mầm non phải học nhờ, tạm; trước mắt củng cố xây dựng các trường mầm non trung tâm theo đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt. Có giải pháp để tăng phòng học đảm bảo 20 -> 25% học sinh được học 2 buổi/ngày.

Ngành cũng tiếp tục tham mưu với các Đảng bộ, chính quyền địa phương đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường chuẩn quốc gia theo hướng chuẩn, có chất lượng. Chỉ tiêu phấn đấu trong năm học 2005-2006: mỗi huyện, thị tăng thêm ít nhất 2 trường mầm non, tăng thêm ít nhất 3 trường tiểu học, tăng trung bình từ 2 đến 3 trường THCS, có ít nhất 1 trường THPT đạt chuẩn Quốc gia để toàn tỉnh có ít nhất 35 trường mầm non (21,5%), 135 trường tiểu học (70%), khoảng 30 trường THCS (19%) và 10 trường THPT (25%) đạt chuẩn quốc gia.

Bên cạnh việc huy động các nguồn lực để xây dựng phòng học và các công trình phụ trợ khác, ngành còn tham mưu với tỉnh đảm bảo cơ chế hỗ trợ đầu tư trang thiết bị dụng cụ học tập, sinh hoạt cho các trường mầm non trọng điểm, các lớp học bán trú và hỗ trợ kinh phí trang bị bên trong phòng học bộ môn cho các trường đạt chuẩn quốc gia. Có kế hoạch trang bị đủ máy vi tính thực hiện chương trình nâng cao chất lượng dạy - học và ứng dụng Tin học trong các trường phổ thông. Thực hiện nối mạng Internet cho ít nhất 50% trường THCS và cho những trường tiểu học có điều kiện.

Thứ tư: Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu các loại hình GD-ĐT, phát triển quy mô của các cấp học, ngành học; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập THCS và chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện phổ cập giáo dục trung học.

Ngành giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc đã chỉ đạo việc phát triển quy mô GD phổ thông trên cơ sở các điều kiện đảm bảo chất lượng; Mở rộng hệ thống các trường ngoài công lập từ Mầm non đến THPT trên cơ sở có kế hoạch và quy hoach cụ thể khoa học. Hình thành mạng lưới các trường trọng điểm chất

lượng cao ở các bậc học, ngành học, nhằm tăng số trường tốt, chất lượng cho học sinh học tập.

Xây dựng chương trình phát triển giáo dục mầm non, quan tâm đến tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Giảm 3-4% trẻ suy dinh dưỡng trong các trường mầm non, mẫu giáo.

Rà soát kiểm tra huy động hết trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và 85% trẻ khuyết tật đi học; 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào học lớp 6, nâng cao rõ chất lượng giáo dục tiểu học.

Các địa phương, trường học tích cực đẩy mạnh tiến độ phổ cập THCS ở Lập Thạch và Tam Dương; hoàn thành phổ cập giáo dục THCS vào đầu năm 2003 và phổ cập Trung học vào năm 2010.

Sở GD-ĐT tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung quy hoạch mạng lưới giáo dục và đào tạo, mở rộng quy mô giáo dục không chính quy, tăng quy mô đào tạo nghề, mở các lớp ngắn hạn dưới mọi hình thức để góp phần nâng cao tỷ lệ lao động của tỉnh được đào tạo nghề. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, đầu tư phòng dạy nghề cho các TT GDTX.

Tăng cường quản lý nhà nước và chỉ đạo các trường THCN trên địa bàn hoạt động đúng quy chế. Quản lý nâng cao chất lượng dạy nghề của các trường THCN, cơ sở dạy nghề, các lớp Bổ túc Trung học nghề. Tích cực thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT.

Thứ năm: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường khai thác và thu hút mọi nguồn lực đầu tư phát triển GD-ĐT, xây dựng xã hội học tập.

Triển khai trong toàn ngành việc phổ biến, nghiên cứu, tuyên truyền Luật Giáo dục (sửa đổi), góp phần nhanh chóng đưa Luật vào cuộc sống. Tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh đa dạng hơn nữa các loại hình giáo dục đào tạo, tiếp nhận giáo dục từ xã, phổ cập giáo dục tin học trong các đơn vị trường học. Tổ chức nghiên cứu xây dựng đề án và thực hiện việc chuyển đổi các trường bán công sang loại hình dân lập và tư thục trên cơ sở nâng cao chất

lượng giáo dục ngoài công lập. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và TDTT trên địa bàn.

Tiếp tục tham mưu với tỉnh chính sách khuyến khích thu hút mọi nguồn lực xã hội, nhất là từ các doanh nghiệp có vốn trong và ngoài nước tham gia đóng góp vào việc chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất trường học.

Phối hợp với các cơ quan chức năng và tăng cường xã hội hóa trong tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh… Tăng thực hiện phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã hội.

Phối hợp với Hội khuyến học các địa phương và các ngành có liên quan tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài…

Tăng cường quản lý thực hiện những quy định đối với các trường ngoài công lập, các lớp học bán trú, các lớp chuyên đề, các lớp đào tạo, liên kết đào tạo, đảm bảo lợi ích người học. Triển khai tiếp nhận đào tạo từ xa, tăng giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Thứ sáu: Đổi mới mạnh mẽ quản lý Nhà nước về giáo dục.

Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc chỉ đạo trong toàn ngành tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý, thực hiện phân cấp quản lý giáo dục nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, tạo điều kiện tốt hơn để cán bộ quản lý các cấp phát huy tính năng động tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục của đơn vị, nhà trường.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý các cấp là khâu đột phá thực hiện đổi mới quản lý giáo dục. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, tăng khảo sát, đánh giá chất lượng. Nghiên cứu từng bước triển khai quản lý chất lượng một cách tích cực và bài bản đến các trường học và đơn vị giáo dục. Xây dựng các chuẩn đánh giá chất lượng và tổ chức kiểm định chất lượng các mặt giáo dục theo các chuẩn, đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, công

bằng, đánh giá đúng chất lượng tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả quản lý.

Kiện toàn đội ngũ công tác thanh tra chuyên ngành, đưa các hoạt động thanh tra vào nền nếp, tăng cường thanh tra chuyên môn, làm cho công tác thanh tra chuyên môn trở thành một trong các hoạt động chính của công tác quản lý.

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong vào công tác quản lý. Như vậy, trên tinh thần quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo trong những năm đầu thế kỷ XXI. Được sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ GD-ĐT… Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc đã chỉ đạo thống nhất trong toàn ngành thực hiện tốt các nhiệm vụ của từng năm học theo tinh thần chỉ đạo trên, góp phần cùng giáo dục cả nước thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục theo định hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” do Đại hội lần thứ IX của Đảng đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)