Chủ trương phát triển giáo dục đào tạo của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 50 - 52)

2.1. Chủ trương phát triển giáo dục đào tạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1. Chủ trương phát triển giáo dục đào tạo của Đảng

Bước vào thế kỷ XXI, nhân dân ta tràn đầy phấn khởi và tin tưởng vì đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức (thiên tai liên tiếp, khủng hoảng tài chính - kinh tế ở một số nước châu Á, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp), đạt được những thành tựu quan trọng: kinh tế tăng trưởng khá; văn hóa, xã hội có những tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, giáo dục và đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định quốc phòng và an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng… Những thành tựu đó củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Trong tình hình đó, Đảng cộng sản Việt Nam họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), vạch ra đường lối xây dựng đất nước trong thời kỳ phát triển mới. Về giáo dục, Đại hội khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [25, tr.108-109].

Đại hội chủ trương: phải tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ

mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Chăm lo phát triển giáo dục mầm non; củng cố thành tựu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục THCS, tạo điều kiện cho những địa phương có khả năng hoàn thành sớm phổ cập giáo dục bậc trung học. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển đa dạng các hình thức đào tạo; khắc phục khuynh hướng “thương mại hóa” giáo dục, ngăn chặn những tiêu cực trong giáo dục…

Ngày 19-2-2000, Quốc hội khóa X ban hành 2 Nghị quyết quan trọng: Nghị quyết 40/QH-10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết 41/QH-10 về chủ trương phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.

Tháng 12-2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, xác định mục tiêu, giải pháp, các bước tiến hành theo phương châm “đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”; nhằm xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả, tạo bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng để nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010.

Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên thách thức lớn còn nhiều. Trước bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4-2006) đã quyết định mục tiêu và phương hướng tổng quát đến năm 2010 là đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với phát triển kinh tế tri thức, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Về giáo dục và đào tạo, Đại hội X chủ trương: Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”; chấn hưng nền giáo dục Việt Nam… Đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục vạch ra phương hướng mới cho sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

Tất cả những chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, để giáo dục nước ta có thể hòa nhập với các nước trong khu vực và thế giới, góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)