Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 85 - 88)

3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu

3.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát

triển giáo dục - đào tạo

Trong những năm gần đây, nhiều Nghị quyết của Đảng như NQTƯ-4, khoá VII; NQTƯ-2, khoá VIII đặc biệt nhấn mạnh đến sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quan trọng, quyết định sự phát triển của sự nghiệp GD- ĐT nước nhà. Điều đó đã được thể hiện khá cụ thể ở tỉnh Vĩnh Phúc.

điều kiện cụ thể của địa phương để đề ra chủ trương, biện pháp phát triển GD- ĐT tỉnh. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng GD-ĐT của tỉnh, căn cứ vào điều kiện KT-XH địa phương trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã xác định sự nghiệp phát triển GD-ĐT phải gắn với mục đích, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn cụ thể.

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy trí tuệ tập thể để đề ra biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo phát triển GD-ĐT cho phù hợp với tình hình thực tế. Đối với một số Nghị quyết quan trọng như Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), Đảng bộ đã chủ động đề ra kế hoạch và hướng dẫn việc triển khai thực hiện trong toàn ngành giáo dục. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, ngành GD-ĐT Vĩnh Phúc đã tổ chức các lớp học tập, quán triệt NQTƯ2 cho 100% cán bộ quản lý của các đơn vị trực thuộc Sở. Đến cuối tháng 4 năm 1997, tất cả các đơn vị trường học đều triển khai xong việc học tập NQTƯ2 và Đề án 01/ĐA của Tỉnh uỷ, với tổng số 8.062 cán bộ giáo viên tham gia, đạt 98%. Trong quá trình lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển GD-ĐT, căn cứ vào tình hình cụ thể và yêu cầu của từng năm học, Đảng bộ tỉnh đã xác định được trọng tâm, trọng điểm, để tập trung chỉ đạo giải quyết; xây dựng điển hình để chỉ đạo rút kinh nghiệm trước khi triển khai đại trà.

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp GD-ĐT, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã xác định phải xây dựng và phát triển một nền giáo dục - đào tạo mang tính toàn diện theo hướng coi trọng giáo dục nhân cách, lý tưởng, kết hợp đức dục, trí dục với thể dục; gắn giáo dục văn hoá, hướng nghiệp với giáo dục các giá trị chân, thiện, mỹ; gắn học với hành; nhà trường với xã hội. Theo hướng đó, những năm qua, ngành GD-ĐT Vĩnh Phúc đã quán triệt sâu rộng trong cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên quan điểm, mục tiêu phát triển GD-ĐT của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh, triển khai đổi mới phương pháp quản lý, đổi mới cách thức và phương pháp dạy học; đổi mới công tác thi đua khen thưởng, đẩy mạnh phong trào thi đua "Hai tốt" trong các nhà trường. Toàn

ngành tích cực nâng cao hiệu quả của cuộc vận động "Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm".

Thực tế cho thấy, nguồn lực, động lực để phát triển GD-ĐT tuy đã được quan tâm nhưng so với yêu cầu phát triển vẫn chưa đủ đáp ứng. Cơ cấu chi thường xuyên cho GD-ĐT chưa hợp lý. Tỷ lệ chi cho con người (bao gồm lương, phụ cấp, trợ cấp...) hàng năm chiếm trên 80% trong tổng chi, còn chi cho công việc chỉ còn khoảng 20% (trong khi theo hướng dẫn của Liên Bộ Tài Chính - Giáo dục thì tỷ lệ này phải từ 30%-70%). Đời sống của cán bộ, giáo viên tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, chế độ phụ cấp lương chưa thật hợp lý.

Để thúc đẩy sự nghiệp GD-ĐT phát triển, Vĩnh Phúc cần tăng cường đầu tư, sử dụng ngân sách hợp lý hơn nữa. Hướng đầu tư phải dựa trên nhu cầu đổi mới phương tiện, phương pháp dạy học, nhu cầu về mở rộng quy mô ngành học, bậc học, đầu tư cho cơ sở vật chất trường học phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh. Theo hướng đó mới đảm bảo điều kiện vật chất cho giáo dục - đào tạo phát triển, đáp ứng yêu cầu nguồn lực lao động cho sự nghiệp CNH,HĐH.

Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các trường học cả về 3 mặt: Chính trị - Tư tưởng - Tổ chức để tổ chức Đảng thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo trong nhà trường. Nhiều chi bộ Đảng trong nhà trường đã làm tốt công tác phát triển đảng viên mới, toàn tỉnh có 19,7% cán bộ giáo viên là đảng viên (năm 1997). Mô hình hiệu trưởng kiêm bí thư chi bộ ở nhiều nơi áp dụng có hiệu quả (tuy rằng chưa nên coi là mô hình phổ biến). Toàn ngành đang phấn đấu để tăng tỷ lệ đảng viên lên 25% vào năm học 2000. Chú trọng phát triển ở giáo viên trẻ, giáo viên tiểu học, THCS là khu vực tỷ lệ đảng viên còn thấp.

Đảng bộ Vĩnh Phúc cũng quan tâm đến việc lãnh đạo của Đảng với các tổ chức quần chúng trong nhà trường, đặc biệt là Công đoàn và Đoàn thanh niên. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên và quần chúng.

Bên cạnh việc đẩy mạnh giáo dục phổ thông nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tiếp cận tri thức khoa học - công nghệ, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc còn quan tâm chỉ đạo ngành GD - ĐT mở rộng quy mô các loại hình, các hệ đào tạo nhằm cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ cho người lao động.

Những chủ trương của Đảng bộ Vĩnh Phúc trong thời gian qua đã phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, tâm lý của nhân dân địa phương, cũng như đã cập nhật được với chủ trương phát triển GD-ĐT của Đảng. Do đó, quá trình xây dựng, phát triển GD-ĐT của Vĩnh Phúc thời kỳ đổi mới tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã được đa số nhân dân, các tổ chức xã hội đồng tình ủng hộ và đã đóng góp tích cực cả về vật chất lẫn tinh thần với quyết tâm "Chấn hưng sự nghiệp giáo dục Vĩnh Phúc", phấn đấu để GD-ĐT Vĩnh Phúc trở thành một đơn vị giáo dục mạnh trong cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển ở giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)