CHƢƠNG 1 : CẢM HỨNG NGỢI CA HÙNG TRÁNG
1.2. Tính chất trang nghiêm từ ngôi kể
1.2.1. Tính trang nghiêm của người kể chuyệ nở ngôi thứ ba
Ngôi kể thứ ba dưới hình thức người kể chuyện (do tác giả sáng tạo ra) là lời trần thuật mang tính khách quan hoá và trung tính. Người trần thuật được chứng kiến câu chuyện và có khả năng kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách riêng của mình. Lời trần thuật ở đây còn có nhiệm vụ tái hiện và phân tích, lý giải thế giới khách quan, sự việc, con người…; tái hiện và phân tích, lý giải lời nói ý thức người khác. Theo Bakhtin, lời văn trần thuật gián tiếp này (khác với lời văn trực tiếp của nhân vật) có thể chia làm hai loại: loại thứ nhất là gián tiếp một giọng, là lời trần thuật tái hiện, phẩm bình các hiện tượng của thế giới trong ý nghĩ khách quan vốn có của chúng. Loại thứ hai là lời gián tiếp hai giọng, là lời trần thuật có hấp thu lời nhân vật, tức là trong phát ngôn của người trần thuật cùng lúc có thể có cả lời trực tiếp hay những suy tư gián tiếp của nhân vật, nó thể hiện sự đối thoại với ý thức khác của cùng một đối tượng miêu tả. Loại thứ hai này cho
phép tác giả di chuyển “điểm nhìn” trần thuật và tạo nên tính chất đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ truyện.
Trong các câu chuyện của mình, Jack London để các nhân vật của ông được miêu tả và kể bằng người kể ở ngôi thứ ba với điểm nhìn toàn tri, điểm nhìn từ bên ngoài của nhân vật “biết tuốt” hết tất cả mọi việc của nhân vật. Nên như sử thi, hình tượng người anh hùng được hiện lên bằng ánh mắt của sự ca ngợi, ngưỡng mộ. Bằng việc sử dụng ngôi kể thứ ba với cái nhìn toàn tri, cái nhìn của người đứng ngoài cuộc kể lại câu chuyện một cách hoàn khách quan, đánh giá vấn đề một cách trung thực. Trước hết, những nhân vật trong truyện ngắn Jack London được người kể ở ngôi thứ ba miêu tả về hình dáng, tầm vóc như những người hùng sử thi: có vẻ đẹp hình thể tuyệt mĩ; khỏe mạnh, cường tráng, dũng cảm và có khí phách kiên cường.
Miêu tả vẻ đẹp của nhân vậy Ida Barton trong truyện ngắn Sóng lớn
Kanaka, nhân vật người kể chuyện đứng ở ngoài với cái nhìn toàn tri, biết
tất cả mọi việc của nhân vật từ quá khứ đến hiện tại. Điều đặc biệt của nhân vật Ida gây thu hút người đọc chính ở vẻ đẹp của một cơ thể toàn mĩ, một con người thích vượt qua thử thách sóng lớn của biển cả, và một người phụ nữ yêu chồng hết mực. Vẻ đẹp ngoại hình của Ida được miêu tả qua lời của những nhân vật khác trong truyện, và qua lời kể của những nhân vật này, hình tượng người phụ nữ đẹp, dũng cảm hiện lên một cách rạng ngời, rõ nét hơn.
“ – Ôi, lạy vị thánh bảo hộ nghệ thuật và bảo hộ các cô gái đẹp làm mẫu cho các họa sỹ! Bà nhìn kìa, bà đã thấy một cô gái nào có đôi giò tuyệt diệu đến mức kia bao giờ chưa? Thon, chắc và cân đối kỳ lạ! Như hệt chân con trai vậy! Tôi chỉ mới được thấy một đôi giò như thế của một tay võ sỹ hạng nhẹ trên võ đài quyền anh. Nhưng đây lại là đôi giò thuần túy của phái nữ! Vì chân phụ nữ có cái dáng
khác hẳn chân đàn ông. Kia kìa, đường cong phía trước của bắp đùi và ở phía sau lượn tròn vừa đủ mức cần thiết. Rồi hai đường cong ấy chụm lại chỗ đầu gối. Mà cái đầu gối mới đẹp làm sao! Tiếc mình không có sẵn đất sét ở đây mà nặn.” [42, tr. 100,101].
Với việc miêu tả nhân vật ở ngôi thứ ba, Jack London đã để nhân vật toát lên vẻ đẹp của mình qua con mắt nhận xét khách quan của người ngoài cuộc. Nhân vật do vậy, được ca ngợi, được thán phục như đúng những gì nhân vật thể hiện, đúng hiện thực khách quan vốn có. Jack London qua đó cũng nêu rõ vai trò của ngôn ngữ nhân vật trong truyện. Những lời ca ngợi Ida Barton cho dù qua lời nhận xét ngưỡng mộ của những người đàn ông, hay sự ghen tị của những người đàn bà ở vùng đất Vaikiki đều từ những phát ngôn của nhân vật thể hiện ra. Đó thực chất vẫn là lời của người kể chuyện ở ngôi thứ ba, nhưng được trần thuật ở ngôi thứ nhất, xưng tôi, và đó là cách tác giả thông qua nhân vật nói lên suy nghĩ của chính mình.
Trong phát ngôn của người trần thuật ở ngôi thứ 3 cùng lúc có thể có cả lời trực tiếp hay những suy tư gián tiếp của nhân vật, nó thể hiện sự đối thoại với ý thức khác của cùng một đối tượng miêu tả. Hình thức phát ngôn này cho phép tác giả di chuyển “điểm nhìn” trần thuật và tạo nên tính chất đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ tiểu thuyết. Người thuyền trưởng trong Sóng lớn Kanaka đôi khi trực tiếp “nói” những suy nghĩ của mình, nhưng đôi khi được người kể ở ngôi thứ ba “nói hộ” những suy nghĩ đó, nhằm tăng sự khách quan trong một truyện ngắn mang đầy chất sử thi.
“Tại sao, viên thuyền trưởng tự hỏi, tại sao họ không lặn từ trước xuống sâu hơn một chút, mà lại dại dột đón đợi cái giây phút an toàn cuối cùng biến thành giây phút đầu tiên của nỗi hiểm nguy chết người kia? Ông nhìn thấy chị phụ nữ vừa cười vừa quay mặt sang bên phía anh đàn ông và anh chàng này cũng cười vang đáp lại.”
Như vậy, việc miêu tả nhân vật ở ngôi thứ ba với những hình thức trần thuật khác nhau đã đem lại những hiệu ứng rất giá trị cho truyện. Người đọc đã được tiếp cận với nhân vật ở nhiều góc độ khách quan, cho thấy rõ tính sử thi trong truyện là rất rõ nét. Những nhân vật của Jack London trở thành những người anh hùng vô cùng đáng ngưỡng mộ, đáng khâm phục và không phải ai cũng dễ dàng làm được những điều phi thường như họ.
Trong truyện ngắn Ngôi nhà của Mapuhi, cách trần thuật sử dụng điểm nhìn toàn tri đã cho người đọc thấy sự độc ác, dữ tợn của cơn bão biển, gây nên sự chết chóc trên đảo san hô.
“Chiếc Aorai đang nằm tê liệt cách bờ khoảng chừng một dặm, bị đầy đọa bởi thứ mặt biển độc ác, điên cuồng. Gió thổi theo hướng đông bắc, như giận dữ chỉ muốn bứt nó khỏi các dây neo, ném nó tan tành vào các bờ đá san hô”. [43, tr.259]