CHƢƠNG 2 : HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI SỬ THI
3.1. Không gian lạnh lẽo, hoang sơ phƣơng Bắc
3.1.1. Cảm hứng sử thi bất tận từ không gian hoang sơ
Phương Bắc có lẽ là niềm cảm hứng không bao giờ dứt cho Jack London. Bởi Jack London luôn cảm thấy thích thú và khao khát đến với những vùng đất xa xôi, hoang dã. Sự rợn ngợp của vùng đất này vô tình tạo nên cảm hứng sử thi rất tiêu biểu mà độc đáo trong các tác phẩm của ông.
Đó không chỉ là không gian tuyết trắng vùng phương bắc khắc sâu trong tâm trí nhà văn bởi những cuộc đi tìm vàng mà chính bản thân ông đã từng lao vào nó theo những “cơn sốt vàng” điên rồ đang lên đỉnh điểm, mà đôi khi nó còn mang những nét đẹp rất nguyên thủy, tinh khiết khiến nhà văn như ngập chìm trong không gian nơi đây. Lăn xả trong cuộc kiếm tìm vàng ở vùng Klondike không mang về cho Jack London chút vàng mọn nào, nhưng bù lại, kinh nghiệm và sự hiểu biết về vùng đất khủng khiếp này đã tiếp sức cho ông sáng tạo nên những trang phiêu lưu đầy ấn tượng, làm nên tên tuổi Jack London. Là vùng đất khá quen thuộc với nhà văn và có thể coi phương Bắc là trải nghiệm thực từ chính cuộc đời ông với thiên nhiên nơi này.
Nếu sức hấp dẫn của các trang viết về thiên nhiên trong Ramayana
cực kì mạnh mẽ, thiên nhiên không đơn thuần là thiên nhiên, nó tồn tại như một nhân vật, hàm chứa những nội dung ý nghĩa sâu sắc và nhũng nét nghệ thuật độc đáo tinh tế; thì thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London cũng có thể coi là một nhân vật, đẹp nhưng quái ác, luôn luôn gây ra những mỗi nguy hiểm bất ngờ cho con người, sẵn sàng vùi chết con người bất kỳ lúc nào. Cảnh vật trong tác phẩm của ông đôi khi hiện lên với những vẻ đẹp rất đặc trưng với màu sắc, hình khối gây ấn tượng mạnh cho người đọc, nhưng đôi khi cũng có mặt thứ hai nguy hiểm và nhiều cạm bẫy. Đó là hình ảnh những mỏm đá lởm chởm, là sự rậm rạp và sự lạnh lẽo tiêu điều trong Khe
núi toàn vàng (All Gold Canyon):
“Các vách đá tựa vào nhau và khe núi được khép kín bằng một mớ hỗn độn những mỏm đã đầy rêu phủ sau tấm lá chắn màu xanh của các dây leo, nho dại và bụi rậm. Phía trên khe núi là những ngọn đồi và đỉnh núi vươn cao, kéo dài mãi xa là những chân núi rộng mọc đầy thông” [42, tr. 278, 279].
tàn bạo và dữ dội của tuyết trắng, nỗi đáng sợ của sự im lặng. Vùng đất phương Bắc hiện lên trong trang sách nhà văn là một vùng quanh năm tuyết phủ trắng, lạnh lẽo đến rợn người, và cũng chính nó đã cướp đi sinh mạng biết bao con người ôm một giấc mơ làm giàu nhanh chóng. Đó là miền cực bắc xa xôi quanh năm băng giá và chó sói mà ở đó, sự im lặng ngự trị. Màu trắng xuất hiện rất thường xuyên với tần số cao trong nhiều tác phẩm của ông: Tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã (The Call of the Wild), Từ bỏ thế
giới vàng,... các truyện ngắn: Sự im lặng màu trắng (The White Silence),
Đoạn kết của câu chuyện cổ tích (The End of the Story), Nhóm lửa (To Build
a Fire), Chúc kẻ lên đường (To The Man On The Trail),... Tất cả đều trắng
một cách đáng sợ, đơn điệu, nhưng luôn ẩn chứa những nguy hiểm bất ngờ.