Biển cả – Không gian hoang sơ, tráng lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất sử thi trong truyện ngắn của Jack London (Trang 80 - 83)

CHƢƠNG 2 : HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI SỬ THI

3.2. Không gian biển cả phƣơng Nam

3.2.1. Biển cả – Không gian hoang sơ, tráng lệ

Cuộc chinh phục biển của Jack London cũng như cuộc chinh phục băng tuyết lạnh lẽo của phương Bắc, đã thể hiện rõ nét hơn khát khao chinh phục nhưng miền đất “hoang dã” của ông. Và vì thế, hình ảnh biển trong các tác phẩm của ông hiện lên hùng vĩ một cách nguyên thủy, hoang sơ hơn bao giờ hết. Trong truyện Những người thích đùa ở New Hibbon, hòn đảo được miêu tả là nơi “giàu có và hoang dại” thuộc quần đảo Solomon đã thực sự gây ấn tượng với người đọc bởi vẻ đẹp nơi đây:

“Dưới làn gió nhẹ, thân tàu khẽ lười biếng lắc lư trên mặt biển sáng như gương, tỏa ra những con sóng nhỏ. Đã sắp qua mùa mưa, không khí nặng và ẩm, trên bầu trời, những khối mây đủ hình trôi chậm. Chúng tạo nên trên đảo một màu xám, đây đó ảm đạm hiện ra những đường vòng của bờ biển và những đỉnh núi thấp. Một nơi đảo rực rỡ dưới tia nắng mặt trời nóng bỏng, còn nơi kia, chỉ cách đấy một dặm, chìm ngập trong làn mưa dày đặc” [42, tr.56].

Hòn đảo hiện lên như một bức tranh kỳ vĩ của thiên nhiên, đồng thời thể hiện đầy đủ nhất tính chất của thiên nhiên nơi hòn đảo hoang vắng này. Nơi đó, những người thổ dân ngự trị, cũng hoang dại như thiên nhiên, và trở thành nỗi khiếp sợ của nhiều tay đi biển. Cuộc sống gần gũi với biển ở vùng nắng gió Hawaii và khí hậu vùng Hawaii cũng khiến Dorothy Sambrooke “chín một cách nhanh chóng”.

“... thế mà bây giờ mắt cô đã ánh lên rực rỡ, đôi má đỏ ửng vì mặt trời, người cô đã bắt đầu hình thành những nét uyển chuyển, cong cong, phải chú ý lắm mới nhận ra... bây giờ đối với cô, cuốn sách cuộc đời còn hay hơn nhiều. cô cưỡi ngựa, leo lên tận đỉnh của các núi lửa, tập bơi trên các con sóng của thủy triều. Khí hậu và môi trường nhiệt đới đã thấm vào máu cô, làm cô chìm ngập trong ánh nắng rực rỡ, trong cái ấm và vẻ đẹp nhiều màu sắc của nó”

Cái nắng ấm của vùng biển phương Nam làm cho nước biển nơi đây như trong xanh hơn, lãng mạn và huyền diệu hơn. Qua ngòi bút đặc tả của Jack London, cái xanh huyền bí ấy còn trở nên biến hóa muôn màu hơn nữa, tạo nên cái lung linh, rực rỡ vô cùng của biển:

“ Màu xanh lục sáng dần rồi chuyển thành màu xanh lam. Và màu xanh lam này lóe dần lên trong ánh mặt trời thành muôn vạn tia lấp lánh màu hồng và màu kim tuyến. Cả một đám màu sắc dâng lên cao, cao nữa, đến tận đỉnh bạc đầu, lan tỏa mãi cho đến khi toàn thể ngọn sóng thành một khổi loang loáng những ánh cầu vồng màu sắc”.

Những sự chuyển hóa tinh tế và nhanh chóng được Jack London chớp lại như một bức ảnh sắc nét và rực rỡ sắc màu, tạo nên một cảnh tượng biển đẹp và quyến rũ hơn bao giờ hết. Không chỉ thể hiện sự am hiểu về biển, Jack London còn để người đọc thật ngạc nhiên bởi những cảm thụ tinh tế về màu sắc, nhờ vậy, biển cả của Jack London thực sự đã chinh phục lòng người đọc, không chỉ như những gã khổng lồ đáng sợ mà còn là một nhân vật trữ tình hết sức thân thiện và đáng yêu.

Jack London đã thực sự thành công khi lột tả được rõ nét nhất cái hồn và sức sống đầy hoang dại của vùng biển xa xôi. Biển và con người hòa quyện, quất quýt như những người bạn vô cùng thân thiết, từ đó, người đọc càng say mê hơn với những con sóng, những cái nắng và những trận

bão táp dữ dội, thấy được tính tráng ca oai hùng trong những câu chuyện vô cùng hấp dẫn về biển.

Truyện ngắn có tiêu đề hết sức độc đáo A!A!A (Yah! Yah! Yah!) nói đến cuộc sống và những cuộc đấu tranh khắc nghiệt, tuy nhiên, hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ nơi đây cũng khiến Jack London không thể làm ngơ:

“Vào một chiều nóng nực, McAllister và tôi ngồi trên hành lang nhìn ra Hồ Nước Mặn lấp lánh muôn vàn màu sắc như châu ngọc, đến kỳ diệu. Phía sau chúng tôi, một trăm mét chạy dài trên bãi biển có lưu thưa mấy cây cọ, sóng cồn vỗ ầm ầm vào đá ngầm.” [43, tr.291, 292] Thiên nhiên mang vẻ đẹp lạ lẫm và hoang sơ vẫn luôn đẹp và lung linh với màu sắc châu ngọc, với những cây cọ lưa thưa và sóng vỗ. Có thể thấy, Jack London có đặc tài miêu tả biển, bởi trong các câu chuyện của ông, dù cuộc đấu tranh giữa con người với con người có khắc nghiệt đến đâu, ngòi bút miêu tả đấu tranh ấy có khắc nghiệt đến đâu thì thiên nhiên vẫn được ông ưu ái miêu tả đẹp đẽ và huyền bí nhất.

Jack London còn thể hiện sự am tường đặc biệt của mình về những con sóng.

“Ở Waikiki có hai loại sóng: sóng lớn, sóng bạc đầu Kanaka tức là sóng ông, lồng lộng tít tận ngoài khơi và sóng nhỏ gọi là sóng Vakhina, nghĩa là sóng bà, vỗ nhẹ vào bờ. Dọc bờ biển là một giải nước nông khá rộng. Ở chỗ này có thể lội ra xa tới một trăm hoặc hai trăm phút vẫn chưa ngập đầu. Tuy nhiên nếu như sóng ông lồng lộng ngoài khơi thì sóng bà cũng cao đến ba – bốn phút, cho nên ngay sát bờ, đáy nước có thể sâu từ ba insơ đến ba phút, nếu tính từ đáy lên đến đỉnh sóng ngầu bọt trắng xoá.”.

Những con sóng là biểu tượng hết sức đặc trưng của vùng biển phía Nam, và sóng ở Kanaka dường như tiêu biểu hơn cả. Đó là những con sóng

mà không phải ai cũng đủ hiểu biết và dũng cảm để thả tính mạng mình vào nó. Chỉ có những con người phi thường như vợ chồng Lee và Ida Barton mới dám làm những việc bị coi là điên khùng nhưng rất được ngưỡng mộ đó. Quả thực, con người và thiên nhiên nơi đây đưa người đọc hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, như bản trường ca về sức mạnh, trí tuệ và sự kiên cường của con người; về sự hùng vĩ, tráng lệ và đầy thách thức của thiên nhiên. Thiên nhiên khác thường sinh ra những con người phi thường, những con người bất chấp thiên nhiên dữ dội và luôn chứng tỏ mình hoàn toàn có thể chế ngự nó. Những con người đó, có kẻ thành công, kẻ thất bại, nhưng không thể phủ nhận mỗi quan hệ cộng sinh vô cùng bền chặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất sử thi trong truyện ngắn của Jack London (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)