CHƢƠNG 1 : CẢM HỨNG NGỢI CA HÙNG TRÁNG
1.2. Tính chất trang nghiêm từ ngôi kể
1.2.2. Tính chân thực của người kể chuyệ nở ngôi thứ nhất
Trong trường hợp tác giả đóng vai trò người trần thuật, tác phẩm có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất (first person), xưng “tôi”. Điều này dễ nhận thấy ở các tác phẩm tự truyện hoặc có dáng dấp tự truyện. Theo nhà nghiên cứu Lê Nguyên Cẩn, việc sử dụng ngôi thứ nhất trong tự truyện ở các tác phẩm văn học thế kỷ XVIII ở phương Tây không phải là sự sử dụng tùy hứng hay ngẫu nhiên mà nó mang tính lịch sử, gắn liền với nhu cầu khách quan của thời đại. Đó là yêu cầu các truyện phải là truyện kể về sự thật. Tác phẩm tự sự trở thành bản anh hùng ca đầy tính chủ quan, trong đó tác giả tự cho mình cái quyền được lý giải thế giới ấy theo cách của nó, cái chủ thể chủ quan nổi bật lên thu hút sự chú ý của mọi người. Đó chính là câu chuyện được viết bởi chính những người đã từng sống trong cuộc đời ấy. Đây là điều kiện để thể loại hồi ức phát triển mạnh, dẫn đến sự xuất
hiện của thể loại tự truyện hay dấu ấn của tự truyện trong tiểu thuyết.
Ở Việt Nam, tiểu thuyết có nhân vật trần thuật ở ngôi thứ nhất xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX. Đó là tiểu thuyết Truyện Thầy Lazaro Phiền
(1887) của Nguyễn Trọng Quản. Tác phẩm có hình thức “truyện trong truyện.” Thầy Lazaro Phiền đã thú nhận tội lỗi giết vợ, giết bạn của mình cho một người bạn đồng hành và nhân vật này lại trở thành người trần thuật. Nhân vật người kể chuyện ở đây được thể hiện ở ngôi thứ nhất.
Với việc trần thuật ở ngôi thứ nhất, tác giả đã viết về những điều mình đã trải qua, đã chứng kiến và nếm trải, chiêm nghiệm. Và tất nhiên, với tính chất hư cấu của tiểu thuyết, “tôi” không hẳn là tác giả mà chỉ là một nhân vật của truyện. Lời trần thuật ở đây vừa là ngôn ngữ trần thuật của tác giả vừa là ngôn ngữ trần thuật của nhân vật, tức vừa là lời trực tiếp, vừa là lời gián tiếp (của nhân vật).
Người kể chuyện xưng tôi trong Kẻ vô tín ngưỡng (The Heathen) đã kể lại câu chuyện của mình một cách hoàn toàn chủ quan.
“Chúng tôi gặp nhau trong giây phút hiểm nghèo của một trận phong ba, và lìa nhau trong hàm răng của một con cá mập, sau mười bảy năm chung sống trong tình bạn, một tình bạn mà tôi dám quả quyết không bao giờ có thể có giữa hai người, một đen, một trắng! Nếu Thượng Đế từ trên ngôi chí tôn nhìn xuống mỗi sinh vật tử biệt, thì ít ra Otoo cũng được gọi về hầu nơi Thiên Đàng của người – Otoo, một kẻ vô thần ở Borabora”. [45]
Việc kể lại câu chuyện một cách chủ quan của lời kể ở ngôi thứ nhất kiến câu chuyện có những nhận định và đánh giá riêng của mỗi nhân vật. Đó là những câu chuyện cụ thể mà mỗi nhân vật trải qua, nay chiêm nghiệm lại, rút ra những bài học quý giá, những kết luận mà phải trải qua một cuộc hành trình dài đầy gian khó họ mới nhận ra được, như trong
truyện Kẻ vô tín ngưỡng, đó là bài học của tình bạn vô biên giới giữa một người da đen và một người da trắng, đến mức con người có thể sẵn sàng hi sinh cho một người đã coi mình như bạn.
Miêu tả Lucy trong truyện ngắn Người đàn bà sinh đêm, người kể ở ngôi thứ nhất kể lại một câu chuyện về một người phụ nữ da trắng khát khao cuộc sống tự do, khát khao sống với tự nhiên hoang dã. Trong đó, truyện còn lồng thêm lời của nhân vật cũng xưng tôi (ngôi thứ nhất), để cho nhân vật tự kể lại câu chuyện của mình. Cách kể chuyện đó không xa lạ trong văn học nhưng luôn đem lại dụng ý nghệ thuật rất đặc sắc. Câu chuyện biến thành lời tự thuật của chính người phụ nữ da trắng, kể lại cuộc đời và nói lên khát vọng của mình một cách hoàn toàn tự nhiên, chủ quan.
“Sau khi đọc xong những dòng chữ đó, tôi chợt hiểu ra số phận của tôi. Đúng là tôi đã sinh ra vào ban đêm… Vì thế tôi không thể quen được với cuộc sống toàn những là nấu ăn với rửa bát, vì thế tôi chỉ muốn để thân trần chạy nhảy dưới ánh trăng…” [42, tr.89]
Như vậy, khác với cách kể chuyện trong sử thi là sử thi thường được kể qua lời kể ở ngôi thứ ba, luôn luôn có người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện hết sức quan trọng, thì ở truyện ngắn Jack London, những người anh hùng hiện lên ngoài việc thông qua những lời kể, còn là sự tự thể hiện bản thân. Bản chất của những con người mang tầm vóc của người anh hùng này được thể hiện qua chính ý chí và nghị lực sống của họ, qua cách mà họ cố gắng để vượt qua khó khăn, vượt qua cái chết, vượt qua chính bản thân mình để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Với việc sử dụng ngôi kể thứ nhất, con người có thể thể hiện nội tâm của mình. Điều này làm cho con người trong truyện ngắn của Jack London ở khía cạnh nhất định trở thành con người tâm trạng. Con người của Jack London biết dự cảm, biết yêu, thèm sống và có hi vọng sống mãnh liệt.
Trong truyện Theo hướng những mặt trời giả tạo, nhân vật người dẫn đường xưng tôi kể lại hành trình gian nan trong bão tuyết của anh và những người cùng đoàn. Tuyết trắng và gió bão đang khắc nghiệt như đang muốn giết chết con người, và con người trong hoàn cảnh đó chỉ có thứ sức mạnh duy nhất đế sống sót, đó là lòng kiên định và ý chí sống kiên cường. Họ liên tục động viên nhau, động viên mình “đi tiếp” để về được đích.
“Tôi cũng nói “Đi tiếp!”, bởi vì cái ý nghĩ ấy quất vào tôi như ngọn roi trên mỗi dặm đường, trên quãng đường dài ngàn rưởi dặm và đã hằn sâu vào óc khiến cho tôi hình như cũng trở thành kẻ mất trí. Vả lại chúng tôi cũng chẳng còn có thể làm gì khác ngoài việc tiếp tục đi” [43, tr.76]
Như vậy, đọc truyện ngắn Jack London, người đọc thấy được sự lôi cuốn, lý thú với cách sử dụng ngôi kể một cách sáng tạo, linh hoạt trong việc xây dựng những người anh hùng mang chất sử thi vô cùng đẹp đẽ.
1.3.3. Giọng điệu sử thi hoành tráng
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”… Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng nói nhận ra con người thì trong văn học, giọng điệu giúp chúng ta nhận ra tác giả. Người đọc có thể nhận thấy tất cả các chiều sâu tư tưởng, thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thông qua giọng điệu. Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Trong khi trần thuật, tác giả sử dụng nhiều giọng điệu, nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo, chứ không đơn điệu.
Nếu trong văn học Việt Nam, người đọc sẽ nhận thấy những giọng điệu khác nhau của các tác giả như chất châm biếm, hài hước trong văn Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng; chất triết lý trong các tác phẩm của Nguyễn Khải; chất dung tục, đời thường trong các tác phẩm của Chu Lai (Ăn
mày dĩ vãng, Phố…),… thì đến văn học Mỹ, người đọc sẽ được cảm nhận
giọng văn hào sảng, đầy chất phiêu lưu và mang đậm màu sắc của anh hùng ca trong các truyện ngắn Jack London. Tuy khai thác giọng điệu không quá mới mẻ, nhưng Jack London đã tạo ra cái riêng trong phong cách của mình, đó là những con người phi thường, là những hành động phi thường cùng nghị lực vượt qua chính mình, chiến thắng mọi khó khăn để được sống.
Giọng điệu đó thể hiện từ cách miêu tả thiên nhiên đáng sợ và vô cùng dữ tợn: “Con người là cái phần nhỏ duy nhất của sự sống còn sót lại đang chuyển động giữa một sa mạc chết trắng buốt… Xung quanh là một sự im lặng đến rùng rợn – không một tiếng động nhỏ nào trong khu rừng bị tuyết ngập trắng. Cái lạnh và sự im lặng làm đông giá trái tim và cặp môi run run của thiên nhiên.” [42, tr.10, 11]; đến việc miêu tả con người vượt qua thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên để sống sót trở về: “Họ nhìn thấy một cái gì đó còn sống nhưng khó có thể gọi là con người. Nó lòa lẫm, không ý thức. Nó oằn oại trên mặt đất như một con sâu kỳ quái. Phần lớn những cố gắng của nó đều vô hiệu. Nhưng nó bền bỉ, và nó vặn mình, nó quằn quại và mỗi giờ có lẽ tiến lên được năm sáu mét” [42, tr.44]; Từ việc miêu tả xã hội tàn tạ, thối nát, chà đạp một cách nhẫn tâm lên sự sống, lên quyền sống của con người đến cách con người cố vùng dậy, quẫy đạp để thoát ra khỏi cuộc sống tù túng, đen tối đó.
Giọng điệu là một yếu tố hình thức quan trọng để chuyển tải lập trường, tư tưởng, tình cảm và quan niệm sáng tác của tác giả. Giọng điệu thể hiện rất rõ phong cách riêng của người nghệ sĩ và đặc biệt tạo nên sự
truyền cảm cho độc giả. Bằng giọng điệu sử thi hùng tráng, Jack London cho người đọc thấy được dáng đứng hiên ngang của người tìm vàng không có tên trong Khe núi toàn vàng khi anh bị lén từ phía sau lưng và đứng dậy trừng trị kẻ đã định giết mình; thấy được nghị lực sống và sự bình thản trước đòn tấn công bất ngờ của đồng loại, nhưng trong hoàn cảnh đó lại là kẻ thù: “Một phường kẻ cắp như bao nhiêu thằng khác, thật đáng nguyền rủa. Mà nó còn bắn vào lưng ta nữa chứ! Bắn vào lưng tao nữa chứ!” [42, tr.301].
Cũng bằng giọng điệu sử thi, người đọc được thấy những con người có sức lực phi thường, dám thử thách với thiên nhiên, dám lao vào những nơi nguy hiểm để đạt được mục đích của mình như Mapuhi lao vào lòng đại dương để tìm đường về nhà; Charlies cùng anh đàn ông và chị đàn bà trong Hướng theo những mặt trời giả tạo cũng đã mạo hiểm tính mạng, đi vào vùng băng tuyết đầy chết chóc để tìm kiếm cho được thứ mà họ khát khao tìm kiếm: “Một bức tranh kỳ lạ! Chung quanh tuyết trắng xóa, ở giữa có một người đàn ông và một người đàn bà đang lặng lẽ bò. Phía trước họ là kẻ lạ mặt. Hai bên mặt trời thật là hai mặt trời giả, ảo ảnh. Nghĩa là trên trời có cùng một lúc những ba mặt trời.” [42, tr.301]… Đó còn là cái chết đầy hiên ngang và đáng khâm phục của người đàn ông trong Nhóm lửa, đã tự tìm cho mình một chỗ trên tuyết và “ngủ” rồi không bao giờ dậy; Koolau hủi cũng chết một cách thanh thản bởi ông đã được sống cuộc đời tự do, và giờ cũng chết với sự tự do xâm chiếm tâm hồn. Bằng giọng điệu hùng hồn đó, Jack London đã ngầm ngợi ca những con người dù thất bại hay chiến thắng thiên nhiên, xã hội. Bởi những con người đó đã biết sống hết mình, sống một cách nhiệt huyết nhất bằng cả trái tim và tâm hồn yêu cuộc sống, biết từ bỏ mọi thứ để được sống cuộc sống của mình như nàng Lucy trong
Người đàn bà sinh đêm; biết giải thoát ra khỏi cuộc sống lao động cực
TIỂU KẾT
Những vấn đề chúng tôi xem xét ở chương này nhằm thể hiện một cách rõ nét nhất tính sử thi trong truyện ngắn Jack London. Tính sử thi hoành tráng đó trước hết thể hiện ở cảm hứng ngợi ca những con người anh hùng, mà trong tác phẩm là những con người biết chiến đấu để vượt qua khó khăn, thử thách trên con người chinh phục thiên nhiên hoang dã. Tiếp đó là những xung đột hoành tráng được đẩy đến cao trào, tạo điều kiện cho nhân vật thể hiện một cách trọn vẹn nhất phẩm chất “anh hùng” trong con người mình, là những con người mang ý chí và nghị lực phi thường, cùng với tình yêu và khát khao sống vô cùng mạnh mẽ. Kết hợp với việc sử dụng ngôi kể thứ ba khách quan và ngôi kể thứ nhất chủ quan nhằm thể hiện cá tính riêng của nhân vật, những suy nghĩ và nhận định của nhân vật giúp cho người đọc hiểu rõ hơn những xung đột trong trong tác phẩm; giữa một bên là thiên nhiên dữ dội, rộng lớn đến rợn ngợp và một bên là con người đơn lẻ, nhỏ bé nhưng tinh thần vững vàng, sẵn sàng chiến đấu để chiến thắng… Chúng tôi cũng đã khai thác được giọng kể mang tính chất sử thi, nhằm giúp cho tác phẩm mang màu sắc sử thi một cách trọn vẹn hơn, đặc sắc hơn. Đó là giọng văn hào sảng, đầy chất phiêu lưu và mang đậm màu sắc của anh hùng ca trong các truyện ngắn, mặc dù khai thác giọng điệu không quá mới mẻ những cũng đã tạo ra một phong cách rất đặc trưng của Jack London.
CHƢƠNG 2
HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI SỬ THI
Nhân vật trung tâm của sử thi là nhân vật anh hùng. Trong sử thi, nhân vật anh hùng đại diện cho toàn thể cộng đồng về mọi phương diện. Nội dung ấy khiến cho hình tượng người anh hùng sử thi có ý nghĩa biểu tượng cao hơn. Phẩm chất cao quý của nhân vật là lòng dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong việc chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục thiên nhiên. Con người anh hùng có vẻ đẹp cường tráng của thể chất. Nhân vật anh hùng là hiện thân của ý chí và sức mạnh cộng đồng. Đó là hình tượng khái quát hóa, lý tưởng hóa nhưng cũng mang đậm tính cá thể. Biện pháp khái quát hoá, lý tưởng hoá được sử dụng triệt để trong việc xây dựng nhân vật sử thi. Theo Phan Đăng Nhật thì đó là “Phương pháp khái quát hiện thực theo tổng loại, một phương pháp phổ biến của Folklore, khác với phương pháp điển hình hoá cá thể là phương pháp của chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật thời cận hiện đại” (Sử thi ÊĐê, tr.218). Sử thi không quan tâm xây dựng một nhân vật cụ thể đời thường và xây dựng một kiểu mẫu nhân vật: nhân vật anh hùng trong chiến tranh giành lại vợ, nhân vật anh hùng trong đòi nợ và trả thù, nhân vật anh hùng trong hôn nhân. Đặc điểm chung của nhân vật anh hùng: đẹp đẽ, oai hùng, giàu sang, dũng cảm, bách chiến bách thắng. Tính kỳ vĩ, hào hùng là đặc trưng của nhân vật anh hùng. Nhân vật có hành động phi thường, kỳ diệu. Ngoài những việc làm đời thường thì con người anh hùng được dân gian tô vẽ lên những kỳ tích mà người thường khó lòng làm được như chặt cây thần linh, chinh phục thần mặt trời trong sử thi Đam Xăn.
Nhân vật anh hùng luôn hiện diện với tổng hoà các sức mạnh về vật chất lẫn tinh thần. Những vẻ đẹp đó lúc đầu thì siêu phàm, kì vĩ, phi thường
nhưng về sau thì bình dị, bình thường và gần gũi. Người anh hùng sử thi luôn được nhìn nhận, đánh giá, ngợi ca với niềm tôn kính thiêng liêng.
Nhân vật nữ tuy thường không phải là nhân vật chính trong sử thi anh hùng nhưng có vai trò quan trọng trong sự phát triển cốt truyện. Họ là những cô gái đẹp, giàu sang, nắm quyền quyết định kinh tế và quyền lực trong gia đình. Người đàn ông lý tưởng của họ là những chàng trai tài giỏi, người anh hùng, và họ góp phần làm cho người anh hùng trở nên có quyền lực và giàu sang. Họ là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc vì phần lớn các cuộc chiến tranh giữa các tù trưởng đều nhằm mục đích cướp người đẹp và giành lấy người đẹp bị cướp. Người anh hùng nào