CHƢƠNG 2 : HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI SỬ THI
2.3. Con ngƣời với tấm lòng cao cả
Đọc truyện của Jack London, người đọc không chỉ thấy hiện hữu những người hùng trong cuộc đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên, với xã hội, mà trên hết, đó là những con người tràn đầy lòng yêu thương, tính vị tha, sự hi sinh cao cả nhất. Những phẩm chất tốt đẹp đó đã gây ấn tượng sâu sắc với người đọc, và chứng minh cho một cây bút đầy nhân ái của Jack London. Có lẽ thấu hiểu nỗi đau của con người khi sống trong cảnh đói nghèo, bệnh tật, thậm chí là giành giật từng miếng ăn để sống, Jack
London đã viết nên những trang sách đầy xúc động về tình người, về tính nhân văn trong bản chất con người, điều dường như không còn tồn tại trong xã hội đương thời. Đó là những con người quyết đấu tranh cho tình yêu, chiến đấu quyết liệt để dành lấy tình yêu chân chính cho mình trong truyện
Con trai của sói; là những người có một tình yêu thương vô bờ bến với
người vợ của mình, sống trong nghi ngờ về sự chung thủy của người vợ nhưng chỉ đau đớn một mình và vẫn mong vợ được hạnh phúc như truyện
Sóng lớn Kanaka; là người phụ nữ da đỏ hoang dại mang một tình yêu vô
cùng lớn lao với chồng mình, bỏ qua mọi sự sợ hãi, đói rét để bên chồng đến khi chồng qua đời trong Sự im lặng màu trắng; hay sự hi sinh thầm lặng mà cao cả, cứu người tình của vợ mình chỉ vì vợ mình yêu người thanh niên đó vô bờ bến trong Đoạn kết của câu chuyện cổ tích, có lẽ đây là minh chứng tiêu biểu nhất cho một tình yêu vĩ đại.
Cuộc đời đầy bất hạnh của Jack London từ ấu thơ cho đến khi lập gia đình có lẽ trở thành cảm hứng cho những sáng tác thuộc chủ đề tình yêu. Càng bất hạnh trong cuộc đời mình bao nhiêu thì nhân vật của ông càng khao khát yêu thương và hạnh phúc bấy nhiêu, như chính con người tác giả đang khao khát hạnh phúc. Bất chấp cả việc đối diện với những sự thật phũ phàng: sự chia li, sự phản bội, cái chết, các nhân vật của Jack London vẫn hết mình cho tình yêu của mình. Sự kiên định trong tình yêu của sử thi
Ramayana cũng khiến người đọc ngưỡng mộ khi Sita một lòng chung thủy
với Rama, Sita yêu say đắm Rama – chàng trai có sức khỏe phi thường bẻ gãy chiếc cung thần hùng mạnh, một điều kiện mà không chàng trai nào trước đó làm được. Nàng chấp nhận rời bỏ nơi quyền quí, nhung lụa, thân phận cao sang, theo Rama vào rừng sống 14 năm trời mà vẫn vui vẻ, không hề kêu than. Khi nàng bị mắc lừa kế của quỷ Ravana và rơi vào tay quỷ – một tên quỷ sứ tàn bạo. Hắn dùng mọi thủ đoạn để quyến rũ và dọa dẫm
nàng nhưng Sita vẫn một mực kiên trinh, bất khuất, vững lòng thủy chung, chống trả lại một cách quyết liệt. Trước những lời lẽ ngon ngọt của quỷ sứ Ravana nàng chỉ “ ngồi bó gối che thân và hoàn toàn cự tuyệt”. Hình tượng người phụ nữ đẹp đẽ đó dường như đi vào trang sách của Jack London khiến các nhân vật của ông cũng nhuộm màu sử thi lung linh trong tình yêu, một thứ tình yêu bất diệt và phi thường.
Con trai của sói tuy có phê phán vấn đề sắc tộc, vấn đề người da
trắng lợi dụng sự khai hóa văn minh đã áp đặt người da đỏ bằng của cải và súng đạn. Nhưng trên hết, câu chuyện ca ngợi một tình yêu không sắc tộc giữa một chàng thanh niên da trắng, khỏe mạnh, thông minh, yêu đắm đuối một cô gái da đỏ – con gái của vị tộc trưởng và quyết tâm lấy cô làm vợ. Người con gái đó cũng âm thầm đồng ý và bỏ lại đằng sau người cha của mình, bộ tộc của mình. Quyết tâm cưới cô gái da đỏ đã thôi thúc người thanh niên da trắng tìm mọi cách để thuyết phục tộc trưởng, bằng của cải, hiện vật để anh được mang cô đi. Khi gặp sự phản đối quyết liệt, anh cũng sẵn sàng chống tra mặc dù trong cuộc chống trả đó, anh có thế sẽ thất bại. Cái chết không dọa được tình yêu của con người cương nghị, bướng bỉnh này, và cuối cùng, anh đã chiến thắng, mang được người con gái anh yêu thương đi trong niềm vui và hạnh phúc.
Hạnh phúc do vậy trở thành thứ mà không ai có thể thiếu trong cuộc sống, nên con người không ngừng tìm kiếm và sở hữu nó. Nếu người thanh niên da trắng trong Con trai của sói quyết tâm đi tìm kiếm hạnh phúc, tình yêu, thì Ruth trong Sự im lặng màu trắng lại đang cố giành giật lại sự sống cho người cô yêu. Cũng là một phụ nữ da đỏ, Ruth yêu Mason như yêu một thần tượng sống, cô tôn thờ và biết ơn anh bởi anh là “người da trắng đầu tiên mà cô gặp và cũng là người đàn ông đầu tiên đã chỉ cho cô thấy rằng người đàn bà không chỉ đơn thuần là một con vật hay một gánh nặng.
Trong lúc khó khăn, là khi Mason bị thương trong trời phương Bắc bão tuyết, Ruth đã tận tâm chăm sóc anh. Câu chuyện còn là tình yêu tha thiết Mason dành cho vợ. Trong lúc cái chết cận kề, Mason vẫn chỉ nghĩ đến Ruth, đến tình cảm cô dành cho anh chân thật hơn bao giờ hết, đến cuộc sống hạnh phúc mà có lẽ anh sẽ không được hưởng khi đứa con chào đời…
Odyssey của phương Bắc (An Odyssey of the North) là một câu
chuyện phiêu lưu và một tình yêu đầy bất ngờ. Đó là hành trình đầy gian khó, không biết mệt mỏi của chàng Nass, biệt danh Odyssey từ khi chinh phục cô vợ Unga – một người thuộc dòng họ có mối huyết thù với dòng họ Nass, cho đến khi cô bị một người đàn ông da trắng cướp đi. Cuộc hành trình Nass đi tìm vợ được ví như cuộc hành trình của chàng Odyssey trong sử thi Homer trở về quê hương với người vợ của mình. Nhưng Odyssey của Phương Bắc ra đi mang theo một mối hận thù sâu sắc rằng phải tìm được kẻ da trắng có mái tóc vàng đó để trả thù, chứ không phải vì một tình yêu vĩ đại mà Odyssey của Homer mang theo. Có lẽ chính vì vậy mà Nass đã thua cuộc. Anh ta thua cuộc khi đau đớn nhận ra rằng, người vợ của anh ta không còn yêu anh ta nữa, mà cô dành trọn cho người chồng là người đàn ông da trắng kia. Cô chống cự anh như 10 năm trước, khi cô chồng cự lại người da trắng đó. Người đọc ban đầu được Jack London cho phiêu lưu cùng cuộc hành trình của Nass, để cùng cảm nhận những gian nan mà anh phải vượt qua, cùng căm phẫn mối thù hằn vô cùng lớn mà 10 năm anh quyết tâm trả thù, nhưng cuối cùng, người đọc chỉ có thể cảm thương anh, bởi vai Odyssey đã được chuyển cho người đàn ông da trắng. Mối tình của Unga và người đàn ông da trắng đã thực sự khiến người đọc rung động, bởi đó là tình yêu cao cả và đáng khâm phục. Gã da trắng bằng tình yêu tha thiết với người vợ đã sẵn sàng hi sinh để vợ được sống. Tình yêu đó mới thực sự lay động lòng người, không chút thù hận, không chút ân hận, thậm
chí là hoàn toàn mãn nguyện. Hắn chết trong khi miệng còn đang ngậm cổ hai con gà gô hắn đi săn được về cho Unga, vật vã lê đi trong tuyết trở thành hình tượng khó quên nhất, một minh chứng cho tình yêu mãnh liệt nhất. Đổi lại, tình yêu mà Unga dành cho gã cũng vô cùng xúc động, Unga nhất quyết cự tuyệt Nass, dù 10 năm trước đây cô đã sống bên anh. Gặp lại Nass, Unga hờ hững bởi giờ đây, tất cả tình thương, tình yêu cô đã dành cả cho gã da trắng. Cuối cùng, cô chọn cái chết để tình yêu được trọn vẹn bên người chồng da trắng đó, cô nhất định không sưởi và không ăn thịt gà. Sự thay đổi thái độ của Unga không hề khiến người đọc phản đối, mà ngược lại, là sự cảm thông, chia sẻ và cảm phục một tình yêu cao đẹp.
Tình yêu là sức mạnh lớn nhất để đưa con người lại gần nhau hơn. Nhưng để có được tình yêu bền chặt nhất, con người cũng cần phải có sự hi sinh và lòng cao thượng. Meczer dù sống hạnh phúc bên người chồng trẻ trung kia nhưng cũng sẽ không bao giờ quên được tình yêu cao cả mà Linday đã hi sinh cho mình; Nass thì biết rằng dù có cố gắng đến đâu thì cũng không thể dành lại được tình yêu như vợ đã dành cho người da trắng đó và ngậm ngùi chịu thất bại. Tình người cao cả, tình yêu được ca ngợi đến mức tuyệt đối là điều mà Jack London mong mỏi nên đã thể hiện một cách vô cùng độc đáo, xúc động qua các trang viết của mình, cũng là điều làm nên tên tuổi Jack London, để người đọc biết đến ông không chỉ là nhà văn với những cuộc phiêu lưu mạo hiểm, mà còn là nhà văn đầy tình thương yêu với con người.
TIỂU KẾT
Jack London thực sự đã trở thành nhà văn bậc thầy trong việc xây dựng nhân vật mang chất anh hùng ca, tạo nên một nét đặc biệt và hấp dẫn trong văn học Mỹ đầu thế kỷ.
Những nhân vật trong sáng tác của Jack London luôn mang những vẻ đẹp của lòng tin, đức tính vị tha, sự kiên cường trước khó khăn và quyết tâm mạnh mẽ vượt qua khó khăn đó, không cam chịu thất bại. Những con người đó đôi lúc vẫn cảm thấy sợ hãi, vẫn bị những cơn đói, những cái rét, những cơn đau hành hạ làm cho lòng tham, sự ích kỷ nổi dậy. Tuy nhiên, điều đáng ca ngợi là nghị lực lớn lao của họ để chiến thắng tất cả những khó khăn đó. Người đàn ông vĩ đại trong Tình yêu cuộc sống đã trở thành biểu tượng cao quý nhất cho tình yêu mãnh liệt vào cuộc sống, cho ý chí và nghị lực sắt đá của con người. Từ đó, Jack London đã nâng nhân vật của mình lên tầm cao mơi, đó là con người mang tính sử thi, con người anh hùng với những phẩm chất đáng quý. Một điều đặc biệt ở Jack London là luôn xây dựng người anh hùng trong tư thế đơn độc. Đặt nhân vật của mình trong hoàn cảnh đặc thù đó, Jack London muốn làm nổi bật lên tư thế hiên ngang, bất khuất của họ. Những con người anh hùng, dù chiến thắng hay thất bại, dù phải đánh đổi sự sống của họ với thiên nhiên khắc nghiệt nhưng vẫn không hề nao núng tinh thần. Lòng ham mê đến với những vùng đất xa xôi vẫn thôi thúc lòng họ, và những chuyến tìm vàng, những chuyến ra khơi với ước vọng một kho tàng ngọc trai đang chờ đợi vẫn tiếp tục diễn ra, đầy hứng khởi và đầy nhiệt huyết.
CHƢƠNG 3
KHÔNG GIAN SỬ THI
Trong văn học, thiên nhiên trở thành một hình tượng không thể thiếu vắng, bởi thiên nhiên là đôi khi trở thành hiện thân của con người, mang những suy nghĩ, tình cảm và tâm tư của con người. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã từng có câu “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” đã phản ánh chân thực nhất tác động của thiên nhiên trong các sáng tác văn học. Và vì vậy, mỗi một nhà văn với những phong cách khác nhau sẽ có cảm nhận khác nhau khi miêu tả thiên nhiên, để mỗi khi nhắc đến nhà thơ, nhà văn đó, độc giả sẽ phân biệt được họ với những tác giả khác. Như nhắc đến Nguyễn Khuyến là nhắc đến khung cảnh vùng đồng bằng bắc bộ với tất cả những nét thiên nhiên dân dã, quen thuộc, nhắc đến Tô Hoài là nhắc đến vùng núi Tây Bắc với những tập quán sinh hoạt hết sức độc đáo… Nhắc đến Jack London là nhắc đến những vùng đất xa xôi, hung dữ của tuyết trắng, của bão bùng và của cuộc sống xã hội đầy sự sống khắc nghiệt. Đọc truyện của Jack London, người đọc như được sống trong những câu chuyện sử thi anh hùng với những cuộc chiến đấu đầy những phi thường dường như không ai có thể làm được như thế. Đó là nhờ Jack London đã để nhân vật sử thi của mình sống trong một không gian sử thi hùng tráng, bi thương nhưng vô cùng đẹp đẽ, tráng lệ. Tuy nhiên, màu sắc sử thi ấy không hoàn toàn là những câu chuyện thần thánh như trong sử thi. Nếu trong sử thi, không gian và con người được cường điệu hóa, được phóng đại trong so sánh, trong miêu tả, trong cảm nhận, trong đánh giá… thì không gian và con người trong truyện ngắn Jack London được miêu tả rất chân thật, là những con người bằng xương bằng thịt, phải đối mặt với những thử thách vô cùng khó khăn bằng chính sức lực của mình, không có sự giúp sức của
một thế lực siêu nhiên nào. Có lẽ vì vậy mà người anh hùng trong truyện ngắn Jack London thực hơn, gần gũi người đọc hơn. Người đọc sẽ ngưỡng mộ họ bằng sự khâm phục chứ không phải bằng sự sợ hãi trước quyền năng vô hạn của đấng siêu nhiên. Và để làm nên những con người đó là nhờ nghệ thuật xây dựng hình tượng thiên nhiên độc đáo mang tầm vóc sử thi hoành tráng.
Trong sử thi, khi miêu tả về thiên nhiên và người anh hùng chúng ta nhận thấy, thiên nhiên để cho người anh hùng xuất hiện thường là một thiên nhiên kì vỹ: một bãi đất lớn, một đồi cỏ gianh, một khu rừng rậm, một con suối lớn, một cánh đồng thẳng cánh diều bay,… Hình ảnh người anh hùng trước kẻ thù đối kháng thường được miêu tả dưới bút pháp tô đậm, phóng đại. Khi đó, thiên nhiên hiện lên đẹp đẽ và tráng lệ vô cùng. Trong sử thi
Ramayana, thiên nhiên thực sự là một người bạn thân thiết với người anh
hùng, là người bạn đồng hành giúp người anh hùng chiến thắng kẻ thù.
“Lớp đất màu xanh thẫm lốm đốm những hoa đủ màu sắc rời khỏi cuống, nom như một tấm chăn xinh đẹp trải trên cỏ… Ngọn gió dịu dàng thổi nhẹ, hoa đang nở rộ và rừng ngào ngạt hương hoa” [5, tr.5]... Mùa mưa đã bắt đầu rồi. Bầu trời phủ đầy mây nom như các dãy núi. Sau khi đã uống khí ẩm của đại dương qua những tia nắng của mặt trời, bầu trời mang thai trong chín tháng và bây giờ đang sinh đẻ những trận mưa xối xả… Buổi hoàng hôn rực rỡ trong những đám mây chiều lạnh lẽo với đường viền hổ phách… Hoa kutagia đã nở khắp triền đồi và bị phủ trong hơi nước từ mặt đất dâng lên. Mặt đất nom như hài lòng thấy mùa mưa tới” [5, tr.65, 66].
Thiên nhiên trong Ramayana chủ yếu là những khu rừng già sâu thẳm với những dòng sông hùng vĩ, những ao hồ trong lành rực rỡ cỏ hoa. Vạn vật đông đúc nhưng sống trong hiền hoà yêu thương.
Nhờ vậy, thiên nhiên trong Ramayana trở thành nơi để khơi gợi cảm xúc, thành người bạn tâm tình của nhân vật, và đặc biệt, thiên nhiên còn gần gũi con người đến mức mang những vẻ đẹp nhục cảm, rực rỡ, cháy bỏng và căng tràn sức sống. Đó là cái khác cơ bản giữa thiên nhiên trong sử thi và tính sử thi của thiên nhiên trong truyện ngắn của Jack London. Truyện ngắn Jack London khai thác khía cạnh sử thi trở thành vật cản của con người, trở thành mối đe dọa với con người và tạo ra muôn vàn khó khăn cho con người. Ở đây, thiên nhiên như thành cửa tử bắt buộc con người muốn sống sót thì phải vượt qua nó, chứ không phải là thiên nhiên thân thiện và là bạn với con người như trong Ramayana. Thiên nhiên trong sử thi đẹp đẽ bao nhiêu thì thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London đáng sợ bấy nhiêu, nó không chỉ là hùng tráng mà là sự rợn ngợp, bao trùm con người trong sự cô đơn lạnh lẽo và hung dữ đáng sợ, và những cuộc đấu tranh trong truyện ngắn Jack London không phải là những cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù đối kháng để thành lập một cộng đồng giàu về vật chất – mạnh về