Người anh hùng đơn độc thất bại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất sử thi trong truyện ngắn của Jack London (Trang 52 - 56)

CHƢƠNG 2 : HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI SỬ THI

2.1. Ngƣời anh hùng đơn độc trong truyện ngắn Jack London

2.1.2. Người anh hùng đơn độc thất bại

Cùng với việc xây dựng hình ảnh những người hùng cô độc nhưng chiến thắng, Jack London đã khai thác cả mảng tối của vấn đề, đó là những con người thất bại trước thử thách, những người phải bỏ mạng lại nơi thiên nhiên hoang vu và vĩnh viễn không bao giờ trở về.

Khát vọng sống cùng với sự chủ quan, chỉ biết nghe mình đã trở thành kẻ thù giết chết con người khi phải đối mặt với thử thách. Truyện

thực hiện cuộc hành trình của mình qua băng tuyết. Nhưng do chủ quan, không tự ý thức được hậu quả của hành động của mình, bỏ ngoài tai những lời khuyên của những người có kinh nghiệm, quá tự tin vào bản thân, nên người đàn ông trong Nhóm lửa đã hoàn toàn thất bại.

“Thực tế đó chỉ gây cho anh một cảm giác lạnh và khó chịu, thế thôi, chứ anh không nghĩ đến một điều là mình, cũng như con người nói chung, rất mỏng manh trước nhiệt độ, chỉ có thể chịu đựng được nhiệt độ nóng hay lạnh ở mức rất giới hạn; và cũng vì thế mà anh không nhận ra một điều rằng con người đâu có phải là bất tử, và anh không xác định được vị trí của con người trong vũ trụ” [38].

Chính sự chủ quan và không cảnh giác đã đưa anh vào tình huống hiểm nghèo. Một mình giữa trời rét một cách bất thường, dù có trang bị kỹ lưỡng nhưng anh cũng không thể chống chọi lại được với nó. Bởi sức chịu đựng của con người là có giới hạn, trong khi giá rét thì không ngừng quất vào người những luồng rét kinh người, khiến người anh dần mất hết cảm giác, và dần không thể cử động được.

“Anh định cắn một miếng lớn, nhưng tuyết đông cứng quanh miệng không sao há ra được. Anh quên khuấy không nhóm lửa cho hết cóng. Trước sự ngu ngốc của mình, anh chậc lưỡi chưa dứt thì ngay lúc ấy, mấy ngón tay để trần kia bị tê cóng lại. Anh cũng nhận thấy rằng lúc đầu ở mấy đầu ngón chân còn có cảm giác nhức nhối, nay khi vừa ngồi xuống thì cảm giác ấy không còn nữa. Anh sững sờ không hiểu những ngón chân ấy ấm hay bị tê cóng nữa, nhưng khi cố ngó ngoáy những ngón chân trong giầy mới biết là chúng đã bị tê thật.”…” Anh đập mạnh hai bàn tay nhưng không gây nên một cảm giác gì. Bỗng nhiên anh lấy răng cởi cả hai chiếc găng tay ra. Anh lấy cùi tay kẹp bao diêm vào. Do cơ bắp ở hai cánh tay không bị cóng, nên anh có thể kẹp chặt bao diêm ở chỗ hai cùi tay. Sau đó

anh quẹt cả nắm diêm dọc theo cẳng chân. Bó diêm cháy bùng lên, cả 70 que diêm lưu huỳnh cùng bùng cháy lên một lúc! Không khí lặng như tờ nên diêm không tắt được. Anh nghiêng đầu sang một bên để tránh khỏi bị ngạt thở, rồi dí cả nắm diêm đang cháy vào vỏ cây phong. Giơ diêm như thế anh mới nhận ra cảm giác ở nơi tay mình. Thịt đang bị cháy. Có thể ngửi thấy mùi thịt cháy, có cảm giác như nó cháy vào tận trong thịt”.

Cuối cùng, anh đã phải tự bỏ cuộc trước cuộc tranh giành sự sống. Anh đã chọn cho mình cách chết đường hoàng nhất: “Thôi thì đằng nào cũng chết cóng, nên phải chết cho đàng hoàng. Khi đã tìm được sự tĩnh tâm mới này, anh bỗng thấy buồn ngủ. Anh nghĩ đến giấc ngủ ngàn thu ngon lành, chẳng khác gì uống một liều thuốc ngủ. Chết cóng thì có gì đau đớn như người ta tưởng đâu! Còn gặp cái chết khác ghê sợ hơn nhiều”.

Koolau hủi (Koolau the Leper) khắc họa một hình ảnh người anh

hùng khác, cũng kiên cường, hiên ngang, không sợ cái chết, không sợ bệnh tật nhưng vẫn phải đối mặt với cái chết mà không thể thoát ra khỏi nó. Nhưng trong tình thế trước mặt là cái chết đang tới gần, con người anh hùng trong Koolau thể hiện một cách hồn nhiên và trong sáng vô cùng. Là một con người yêu tự do, yêu chính nghĩa, Koolau hết mình chiến đấu giành lấy tự do và công bằng cho những con người cùng mắc căn bệnh hủi quái ác.

“Những người ngồi nghe Koolau nói trông giống như các thương binh sau một trận kịch chiến khốc liệt. Những khuôn mặt của họ trông như mõm sư tử. Người này thay vào mũi là một cái lỗ thủng trống hoác, người kia bên vai lủng lẳng một mẩu còn lại của cánh tay thối rữa” [43, tr. 342].

Nhưng công sức của Koolau không được công nhận khi anh bị phản bội. Từ đó, Koolau cô độc trong chính thế giới của mình, rồi cũng chết cô độc: “Như một con thú rừng, ông bò vào bụi cây để chết”. Với bản lĩnh của

một người anh hùng, Koolau “sống một cuộc đời tự do và chết cũng là người tự do”. Có thể nói, Koolau là một người anh hùng, tuy không chiến thắng những đã mang tất cả những vẻ đẹp và sự hào hùng của người chiến thắng. Đó là vẻ đẹp của một người thủ lĩnh đầy bản lĩnh và kiên cường, là vẻ đẹp hùng tráng đầy tính sử thi, khiến người đọc dường như được chiêm ngưỡng một hình tượng người anh hùng oai hùng nhất. Tuy cô độc, tuy bị người dân lăng mạ, chửi rủa, nhưng Koolau hoàn toàn không trách cứ, không oán hận. Ông ra đi hoàn toàn thanh thản và nhẹ nhàng, sự thanh thản của một người tự do, không còn trốn chạy và xung đột.

Tuy khắc họa nên những con người thất bại, nhưng ít nhiều, những con người đó vẫn mang vóc dáng sử thi đầy hùng tráng. Nhà văn đã để cho nhiều nhân vật tự chọn cho mình một tư thế chết không hề bi lụy, và cái chết đó hiên ngang, kiêu hãnh như những người anh hùng trong sử thi. Đó là những người tuy biết cái chết cận kề nhưng vẫn cố gắng gượng để sống, vẫn lạc quan cho đến khi toàn thân không thể cử động; là người đàn ông da đỏ kiên cường, anh hùng, sống cả cuộc đời đau khổ nhưng vẫn đấu tranh đến cùng để giành lấy tự do, để rồi chết cũng làm người tự do.

Dù xuất hiện trong hoàn cảnh nào, hoàn toàn cô đơn giữa thiên nhiên dữ dội, hay cô đơn giữa chính cuộc sống, chính đồng loại mình, thì những con người anh hùng, mang tầm vóc sử thi của Jack London đều có một tấm lòng cao cả, yêu cuộc sống và nhân hậu vô cùng. Bởi vậy, tác phẩm của Jack London không chỉ gây ấn tượng cho người đọc với người đọc những ấn tượng về những con người luôn bị đẩy vào những bước đường gian khổ, những hoàn cảnh trớ trêu nhất, những số phận đáng thương, những nỗi khổ, sự khó khăn rất lớn; mà trên hết, truyện ngắn của Jack London còn để lại trong tâm trí người đọc những ấn tượng về sự vượt qua những khó khăn đó để sống, để hãnh diện với cuộc đời, bởi họ muốn sống và có sức sống bền bỉ hơn ai hết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất sử thi trong truyện ngắn của Jack London (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)