Người anh hùng đơn độc và chiến thắng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất sử thi trong truyện ngắn của Jack London (Trang 46 - 52)

CHƢƠNG 2 : HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI SỬ THI

2.1. Ngƣời anh hùng đơn độc trong truyện ngắn Jack London

2.1.1. Người anh hùng đơn độc và chiến thắng

Jack London thường xây dựng những nhân vật trung tâm mang dáng vóc con người sử thi: đó là những người đàn ông có sức khỏe, ngoại hình cường tráng, có lòng dũng cảm, gan dạ; có nghị lực vô cùng mạnh mẽ, có một ý chí, một tinh thần thép, bất chấp nguy hiểm để ra đi nhằm hướng tới

mục đích của mình. Nhưng một điều khác biệt giữa con người anh hùng trong sử thi, trong các anh hùng ca với con người anh hùng trong truyện của Jack London là nhà văn không miêu tả những con người hoàn mĩ, được tôn sùng, được kính nể, là những con người chinh phục được thiên nhiên, chiến thắng quỷ dữ, trở về với chiến thắng vang dội, được tôn vinh, được ca ngợi,... mà người anh hùng ở đây đơn giản chỉ là một người gặp nạn, một kẻ bị bỏ rơi trong cuộc hành trình, một người xông pha đi cứu giúp người khác trong hoàn cảnh khó khăn,… Và họ hoàn toàn cô độc. Họ có thể xuất hiện một mình ngay từ đầu câu chuyện, hoặc xuất hiện với người khác, nhưng trong cuộc hành trình, họ đã bị bỏ rơi, hoặc giữa một xã hội loài người, họ cô độc vì không tìm được mối liên hệ chung, họ đã ra đi, đến với những nơi mà họ thuộc về. Và để làm được điều đó, họ đã phải rất linh hoạt trong mọi hoàn cảnh, đã thể hiện được sự thông minh, kiên cường, một khả năng thích nghi tuyệt vời để cố gắng sống một cách lâu nhất trong thời khắc khốc liệt và tìm ra đường sống.

Người đàn ông không có tên trong Tình yêu cuộc sống là một hình tượng vô cùng đẹp đẽ bởi ý chí kiên cường, sự thông minh và khả năng thích nghi tuyệt vời với tự nhiên. Anh bị một người bạn đồng hành bỏ rơi khi chẳng may bị trật chân khi cố gắng vượt qua con suối. Không còn chút hi vọng nào là người bạn đó sẽ quay lại giúp mình, người đàn ông buộc phải tự cứu mình trong cuộc phiêu lưu đầy nguy hiểm. Ngay từ đầu truyện Jack London đã tạo ra một không khí nghẹt thở báo hiệu cho những gì đang chờ ở phía trước. Hai nhân vật, một nhân vật Bill và một nhân vật chính không tên, cánh rừng rậm hoang vu, những con suối, mỏm đá, thú rừng và những cuộc hành trình mệt mỏi và nặng nhọc. Không gian ấy càng trở nên căng thẳng khi chỉ còn lại một nhân vật, ban đầu là những lời nói mệt mỏi thì sau đó hoàn toàn mất đi ngôn ngữ đối thoại. Bên cạnh việc miêu tả tâm

lý nhà văn còn tỏ ra rất hiểu về sinh lý con người khi miêu tả từng động tác, từng biến đổi của cơ thể, của những cảm giác đói hay đau đớn. Và cuộc đấu tranh giành lại sự sống đã bắt đầu. Đó là cuộc chiến kiếm tìm thức ăn mà ban đầu là một con tuần lộc caribu khi gã cầm lấy súng và nghĩ đến món bít tết bên bếp lửa. Tưởng chừng đó là điều đơn giản với một người đi rừng chuyên nghiệp và một tay súng thiện xạ nhưng con vật đã chạy thoát được. Và sau đó là liên tiếp các tình huống tương tự như lũ gà gô núi đá, con cá tuê, bọn sói, con gấu. Hoàn toàn đơn độc, không có vũ khí, người đàn ông đã không thể làm được gì để kiếm cái ăn, hắn đã phải ăn rau dại để sống. Con người cường tráng khỏe mạnh đó nhanh chóng đã trở thành tàn tạ, đến bắt một con gà bị thương cũng không nổi. Nhưng sức sống tiềm tàng cùng bản năng sống mãnh liệt đã cứu hắn khỏi cái chết, cứu hắn khỏi con gấu hung dữ và con sói đói. Có lẽ những con vật hoang dã đó cũng phải bị khuất phục trước một sinh vật mà sẵn sàng ăn thịt chúng dù có thể bị chúng ăn thịt.

Ý nghĩa câu chuyện thể hiện tập trung thông qua cuộc đấu tranh của và con sói ốm đói. Cả hai đang đứng trước cái chết cả hai không đủ sức để ăn thịt nhau nữa. Con sói cố tình đi theo con mồi yếu ớt để đợi gã ngã gục và ăn thịt còn gã thì cũng chờ có thế để có thể tìm thấy cơ hội sống. Cuối cùng thì gã cũng chiến thắng. Cái đói, cái rét, con gấu dữ và con sói đói đã không thể cướp đi cuộc sống của gã. Gã đã trở thành người anh hùng đẹp đẽ nhất mà Jack London dựng nên, một người hùng không dễ bị khuất phục, lê lết thoát ra khỏi cái chết bằng một niềm tin mãnh liệt rằng vượt qua hết những chặng đường đau khổ, đói rét này là đến với sự sống, là được sống, và phải cố gắng đến được với sự sống đó, không được phép cho mình chết. Câu chuyện cũng cho thấy rằng, tuy cô độc nhưng những con người này luôn vận động, luôn suy nghĩ; không phải chỉ nghĩ để tìm cách cứu mình, để giải quyết những khó khăn trong khả năng có thể; mà còn

nghĩ để biết mình vẫn sống, và nghĩ để cố gắng sống.

Trong sử thi, thiên nhiên là môi trường để người anh hùng thể hiện tài trí và sức mạnh của mình. Trong truyện của Jack London, thiên nhiên cũng là môi trường để nhân vật thể hiện mình, nhưng không chỉ là nơi thể hiện sức mạnh, mà là những thử thách khắc nghiệt nhất buộc con người phải vượt qua, phải chiến thắng không chỉ thiên nhiên mà còn phải chiến thắng chính bản thân mình. Những con người anh hùng đó chiến thắng nhờ bản năng sống bất diệt, trong hoàn cảnh khó khăn, bản năng sống của con người giúp họ tự xử lý được những khó khăn, tự biết chống chọi lại với giá rét, với thú dữ. Những động lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn cả là tình yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Câu chuyện Tình yêu cuộc sống không chỉ là một câu chuyện đơn thuần về một người đàn ông nghị lực, sống sót sau chuỗi ngày đói rét ở vùng đất hẻo lánh; mà đó còn như tôn chỉ cho các sáng tác của tác giả. Tất cả các nhân vật của ông vượt qua được khó khăn, thử thách hay không đều nhờ vào tình yêu và khát vọng sống đó có đủ mạnh mẽ hay không. Từ đó, nhà văn ca ngợi cuộc sống, ca ngợi tình yêu và niềm tin vào cuộc sống. Dù có khó khăn đến đâu, nhưng với tình yêu và niềm tin đó, con người có thể vượt qua tất cả. Có lẽ đây cũng là niềm an ủi tinh thần rất lớn để nhà văn tự động viên mình, khi bản thân phải sống trong xã hội tư bản mà mình căm ghét, nhưng vẫn cố kiếm tìm một cuộc sống mới tươi sáng, hạnh phúc, bằng chính tình yêu và niềm tin vào cuộc sống. Người đàn ông trong Tình yêu cuộc sống đã suy nghĩ khi phải đối mặt với con sói đói rằng: “Giá nó là một con sói khỏe mạnh, thì hẳn con người cũng chả xem vấn đề hệ trọng đến thế đâu, những nghĩ đến việc phải làm mồi cho cái dạ dày của cái vật ghê tớm và gần như chết rồi này, gã chẳng ưng chút nào.” [42, tr. 41, 42]

bao giờ có thể bò nốt dặm ấy. Và mặc dù thế, gã vẫn muốn sống. Thật là vô lý nếu gã phải chết sau khi chịu đựng tất cả ngần ấy thứ. Số mệnh đòi hỏi gã quá nhiều. Và đến lúc sắp chết, gã từ chối không chịu chết.”[42, tr. 42].

Đặc biệt hơn, làm tăng thêm tính ly kỳ, thú vị cho các tác phẩm phiêu lưu của Jack London là những cuộc phiêu lưu của các nhân vật nữ, đặc biệt là những người phụ nữ đã lớn tuổi. Cuộc phiêu lưu của bà Nauri trong Ngôi nhà của Mapuhi là một nhân vật như thế. Không được xây dựng là một người đàn bà đẹp toàn mỹ, đảm đang và yêu gia đình như trong các sử thi, Nauri là một người phụ nữ đã lớn tuổi, vất vả và nghèo khó, sống ở một đảo san hô quanh năm bão bùng, sóng gió. Cuộc đời của bà có lẽ chẳng bao giờ mơ đến một ngôi nhà cho đến khi người con trai may mắn tìm được một viên ngọc. Vui mừng vì dường như giấc mơ không bao giờ dám mơ đã gần thành hiện thực thì viên ngọc bị gán nợ, ước mơ hoàn toàn bị dập tắt. Rồi một cơn bão lớn ập đến hòn đảo nhỏ bé, cướp đi cuộc sống bình yên và bao mạng người đáng thương ở đây. Nauri cũng không may bị bão cuốn đi. Sau bao ngày cố gắng bám trụ lấy sự sống, tìm cách sống bằng tất cả bản năng và trí tuệ của con người, bà đã vượt qua sóng dữ, chiến thắng cái đói, cái chết và trở về. Thần kỳ hơn là bà trở về cùng viên ngọc và ước mơ về ngôi nhà của mình.

Cuộc trở về đầy kỳ vĩ của người đàn bà nghèo khó nhưng nghị lực và kiên cường này trở thành bài học quý giá hơn bao giờ hết về tinh thần dũng cảm, không chùn bước trước khó khăn, và một tình yêu, một khát vọng sống vô cùng mãnh liệt. Đây là hình ảnh một nữ anh hùng đẹp đẽ và đáng tự hào nhất mà Jack London đã xây dựng nên. Ở đây, người đọc cũng có thể thấy con người anh hùng trong truyện của Jack London có chút phi thường bởi bị đặt trong hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm như vậy, họ vẫn trở

về một cách bình yên, như những người hùng sử thi. Tuy sự trở về đó không lẫy lừng, không huy hoàng và đầy ngợi ca như sử thi, họ chỉ trở về trong yên lặng, trong sự đói và rét, trong một bộ dạng thân tàn ma dại, thậm chí là bị ám ảnh, mộng mị một thời gian như người đàn ông trong

Tình yêu cuộc sống, nhưng đó là sự trở về kỳ diệu nhất, đáng khâm phục

và đáng ngưỡng mộ nhất.

Trong hoàn cảnh đơn độc đó, con người dường như bộc lộ hết khả năng thích ứng của mình để chống chọi lại với thiên nhiên mà lúc này là kẻ thù lớn nhất của họ.

“Gã mở cái bọc và việc đầu tiên là đếm các que diêm. Có sáu mươi bảy que. Gã đếm tới ba lần cho chắc. Gã chia làm nhiều phần, gói bằng giấy dầu, cất một bó vào cái túi đựng thuốc lá rỗng không, một bó khác cất vào đai trong của chiếc mũ nhau nát, bó thứ ba vào dưới áo sơ mi. Làm xong việc đó, gã chợt hoảng và giở tất cả ra đếm lại. Vẫn còn nguyên sáu mươi bảy que.” [42, tr. 24]

Hình tượng người anh hùng trong truyện của Jack London không mang bóng dáng của cộng đồng, của tập thể, không đại diện cho tập thể mà chỉ là những cá nhân đơn lẻ, hành động hoàn toàn tự phát, không vì một kế hoạch, một mục tiêu nào được lên kế hoạch sẵn. Họ luôn xuất hiện trong tư thế đơn độc, thiếu thốn, không một sự giúp đỡ, không vũ khí phòng thân. Tuy nhiên, trong tình thế cô độc như vậy, những con người này vẫn có thể chiến thắng tự nhiên, vẫn giành giật được sự sống từ thiên nhiên hung dữ để trở về.

Jack London đã khéo léo xây dựng hoàn cảnh điển hình, hay có thể nói là không bình thường để tạo nên những nhân vật cũng hoàn toàn phi thường. Sự phi thường này thường thấy trong các sử thi, anh hùng ca. Đó là sức mạnh phi thường của thần thánh, là quyền năng vô hạn của các thần; và

nhờ sự phi thường mà họ có thể chiến thắng. Nhưng sự phi thường của những người hùng trong truyện ngắn của Jack London là của những con người bình thường, là những điều mà khó ai có thể làm được, hoặc khó có thể tin được. nhưng họ đã làm được và trở thành những con người đẹp nhất trong các trang sách.

Qua việc xây dựng nhân vật những người hùng chiến thắng dù trong tư thế đơn độc, Jack London muốn gửi gắm đến người đọc những vấn đề mang tính triết lý. Đó là việc đề cao tính tự lập, tự chủ trong mọi hoàn cảnh, trong mọi tình thế. Đồng thời cũng muốn khẳng định, con người luôn tồn tại trong một tập thể, chỉ có ở trong tập thể thì con người mới thực sự an toàn. Vì vậy, sự gắn kết cộng đồng là vô cùng quan trọng. Những người hùng trong truyện ngắn của ông chiến thắng thiên nhiên đều là nhờ bản năng sinh tồn và một khát vọng được sống bền bỉ, thêm đó có thể là chút may mắn, chút liều lĩnh trong tình thế không còn gì để mất. Nhưng trên hết vẫn là sự đoàn kết tập thể và sự gắn kết giữa người và người. Trong hoàn cảnh xã hội hiện tại mà Jack London đang sống thì điều mà ông mong muốn có lẽ quá xa xôi, như giấc mơ của Mapuhi khó có thể thành hiện thực. Nhưng ông vẫn hi vọng và mơ ước về một xã hội tốt đẹp hơn, như ước mơ về ngôi nhà của Mapuhi một lần nữa lại trở về với họ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất sử thi trong truyện ngắn của Jack London (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)