Những cuộc đấu tranh mang màu sắc sử thi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất sử thi trong truyện ngắn của Jack London (Trang 97 - 110)

CHƢƠNG 2 : HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI SỬ THI

3.3. Không gian xã hội đối chọi khốc liệt

3.3.2. Những cuộc đấu tranh mang màu sắc sử thi

Những câu chuyện về tình yêu đẹp đẽ như Con trai của sói là câu chuyện tình đẹp đẽ về sự đấu tranh quyết liệt cho tình yêu không phân biệt màu da, sắc tộc. Sự tranh giành nàng Zarinka xinh đẹp của Mackenzi đã khiến bộ tộc Quạ thấy phẫn nộ, tức giận và quyết đấu để trừng trị Sói. Câu chuyện nói đến sự dã man khi người da trắng dưới hình thức đi khai hóa văn minh, khai hoang vùng đất mới đã ỷ mạnh ức hiếp yếu, buộc người da đỏ mông muội phải phục tùng, cung phụng mình. Nhưng điều luận văn muốn nhấn mạnh ở đây không phải sự xung đột mang tính chất sắc tộc đó, mà là cuộc đấu tranh dành lại tình yêu, hạnh phúc của người con trai ở bộ tộc Sói với người con gái ở bộ tộc Quạ. Từ sự đấu tranh đó, tác giả đã cho người đọc thấy những cuộc đấu tranh ở đây tuy là khốc liệt với một không gian xã hội đầy bất công, nhưng nó vẫn mang một vẻ đẹp đầy huyền thoại và luôn luôn mê hoặc người đọc.

cực, ở xa quê hương xứ sở, anh có cảm giác như có tiếng gọi của sự thừa kế đó – chỉ ham muốn quyền hành, một tình cảm ngông cuồng đối với nguy hiểm, nhiệt huyết chiến đấu, lòng quyết thắng hoặc chịu chết” [42, tr.267].

Cuộc đấu tranh cho tình yêu, giành giật tình yêu thực sự là thuộc về kẻ mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn trong cuộc chiến đấu đó. Không chỉ dùng trí thông minh, sự ranh mãnh bản chất của bộ tộc Sói, Mackenzi còn sử dụng sức mạnh của ý chí và của sức mạnh thể lực. Trong cuộc chiến tay đôi với Gấu, bản năng tự vệ và khao khát chiến thắng kẻ thù đã cháy lên trong anh: “Một vạn năm văn minh đã biến khỏi con người Mackenzi như một cái vỏ bề ngoài, anh đã trở thành một nguyên thủy sống trong động quyết chiến để giành giật con mái của mình” [42, tr.274]. Mackenzi mang tính cách của những anh hùng sử thi khi thể hiện một sức mạnh ghê gớm nhằm gạ gục kẻ thù, và một tinh thần sắt đá để chiến thằng một cách tuyệt đối. Cuộc tranh đấu của Mackenzi vì vậy trở nên phi thường, sự phi thường mang tính trí tuệ và đấy sức mạnh của màu sắc sử thi.

Trong truyện, ta còn thấy sự đấu tranh trong cùng huyết thống giữa nàng Zarinka xinh đẹp với bộ tộc của nàng. Nếu việc yêu và bỏ đi theo một người da trắng đối với bộ tộc Quạ là một điều xấu xa, thì Zarinka lại coi đó là hạnh phúc của cô. “Cặp mắt đen của cô nhìn về phía đồng bảo của mình có vẻ sợ hãi, vừa thách thức. Trông cô căng thẳng như sợi dây cung bị kéo hết sức thậm chí tưởng như cô không thở được... Nhưng khi Mackenzi vừa thoáng nhìn cô, Zarinka dường như nhẹ hẳn người. Cơ bắp căng thẳng dãn ra, cô thở một hơi, dướn người về phía trước, nhìn đáp lại anh bằng một cái nhìn trung thành vô hạn” [42. tr.271]. Sự trung thành và tình yêu bất diệt cô dành cho người đàn ông da trắng đã khiến cô chiến thắng định kiến, chiến thắng những mâu thuẫn, xung đột, những thù hằn từ xưa đến nay của hai bộ

tộc. Với cô, tình yêu với Mackenzi là điều thiêng liêng nhất, cô không coi việc theo Mackenzi là sự thất bại của bộ tộc Quạ với Sói, mà đơn giản đó chỉ là thứ tình yêu lớn lao cô dành cho anh, cùng khát khao là được sống với người cô yêu tha thiết. Tình yêu luôn làm nên những câu chuyện đẹp, và tình yêu trong các câu chuyện của Jack London còn là một tình yêu huyền thoại, bí ẩn nhưng bỏng cháy những cảm xúc. Tình yêu đó có thể chiến thắng mọi vật cản, mọi trở ngại để đến được hạnh phúc. Với hai con người – như Romeo và Juliet của Shakespeare, đấu tranh để vượt qua định kiến, chiến thắng định kiến cay nghiệt đó.

Truyện ngắn Hội những người già (The League of Old Men,) cũng là câu chuyện về sự đấu tranh quyết liệt chống lại sự xâm lược của người da trắng với lãnh thổ của người da đen. Bộ lạc Cá Trắng thân yêu của lão Imbơ đã gần như tuyệt chủng, chỉ còn lão là người duy nhất còn tồn tại, thanh niên và đàn bà đều đã bỏ đi hết, hầu hết là đi với người da trắng. Sự xung đột của bộ lạc Cá Trắng và bộ lạc Penli giờ không còn là vấn đề to tát bởi tất cả đều bị người da trắng hủy hoại tất cả. Tội ác của những kẻ xâm lược người da trắng gây ra đã quá sức chịu đựng của Imber, buộc ông đi đến những hành động đấu tranh chống lại kẻ thù một cách tự phát nhất, điên dại nhất: giết hết bọn da trắng. Người da trắng đầu tiên đến bộ lạc của Imber đã mang đi nàng Noda, con gái vị thủ lĩnh; người da trắng thứ hai đến và mang đi sáu con chó khỏe nhất của bộ lạc; người thứ ba đến và mang đi hai mươi con chó khỏe nhất,… cứ như thế, những người tiếp theo cứ đến, mang quà đổi lấy những thanh niên khỏe mạnh của họ. Dần dần, bộ lạc Cá Trắng suy yếu và bị chiếm hết đất đai. Thậm tệ hơn, người da trắng đến còn mang theo những bệnh tật gây ra những cái chết đáng thương cho dân làng.

người da trắng nhận thức ra chính họ, bằng những suy nghĩ của viên quan toàn trán rộng:

“Viên quan tòa trán rộng cũng đang nghĩ về những chiếc bóng: trước mặt ông hiện lên một đạo quan cùng chủng tộc với ông, đang hùng dũng tiến bước, người nào cũng mặc áo giáp sắt, đầu đội mũ đồng, cái đạo quân nghĩ ra pháp luật và quyết định vận mệnh của các dân tộc khác... Và đằng sau những cảnh đó, ông như nhìn thấy cái pháp luật nghiêm khắc và mạnh mẽ bất di bất dịch và tàn bạo, mạnh hơn những sinh vật nhỏ là những con người đang hành động nhân danh nó, hoặc đang chết dần dưới ách nặng nề của nó, – mạnh hơn cả ông ta, vị quan tòa, mà trái tim đang cầu xin được tha thứ.” [42, tr.386, 387]

Có lẽ viên quan tòa đã nhận ra tất cả những “văn minh” mà chủng tộc ông mang lại là một thứ vũ khí giết người tàn bạo nhất, giết chết tất cả những sinh vật đang thoi thóp, mà rõ ràng nhất trước mắt ông là một bộ lạc giờ chỉ còn một ông già duy nhất, đang cố chiến đấu một cách điên cuồng để bảo vệ chủng tộc của mình. Và ông cũng nhận ra sự tàn bạo, dã man không chỉ dành cho hành động giết những người da trắng một cách “vô cớ” của Imber mà chính là sự xâm lược của chủng tộc ông, đó không còn là khai hóa văn minh, khai hoang vùng đất mới, mà là áp bức, bóc lột, dồn nén những con người lương thiện, vô tội vào bước đường cùng, buộc họ phải đứng lên phản kháng, phải gây ra tội ác không đáng có. Sự thú tội nhưng thực chất là buộc tội đầy dũng cảm đó đã khiến viên quan tòa dường như tỉnh ngộ, sự tranh đấu đơn độc của Imber quá ngoan cường để ông nhận ra rằng sự tự do, hòa bình và tình yêu là điều quan trọng nhất, và Imber đơn độc đấu tranh chính là để giành lại những điều ấy cho dân tộc mình. Người anh hùng đơn độc Imber trở thành một hình tượng đẹp đẽ cho

tình yêu, niềm tự hào với bộ tộc mình, đã hành động hết sức dũng cảm để bảo vệ bộ tộc.

Trong những cuộc chiến, dù với tính chất đấu tranh nào, Jack London vẫn luôn khai thác được vẻ đẹp cao cả của con người trong đó. Đó có thể là cuộc chiến tranh vì nghĩa, bảo vệ dân tộc,... có thể là cuộc chiến tranh bảo vệ tình yêu, cuộc sống, bảo vệ tự do của chính bản thân nhân vật,... nhưng tựu chung lại, mọi nguyên nhân đấu tranh đều với mục đích cao cả là vì hòa bình và tự do, vì tình yêu và cuộc sống hạnh phúc. Trong những cuộc đấu tranh khốc liệt, những xung đột xã hội khốc liệt đó, Jack London luôn thể hiện một niềm tin và sự hi vọng lớn lao về một thế giới hòa bình, không chiến tranh, về sự bình đẳng và hơn cả là tình người cao đẹp. Giá trị nhân văn cao cả đó càng làm đẹp thêm những tác phẩm của ông, và không thể phủ nhận rằng, tác phẩm Jack London luôn cuốn hút mọi thế hệ người đọc.

TIỂU KẾT

Trên đây, chúng tôi đã nghiên cứu khía cạnh không gian sử thi rất đặc trưng trong truyện ngắn Jack London. Không gian trong truyện ngắn Jack London quyết định một phần thành công của tác giả, và đặc biệt, khi tác giả dựng nên không gian đậm chất sử thi hào hùng, huyền bí, đầy bất ngờ và gay cấn thì những câu chuyện kể của Jack London càng trở nên hấp dẫn hơn.

Đó là không gian hoang sơ, phủ đầy một màu trắng đến rợn người của tuyết, một không gian vô cùng tĩnh mịch khiến con người có thể cảm nhận được sự sợ hãi, sự mệt mỏi. Đó còn là không gian cả bao la, rộng lớn, là những vùng biển vắng vẻ, hoang sơ, ít có sự xuất hiện của con người. Sự sống trên những hòn đảo đó là quá nhỏ nhoi so với sự vĩ đại của biển cả. Đặc biệt là những con sóng, chúng to lớn, dữ dằn như những bàn tay khổng lồ sẵn sàng lao vào con người và cuốn đi tất cả sự sống bất cứ lúc nào. Tất

cả vẽ nên một khung cảnh tráng lệ đến đáng sợ của thiên nhiên. Thiên nhiên như trở thành một nhân vật nguy hiểm, tiềm ẩn những sức mạnh vô biên cùng những mối đe dọa đầy chết chóc, có thể giết chết những con người nhỏ bé bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, cái lạnh, cái màu trắng đến rợn người của tuyết, cái im lặng đến ám ảnh, những con sói đói chỉ chờ trực ăn thịt con người...; những con sóng lớn, những trận cuồng phong điên cuồng của biển cả, những con cá mập to lớn đáng sợ... có lẽ không đủ để làm con người – những nhân vật anh hùng – phải sợ hãi. Họ không nao núng mà lao vào chốn hiểm nguy, xông pha vào những nơi thâm sơn hoang vu nhất, nguyên thủy nhất, như để thử thách chính con người mình. Họ chinh phục thiên nhiên, và đôi khi phải trả giá, trong số họ có người thắng và kẻ thất bại, nhưng tất cả đều nổi bật nên một nhân cách đáng quý nhất: đó là sự dũng cảm, ý chí kiên cường, niềm tin vô tận vào cuộc sống, yêu tự do, ham thích khám phá, phiêu lưu mạo hiểm, thậm chí phải đặt cược tính mạng của mình cho thiên nhiên. Điều thú vị nữa là Jack London đã tạo ra một không gian xã hội đậm chất sử thi khi khai thác những con người anh hùng trong những cuộc đấu tranh xã hội anh hùng.

KẾT LUẬN

Màu sắc sử thi trong văn học luôn là đề tài hấp dẫn đối với các nhà văn, và nó hấp dẫn hơn nữa đối với Jack London khi ông là một con người luôn luôn ham thích những cái mới lạ, những miền đất mới xa xôi, thích trở về với những thứ nguyên thủy bởi nó mang vẻ đẹp doang dã, tự nhiên vốn có. Bởi vậy, luận văn Tính sử thi trong truyện ngắn Jack London đã tìm tòi và nghiên cứu phần nào những nét cơ bản nhất về tính chất sử thi trong truyện ngắn của ông.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã phân tích được tính sử thi trong truyện ngắn của Jack London thể hiện một cách rõ ràng ở những vấn đề như cảm hứng ngợi ca hoàng tráng, hình ảnh con người sử thi và hình ảnh không gian sử thi. Qua đó, chúng tôi muốn nhấn mạnh cảm hứng sử thi trong mỗi tác phẩm của Jack London được thể hiện như thế nào và nhằm mục đích cao cả gì.

Ở mỗi vấn đề, cảm hứng sử thi nổi bật lên với trước hết là những cảm hứng ngợi ca, là sự cảm phục, yêu mến và tôn thờ những người anh hùng – mà trong tác phẩm là những người có lòng dũng cảm, có tinh thần thép để sẵn sàng đối mặt với những thử thách vô cùng nguy hiểm; là những con người có tấm lòng cao cả, có sự hi sinh lớn lao mà khó có ngôn từ nào có thể diễn tả, và hơn cả là họ có niềm tin và tình yêu vào cuộc sống một cách mãnh liệt. Cảm hứng ngợi ca hoành tráng thể hiện trước hết ở những xung đột hoành tráng: là những xung đột giữa con người với tự nhiên, con người với con người và con người với xã hội, với môi trường sống xung quanh. Mỗi một xung đột đều được đẩy đến cao trào của mâu thuẫn và từ đó, những con người anh hùng, những hành động dũng cảm; hay những

thành tâm điểm của tác phẩm, và thành dấu son đáng nhớ trong lòng người đọc. Kết hợp với tính trang nghiêm từ ngôi kể, các câu chuyện của ông trở nên hấp dẫn hơn. Vừa kể ở ngôi thứ ba với điểm nhìn toàn tri, điểm nhìn từ bên ngoài của nhân vật “biết tuốt” hết tất cả mọi việc của nhân vật. Nên như sử thi, hình tượng người anh hùng được hiện lên bằng ánh mắt của sự ca ngợi, ngưỡng mộ, vừa được kể ở ngôi thứ nhất một cách chủ quan với những nhận định và đánh giá riêng của mỗi nhân vật. Từ đó, các câu chuyện của Jack London đến với người đọc một cách hoàn toàn tự nhiên, sâu sắc và hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Hình tượng con người sử thi với những người anh hùng, cả chiến thắng và chiến bại đều được Jack London thể hiện một cách xuất sắc. Trong những con người ấy, khó khăn không làm họ chùn bước, thất bại không làm họ đau khổ cũng như chiến thắng không làm họ tự phụ. Họ chỉ có một niềm đam mê duy nhất là được đối mặt với khó khăn ở những nơi nguy hiểm nhất, những nơi hoang dã nhất. Và dù kết quả cuộc chinh phục tự nhiên ấy có như thế nào thì họ vẫn hài lòng với chính bản thân mình, vì họ đã làm được những điều mà không phải ai cũng dám làm. Điều đặc biệt về những con người anh hùng này là họ luôn xuất hiện trong tâm thế đơn độc, một mình chiến đấu với thiên nhiên khốc liệt. Chính điều đó giải thích tại sao dù có thất bại, những con người đó vẫn hài lòng chết một cách hiên ngang nhất, bởi họ chính là những người vĩ đại nhất, những con người xứng đáng được tôn vinh, và cũng bởi trong chính những hoàn cảnh nguy nan nhất, họ luôn giữ được niềm tin và tình yêu cuộc sống bất diệt.

Một vấn đề không thể thiếu để tạo ra một tác phẩm mang tính sử thi hoàn chỉnh là một không gian mang đậm màu sắc sử thi. Tràn ngập trong các tác phẩm của Jack London là màu trắng của tuyết phương Bắc, với những tiếng rít của gió, tiếng hú của chó sói và đáng sợ hơn cả một sự tĩnh

mịch đến rợn người, mà ở đó có lẽ người ra chỉ nghe được tiếng thở từ lồng ngực, tiếng con tim đập giục giã họ cố gắng vượt qua khó khăn; là màu xanh lộng gió của biển phương Nam, với những con sóng lớn, sóng nhỏ nối nhau như thử thách những người gan dạ và đầy đam mê thử thách, với những cơn bão đáng sợ chỉ chực cướp đi sự sống của những con người bé nhỏ; là một không gian xã hội khốc liệt đã sinh ra những người hùng gan góc và khát khao tự do. Tất cả những màu sắc phong phú ấy tạo nên một bản anh hùng ca hùng tráng nhất, để ca ngợi những con người anh hùng vĩ đại nhất trong văn học.

Đây là một đề tài lớn, đòi hỏi sự tìm tòi kỹ lưỡng và công phu. Vì vậy, chúng tôi chỉ xin đóng góp một phần nhỏ những kết quả nghiên cứu của mình, nhằm làm rõ phần nào việc tìm hiểu tính sử thi trong tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất sử thi trong truyện ngắn của Jack London (Trang 97 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)