Nhiệm vụ chung của KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (Trang 66 - 69)

9. Cấu trúc của luận văn

3.4. Chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao

3.4.1. Nhiệm vụ chung của KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp

Định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011–2020 đã xác định chiến lược phát triển trồng trọt với mục tiêu tổng quát là: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Trong đó, giai đoạn 2011-2015 bảo đảm tốc độ tăng trưởng

nông nghiệp ổn định 3,3-3,8%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 3,5-4%/năm, tạo chuyển biến rõ rệt về mở rộng quy mô sản xuất bình quân của hộ và ứng dụng KH&CN, hình thành một số ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Trong phát triển sản xuất nông nghiệp, coi trọng phát triển sản xuất lúa gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo sản lượng lúa đến năm 2020 đạt hơn 41 triệu tấn lúa trên diện tích canh tác 3,7 triệu ha; phát triển cây trồng hàng hóa có khả năng cạnh tranh mạnh, hiệu quả cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trước yêu cầu trên, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt định hướng nhiệm vụ phát triển KH&CN đối với nông nghiệp19, trong giai đoạn 2011- 2020 đã xác định các nhiệm vụ quan trọng, trong đó có một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

- KH&CN phải góp phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành một nước mạnh về nông nghiệp, một trung tâm của thế giới về lúa gạo và sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới có khả năng tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, có tính cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.

- Ứng dụng rộng rãi CNSH để tạo các giống cây, con mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh và có khả năng thích nghi điều kiện biến đổi khí hậu, xác định và phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm mới phát sinh, tạo các chế phẩm sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.

- Nghiên cứu bảo tồn và khai thác hợp lý, có hiệu quả cao các nguồn gen trong nông nghiệp, đặc biệt là các nguồn gen đặc hữu của Việt Nam phục vụ cho việc tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao. Nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển an toàn thực phẩm biến đổi gen.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến và giải pháp phù hợp để chế biến, bảo quản và đa dạng hóa các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, góp

19 Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011 – 2020.

phần xây dựng các thương hiệu mạnh cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam; nghiên cứu kết hợp công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm truyền thống để chế biến, bảo quản một số đặc sản truyền thống ở quy mô công nghiệp, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đối với các vùng, địa phương:

+ Hoạt động KH&CN vùng cần tập trung vào khai thác các lợi thế và điều kiện đặc thù của từng vùng để đẩy mạnh sản xuất hàng hóa là các sản phẩm chủ lực; tạo môi trường hợp tác, liên kết giữa các địa phương.

+ Hình thành tại mỗi vùng một số mô hình liên kết giữa KH&CN với giáo dục và đào tạo, sản xuất, kinh doanh, hướng vào khai thác các lợi thế của vùng về các điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội.

+ Xây dựng hệ thống tổ chức và cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động KH&CN trong vùng, như các viện nghiên cứu và phát triển, các trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng, trung tâm ứng dụng kết quả nghiên cứu …

- Đối với các vùng kinh tế trọng điểm: Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ. Phấn đấu đạt tốc độ đổi mới công nghệ của vùng đạt bình quân 20 – 25%/ năm; tỷ lệ công nghệ tiên tiến đạt khoảng 45%. Hình thành một số khu nông nghiệp ứng dụng CNC, khu CNTT tập trung. Đẩy mạnh ứng dụng CNSH, công nghệ bảo quản và chế biến sau khu hoạch. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Chú trọng phát triển sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch với quy mô công nghiệp phục vụ CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới.

- Đối với vùng kinh tế trọng điểm ĐBSH: Phát huy vai trò đầu tàu và ảnh hưởng lan tỏa của Thủ đô Hà Nội như một trung tâm KH&CN hàng đầu của cả nước.

Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương và chính sách để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp phục vụ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Đối với việc đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu trong trồng trọt nhằm nâng

cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, bên cạnh những chính sách chung, các giải pháp tổng thể và trên cơ sở phạm vi đề cập của luận văn, xin chỉ tập trung vào các nhóm giải pháp chính, bức xúc nhất cần quan tâm giải quyết như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)