Các hình thức chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (Trang 34 - 35)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2. Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nổi bật trong trồng trọt

2.2.1. Các hình thức chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông

trồng trọt vùng Đồng bằng sông Hồng

2.2.1. Các hình thức chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng bằng sông Hồng

Chuyển giao công nghệ trong trồng trọt ở ĐBSH hiện nay, phổ biến là theo hình thức trực tiếp với các hình thức chủ yếu sau:

- Mở các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, hội thảo đầu bờ: Hình thức này được dùng khá phổ biến ở nhiều nơi, nhiều vùng. Ðiểm nổi bật của hình thức này là nông dân phải tự thực hành việc sản xuất theo công nghệ mới bằng kiến thức tiếp thu được trên lớp và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất của chính mình.

10 Theo Ts.Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội, Kỷ yếu Hội nghị KH&CN các tỉnh vùng ĐBSH lần thứ VIII (2009-2011), Vĩnh Phúc, tháng 4-2011.

- Hướng dẫn tại chỗ: Hình thức này thường được áp dụng cho nơi trình độ tiếp thu của người dân còn có hạn; hoặc áp dụng ở những dự án đưa cây trồng, vật nuôi hoàn toàn mới lạ vào sản xuất tại địa phương. Cán bộ KH&CN hướng dẫn nông dân sản xuất theo phương pháp mới, khoa học, sau đó bà con sẽ tự làm, áp dụng.

- Chuyển giao trọn gói, trả công theo kết quả thực tế: Hình thức này được áp dụng cho việc hướng dẫn trồng trọt một loại cây mới. Toàn bộ công việc thường được khoán gọn theo một mức giá thoả thuận.

- Hướng dẫn từng khâu, tạo cho nông dân phương pháp suy nghĩ và cùng tham gia: Hướng dẫn từng khâu, từng công đoạn và để cho nông dân học hỏi, cùng tham gia vào quá trình CGCN. Hiện nay nhiều chương trình đã áp dụng phương pháp này và nó được nâng lên như những thí dụ điển hình của phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân.

- Sử dụng hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng: Các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với cơ quan khoa học xây dựng các chương trình giới thiệu từng phần hoặc đầy đủ các công nghệ trồng trọt, chế biến, bảo quản nông sản. Hình thức này tuy mới hình thành nhưng thu hút được sự chú ý của đông đảo nhân dân và bước đầu hứa hẹn nhiều triển vọng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)