Nhân lực KH&CN tập trung đông nhưng còn bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (Trang 46 - 48)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.3.Nhân lực KH&CN tập trung đông nhưng còn bất cập

Nguồn nhân lực tại chỗ của nông thôn hiện nay rất lớn, nhưng tỉ lệ lao động được đào tạo nghề lại quá thấp. Theo thống kê, năm 2000 cả nước có gần 30 triệu người trong độ tuổi lao động ở nông thôn, nhưng số người được đào tạo chỉ chiếm 9,27%. Nhân lực làm công tác khuyến nông quá mỏng, ở cấp xã thường có 01 người, có nơi cán bộ khuyến nông là biên chế kiêm nhiệm. Trong khi đó, các cơ quan khoa học, kể cả cơ quan nghiên cứu về khoa học nông nghiệp (viện nghiên cứu, trường đại học) thường có trụ sở tập trung ở thành phố Hà Nội.

Nhân lực KH&CN còn bất hợp lý về ngành nghề, trình độ, lĩnh vực hoạt động; chưa bám chắc và “cắm rễ“ sâu với đồng rộng; còn hạn chế về năng lực thực hành, kỹ năng về công nghệ; tỷ lệ lao động được đào tạo ở nông thôn quá thấp trong khi nguồn nhân lực tại chỗ rất lớn; chính sách khuyến khích cán bộ KH&CN tình nguyện về nông thôn công tác còn bất cập... Theo Bộ KH&CN, nguồn nhân lực KH&CN trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển (trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển) như sau:

Bảng 2.9: Số lượng nhân lực nghiên cứu và phát triển trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển theo lĩnh vực khoa học năm 2010 (người)

TT Lĩnh vực Số

người

Trình độ

Tiến sĩ Thạc sĩ Đạihọc Khác

Chung toàn bộ 60.543 5.293 11.081 28.689 15.480 1 Khoa học xã hội và nhân văn 6.420 667 1.585 3.554 614 2 Khoa học tự nhiên 4.460 894 975 1.987 604 3 Khoa học nông nghiệp 15.302 1.139 2.678 7.443 4.052 4 Khoa học y – dược 6.548 844 1.396 2.710 1.598 5 Khoa học kỹ thuật và công

nghệ

27.813 1.749 4.447 13.005 8.612

Số liệu trên cho thấy năm 2010 có trên 60 nghìn người làm việc trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển, trong đó số cán bộ nghiên cứu có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên là trên 45 nghìn người (Bảng 2.9 và 2.10).

Bảng 2.10: Số lượng và cơ cấu cán bộ nghiên cứu

trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển theo trình độ (%)

Chung toàn bộ

Chia theo trình độ

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học/Cao đẳng Số lượng Năm 1995 13.956 2.163 346 11.447 Năm 2010 45.063 5.293 11.081 28.689 Cơ cấu tỷ lệ Năm 1995 100,00% 15,50% 2,48% 82,02% Năm 2010 100,00% 11,75% 24,59% 63,66%

(Nguồn: Một số kết quả điều tra tiềm lực KH&CN của các đơn vị KH&CN thuộc bộ ngành trung ương16).

Bảng 2.11: Cơ cấu tỷ lệ cán bộ nghiên cứu

trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển theo trình độ và lĩnh vực

Tỷ lệ Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học/

Cao đẳng

Chung toàn bộ 100% 11,75% 24,59% 63,66%

1 Khoa học xã hội và nhân văn 12,88% 1,48% 3,52% 7,89% 2 Khoa học tự nhiên 8,56% 1,98% 2,16% 4,41% 3 Khoa học nông nghiệp 24,97% 2,53% 5,94% 16,49% 4 Khoa học y – dược 10,98% 1,87% 3,10% 6,01% 5 Khoa học kỹ thuật và công nghệ 42,61% 3,88% 9,87% 28,86%

Ghi chú: Tỷ lệ trình độ tính trên tổng số

(Nguồn: Bộ KH&CN, Cục Thông tin KH&CN quốc gia).

16 Tăng Văn Khiêm (1995) Chủ biên, Hội thảo Chính sách phát triển nhân lực KH&CN, Hà Nội, ngày 03/07/2012

Xem xét phân bổ trình độ của nhân lựcnghiên cứu trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển của Việt Nam cho thấy năm 2010, tỷ lệ cán bộ nghiên cứu có trình độ tiến sĩ là 11,75%, thạc sĩ là 24,59% và đại học, cao đẳng là 63,66% (Bảng 2.10). Tỷ lệ các cán bộ nghiên cứu có trình độ tiến sĩ trong các tổ chức R&D giảm từ 15,5% năm 1995 xuống còn 11,75% vào năm 2010, trong khi tỷ lệ cán bộ nghiên cứu có trình độ thạc sĩ tăng lên.

Phân bố cán bộ nghiên cứu (có trình độ cao đẳng, đại học trở lên) trong các tổ chức R&D theo lĩnh vực KH&CN như sau: Khoa học xã hội và nhân văn là 12,88%; khoa học tự nhiên là 8,56%; khoa học nông nghiệp là 24,97%; khoa học y dược là 10,98%; khoa học kỹ thuật và công nghệ là 42,61% (Bảng 2.11).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng CGCN vào nông nghiệp thấp, trong đó nổi bật là đầu tư thấp và cơ chế chính sách bất cập. Theo Ngân hàng thế giới, tổng đầu tư cho một cán bộ nghiên cứu ở Việt Nam chỉ bằng 09% của Indonesia và Thái Lan, bằng 2,5% của Malaysia. Những yếu kém, hạn chế về cơ chế chính sách khó chứng minh bằng con số thực tế, nhưng rõ ràng nó tác động mạnh mẽ đến việc khuyến khích cán bộ KH&CN hăng hái dốc toàn tâm cho việc nghiên cứu, các đơn vị KH&CN gắn bó thiết tha đóng góp cho sản xuất. Mặt khác do thu nhập và hiệu quả sản xuất thấp nên nông dân không gắn bó với nông nghiệp...

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (Trang 46 - 48)