Khái quát về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vùng Đồng bằng sông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (Trang 32 - 34)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1. Khái quát về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vùng Đồng bằng sông

2.1. Khái quát về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vùng Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Hồng

2.1.1. Đặc điểm khái quát về Đồng bằng sông Hồng

Vùng ĐBSH có 11 tỉnh, thành phố, bao gồm Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ diện tích tổng cộng khoảng 16.640 km², là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế và xã hội, vùng kinh tế lớn thứ hai của nước ta. ĐBSH có đất đai màu mỡ, có nhiều lợi thế về nông nghiệp, nhiệt độ không khí trung bình của vùng khoảng 22,5-23,5°C/năm, lượng mưa trung bình năm 1400-2000mm/năm.

ĐBSH có mật độ dân cư cao, gấp 3,58 lần so với bình quân chung của cả nước (949 người/km2). Diện tích đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm 5,4% diện tích cả nước9. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp/hộ thấp nhất cả nước (459m2/hộ), nhưng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản chiếm gần 18%, trong đó sản lượng lúa chiếm 16,5% của cả nước. Vì vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSH có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

Thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, vùng ĐBSH đã được định hướng và đầu tư khá toàn diện, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp, về cơ bản phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển.

9Theo Tổng cục Thống kê, diện tích đất trồng cây hàng năm của ĐBSH là 689.940 ha, trong đó đất trồng lúa là 619.950 ha.

Giai đoạn 2006 – 2010, bằng các nguồn vốn khác nhau (ODA, ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ), phần lớn hệ thống thủy lợi hiện có trong vùng đã được cải tạo, nâng cấp, từng bước hiện đại hóa như hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, Bắc Nam Hà, sông Nhuệ, An Kim Hải, Bắc Đuống; các trạm bơm, hệ thống đê sông, đê biển, hồ chứa nước được tu bổ, cải tạo nâng cấp và đầu tư xây dựng mới; các tuyến đê sông Hồng trên địa bàn thành phố Hà Nội và ở các địa phương trong vùng đã và đang tiếp tục cứng hóa để đáp ứng nhu cầu cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

Bảng 2.1: Giá trị sản phẩm trồng trọt thu được/ha đất trồng trọt của đồng bằng sông Hồng năm 2008 – 2011

Năm Giá trị thu được (tỷ đồng)

2008 63,50

2009 65,07

2010 77,05

2011 94,25

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Các trung tâm sản xuất giống thủy sản, giống cây trồng, vật nuôi đã được đầu tư về cơ bản và từng bước được nâng cấp. Các công trình đầu tư đã và đang phát huy hiệu quả, tạo nhiều lợi thế cho vùng ĐBSH không chỉ về phát triển nền nông nghiệp truyền thống mà còn là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn, CNC và chất lượng tốt, đồng thời phục vụ đời sống của dân cư trong vùng.

2.1.2. Mạng lưới nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vùng Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Hồng

ĐBSH là trung tâm lớn về kinh tế, KH&CN, nơi tập trung nhiều trường đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trung tâm, chuyển giao, ứng dụng KH&CN, nơi có nhiều cán bộ KH&CN làm việc. Trong vùng, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 80 trường đại học, cao đẳng, hơn 113 cơ quan, viện nghiên cứu. Theo thống kê, số lượng giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học

đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội chiếm khoảng 65% tổng số các nhà khoa học trong cả nước. Hà Nội tập trung tới 14/17 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Từ năm 1993 đến nay đã có gần 400 tổ chức đăng ký hoạt động KH&CN thông qua Sở KH&CN Hà Nội10.

Ở mỗi tỉnh trong vùng ĐBSH đều có sở KH&CN trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN mà UBND tỉnh, thành phố và Trung ương giao. Các trung tâm ứng dụng KH&CN (thuộc ngành KH&CN), trung tâm khuyến nông (thuộc ngành NN&PTNT) đều hỗ trợ đắc lực cho CGCN và tiến bộ kỹ thuật mới tới nông dân ở các địa bàn trong vùng.

Bên cạnh đó, có một lực lượng đông đảo các cơ sở nghiên cứu triển khai của các tổ chức KH&CN đặt tại các địa phương. Riêng khối nông nghiệp của Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã có tới 18 viện trực thuộc. Về lĩnh vực thủy lợi, có tới 8 viện, 38 trường, 18 hiệp hội và 19 hội chuyên ngành; về lĩnh vực công nghiệp cũng có tới hàng chục đơn vị về thương mại, hỗ trợ đầu tư. Thông qua các tổ chức KH&CN của mình, đội ngũ các nhà khoa học sinh sống ở Hà Nội và các tỉnh đã tham gia vào việc hỗ trợ cho nông dân ĐBSH tiếp cận với KH&CN và tiến bộ kỹ thuật mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)