Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của chính sách nghiên cứu khoa học và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (Trang 51 - 53)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của chính sách nghiên cứu khoa học và

khoa học và chuyển giao công nghệ đối với cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng

2.4.1. Nguyên nhân khách quan

Tuy ĐBSH là vùng đất có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời, nhưng kinh tế - xã hội ở một số tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, sự phát triển của Thủ đô cũng chưa đủ gây ảnh hưởng lớn tới các tỉnh lân cận trong vùng. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp chịu rủi ro cao do sự tác động trực tiếp của thời tiết, dịch bệnh, việc phòng chống, khắc phục hậu quả phức tạp, hơn nữa do đặc thù đầu tư vào nông nghiệp tỷ suất lợi nhuận/vốn không cao, thời gian thu hồi vốn kéo dài, rủi ro lớn, môi trường đầu tư chưa thuận lợi nên khó thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Vì vậy, đầu tư NCKH cho khu vực này đòi hỏi nguồn lực rất lớn của Nhà nước cũng như toàn xã hội.

2.4.2. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác xây dựng cơ chế chính sách nhìn chung còn chậm và thiếu đồng bộ. Do thiếu hướng dẫn cụ thể và không đồng bộ giữa các chính sách nên việc chuyển đổi cơ chế hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập, trong đó có ngành nông nghiệp sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn nhiều vướng mắc. Đáng lưu ý là chính sách về tài chính phục vụ chuyển đổi còn rất chậm, chưa thực sự phù hợp với thực tiễn nước ta nên có tình trạng “cắt khúc” giữa nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất.

- Hệ thống các cơ chế, chính sách thúc đẩy nhu cầu đầu tư cho KH&CN còn thiếu và chưa đồng bộ; chưa có cơ chế hỗ trợ các sản phẩm NCKH và CGCN trở thành sản phẩm hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

- Công tác NCKH trong nông nghiệp chưa thực sự quan tâm đến sản phẩm công nghệ ứng dụng cho vùng nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm, cả nước có rất nhiều chương trình đầu tư cho KH&CN của địa phương, cho Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN… nhưng thiếu tính liên kết và đồng bộ, dẫn đến sự chồng chéo, phân tán, hiệu quả thấp. Hoạt động KH&CN chưa thực sự được quan tâm đúng mức của các tỉnh/thành phố và các sở, ngành, quận, huyện với tư cách là người “đặt hàng” để xác định các vấn đề yêu cầu KH&CN cần giải quyết. Thực tế là các đề tài, dự án đều từ đề xuất của các cơ quan quản lý nhà nước. Do vậy, nhiều vấn đề nghiên cứu chưa sát, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn nên khi hoàn thành nghiên cứu khó triển khai, áp dụng. Các đề tài chủ yếu là chung chung, chưa có định hướng cho các giải pháp đi sâu vào nâng cao chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Cơ chế quản lý còn thiếu linh hoạt và chậm đổi mới; chưa đủ mạnh để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng các kết quả nghiên cứu . Cơ chế khuyến khích đầu tư hoạt động KH&CN đối với các doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả, chưa tận dụng tối đa các nguồn vốn khác nhau của doanh nghiệp vào ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp.

- Thị trường công nghệ nghệ tuy bước đầu đã được hình thành, tuy nhiên chưa có định hướng phát triển rõ ràng và chưa có được các cơ chế hỗ trợ cần thiết để thúc đẩy phát triển nhanh và mạnh hơn. Các hoạt động dịch vụ trao đổi thông tin, liên kết giữa nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu còn lỏng lẻo. Việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu, CGCN chưa có tác dụng thực tế, dẫn đến tình trạng các kết quả nghiên cứu không được nhân rộng.

- Hệ thống các cơ sở nghiên cứu còn hạn chế, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu chưa đồng bộ, chưa có cơ sở thí nghiệm đủ mạnh để giải quyết các vấn đề bức xúc như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất. Lực lượng cán bộ KH&CN tại các địa phương, các trung tâm khuyến nông, trung tâm CGCN còn mỏng, tiếp cận thông tin khoa học từ các nguồn còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (Trang 51 - 53)