Các nguồn lực cho tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng giảm, nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (Trang 53 - 54)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5. Những khó khăn trong trồng trọt ở vùng Đồng bằng sông Hồng

2.5.2. Các nguồn lực cho tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng giảm, nông nghiệp

nông nghiệp tăng trưởng kém bền vững

Đất đai manh mún và phân tán làm giảm hiệu quả sử dụng, không áp dụng được các biện pháp kỹ thuật, khó cơ giới hóa, thủy lợi hóa, không tạo được quy mô sản xuất lớn hàng hóa, làm tăng chi phí sản xuất.

Nguồn nước tưới, sông, hồ ao phục vụ cho nông nghiệp ngày càng hạn hẹp nhất là trong mùa đông, gây khó khăn cho sản xuất vụ đông - xuân vì hệ thống mương máng thủy lợi, ao hồ bị san lấp khá nhiều nhường chỗ cho phát triển đô thị. Việc sử dụng các loại thuốc hóa học tràn lan, quá mức đã xâm hại nặng nề hệ sinh thái đồng ruộng.

Khả năng tích lũy và tái đầu tư của nông dân rất ít. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng việc cung cấp tín dụng cho nông thôn vẫn hạn chế. Hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư dài hạn, không có vùng nguyên liệu ổn định, trị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Lao động trẻ khỏe, có trình độ rút ra khỏi nông nghiệp để tham gia vào thị trường lao động khác ngày càng nhiều. Số lao động ở lại nông thôn chưa quen với tác phong, kỷ luật làm việc công nghiệp, tổ chức còn rời rạc, trình độ còn hạn chế.

Trong tương lai động lực tăng trưởng chính cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào áp dụng KH&CN, nhưng công tác NCKH và CGCN vào sản xuất còn nhiều bất cập; trình độ KH&CN còn lạc hậu; thị trường máy móc, vật tư nông nghiệp phục vụ cho nông thôn gần như bị bỏ ngỏ và phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài; CNSH và công tác tạo giống chưa phát huy hiệu quả mạnh trong sản xuất cây công nghiệp, giống hoa, rau, cây ăn quả… Công tác CGCN còn kém hiệu quả, hoạt động của các trung tâm khuyến nông thiếu sự chủ động, gắn kết với nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)