9. Cấu trúc của luận văn
3.1. Bài học kinh nghiệm của các nước qua chính sách khoa học và công nghệ trong
nghệ trong nông nghiệp
Từ kinh nghiệm của các nước cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp đều xuất phát từ các chính sách hợp lý và không thể thiếu sự hỗ trợ có hiệu quả các nguồn lực từ nhà nước. Có thể rút ra một số bài học về định hướng và giải pháp để tạo nên một nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao như:
Thứ nhất, phải dựa trên lợi thế so sánh về sản xuất nông nghiệp để từ đó xây dựng chiến lược với hệ thống các giải pháp và chính sách, tổ chức, đầu tư hợp lý để có thể sử dụng được lợi thế cạnh tranh và đưa nông nghiệp trở thành một ngành sản xuất có hiệu quả cao, có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới (Trung Quốc, Thái Lan phát triển lúa gạo, Hà Lan phát triển trồng hoa, Israel phát triển cây ăn quả, Đài Loan phát triển rau, hoa, v.v.)
Thứ hai, giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh thường được các quốc gia, vùng lãnh thổ tạo nên từ các giải pháp chính sách:
- Bằng việc áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và an toàn vệ sinh, Hà Lan đã tạo nên khả năng cạnh tranh mạnh của nông sản trên thị trường châu Âu. Israel chiếm lĩnh thị trường hoa quả tươi cũng chủ yếu bằng chất lượng. Tại các quốc gia này, hệ thống chất lượng tiêu chuẩn đã được áp dụng một cách đồng bộ từ khâu sản xuất đến chế biến và thương mại (tiêu chuẩn về quản lý tài nguyên, vệ sinh an toàn, bảo đảm môi trường, chất lượng…).
- Tạo khả năng cạnh tranh cao bằng áp dụng kết quả nghiên cứu . Ngành sản xuất hoa của Hà Lan được đầu tư hệ thống nhà kính và mức độ tự động hóa tưới tiêu, điều tiết độ ẩm phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của cây trồng. Israen với công nghệ hiện đại tưới nhỏ giọt trong nhà kính kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố căn bản đem lại năng suất cao và chất lượng tốt cho cây trồng. Để có kết quả này các quốc gia và vùng lãnh thổ đều dành chi phí thỏa đáng cho công tác NCKH. Nhờ NCKH Đài Loan từ một vùng đất không có nhiều giống hoa phong lan đã trở thành vùng sản xuất đứng đầu thế giới với các chủng loại hoa phong phú.
- Phát triển công nghiệp chế biến là giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản, trong đó phải kể đến chính sách quy hoạch các vùng nguyên liệu chuyên canh bảo đảm chất lượng gắn với các tổ hợp nhà máy công nghiệp chế biến và các cơ quan NCKH, dịch vụ thương mại. Có thể nói sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến thực sự đã biến các ngành sản xuất nông sản trở thành các ngành công nghiệp hiện đại có khả năng xuất khẩu và có giá trị gia tăng rất cao.
Thứ ba, xây dựng môi trường chính sách vĩ mô thuận tiện cho phát triển nông nghiệp. Trong đó các chính sách về tài chính, thương mại được đặc biệt chú ý, hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu và thu hút đầu tư về nông thôn. Để phát triển một ngành hàng nông sản chủ lực, các nước và vùng lãnh thổ đã áp dụng một hệ thống chính sách đồng bộ và hiệu quả từ chính sách vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế. Tiếp theo là hệ thống chính sách bắt buộc các doanh nghiệp trong nước tập trung đầu tư vào công nghiệp chế biến, khuyến khích phát triển thị trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu.
Các chính sách về tài nguyên (đất, nước, lao động, vốn) được phát triển gắn với các quy định của pháp luật về quyền sở hữu để tạo điều kiện phát triển kinh tế nông hộ, trang trại.
Các chính sách khác như hỗ trợ tín dụng, khuyến khích áp dụng KH&CN, cung cấp thông tin thị trường đều được tất cả các nước và vùng lãnh thổ áp dụng thành công.
Thứ tư, về tổ chức sản xuất và kinh doanh, các nước và vùng lãnh thổ được nghiên cứu phần lớn có chung điều kiện với Việt Nam là đất chật, người đông, vì vậy kinh tế nông hộ được đặc biệt chú ý, quá trình phát triển sản xuất lớn, hàng hóa gắn liền với quá trình xây dựng kinh tế trang trại và doanh nghiệp đã tạo nên sức sản xuất chính cho sự thành công của nền kinh tế. Các chính sách về tích tụ ruộng đất, hỗ trợ vốn và kỹ thuật với vai trò của các viện nghiên cứu, các trường đại học và các cơ quan dịch vụ kỹ thuật, cũng như sự tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, dịch vụ và các tổ chức liên kết kinh tế hộ với chuỗi thương mại toàn cầu và phát triển các doanh nghiệp lớn có tầm hoạt động xuyên quốc gia, sự sự hỗ trợ mạnh của Chính phủ là động lực phát triển của sản xuất nông nghiệp các nước.
Các kinh nghiệm quốc tế trên là những bài học quý báu để Việt Nam tham khảo phát triển lợi thế so sánh của mình, hình thành các mặt hàng chiến lược trong nông nghiệp.