Đánh giá tác động của chính sách đến năng xuất, chất lượng cây trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (Trang 26 - 32)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Tác động của chính sách (đã phân tích) đến năng suất, chất lượng cây trồng theo

1.4.2. Đánh giá tác động của chính sách đến năng xuất, chất lượng cây trồng

học (chú trọng diesel sinh học), cây trồng làm vật liệu xây dựng, làm giấy, gỗ và lâm sản, cây dược liệu... cần tiến hành trồng khảo nghiệm và sản xuất thử. Nếu có triển vọng thì mở rộng sản xuất hướng vào những vùng kém thích nghi với các cây trồng cổ truyền hiện nay (các vùng đất trống đồi núi trọc, vùng ven biển, vùng khô hạn,…).

Định hướng phát triển KH&CN 2011 - 2020 của Nhà nước ta6 cũng đã xác định ưu tiên nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả CNSH; tạo các giống cây trồng có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao; bảo tồn và lưu giữ nguồn gen quý hiếm.

1.4.2. Đánh giá tác động của chính sách đến năng xuất, chất lượng cây trồng trồng

Hệ thống chính sách khuyến khích, thúc đẩy NCKH và CGCN trong nông nghiệp đã có nhiều đổi mới tạo điều kiện cho những chuyển biến tích cực của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, hệ thống chính sách này bên cạnh những ưu điểm rất đáng ghi nhận, trên thực tế cho đến nay vẫn còn khá nhiều bất cập, có nhiều điểm cần phải tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa để phù hợp với tình hình phát triển của sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế để đẩy mạnh phát triển NCKH và CGCN một cách thực sự hiệu quả và bền vững. Về cơ chế, chính sách vĩ mô hiện đang tồn tại những bất cập lớn dưới đây:

a. Chính sách tài chính

Các định mức chi tiêu các khoản mục hiện nay chỉ qui định chung cho tất cả các loại đề tài, dự án; không có các định mức riêng cho các khoản mục của dự án mô hình nông thôn. Ðiều này thật sự gây khó khăn trong thực hiện, vì tính chất công việc của các loại đề tài và mô hình rất khác nhau. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động xây dựng mô hình ứng dụng KH&CN không được chuyển trực tiếp đến cơ quan khoa học, mà phải đi qua một con đường vòng từ Bộ Tài chính về Sở Tài chính rồi mới tới cơ quan KH&CN. Như vậy khi

kinh phí đến được mô hình thường bị quá thời vụ sản xuất, việc thanh quyết toán các khoản chi cho dự án cũng là một cản trở lớn (đơn vị CGCN nếu mua giống cây trồng, vật nuôi của cơ quan khoa học sẽ gặp khó khăn hơn về cấp chứng từ, hóa đơn thanh toán so với mua của đơn vị kinh doanh, làm ảnh hưởng nhiều tới hoạt động CGCN).

b. Chính sách về nhân lực KH&CN

Chính sách cán bộ như hiện nay chưa khuyến khích được nhân lực KH&CN tình nguyện về nông thôn công tác; chưa khuyến khích được cơ quan, tổ chức, nhà nghiên cứu đầu tư cho NCKH và CGCN vào địa bàn nông thôn, cho nên rất khó áp dụng nhanh các thành tựu KH&CN vào sản xuất.

c. Chính sách về khuyến nông

Trước đây công tác khuyến nông hàng năm chỉ xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện, từ năm 2011 phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ, tổ chức thực hiện theo phương thức xét chọn hoặc đấu thầu cạnh tranh, thủ tục phức tạp, khó triển khai thực hiện.

Việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương có lúc thiếu chặt chẽ; thiếu cơ chế gắn kết, lồng ghép, phối hợp giữa các chương trình, dự án trên một địa bàn, nhất là các hoạt động khuyến nông, CGCN.

Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý, thực hiện dự án CGCN tại các địa phương, cơ sở có nơi còn yếu. Công tác cải cách thủ tục hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu.

d. Các chính sách liên quan khác

Các chính sách liên quan khác cũng tác động nhiều tới kết quả NCKH và CGCN trong nông nghiệp như:

- Trong đầu tư công cho nông nghiệp, số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành quá nhiều nhưng tính ổn định của văn bản chưa cao, nhiều nội dung trong các nghị định, thông tư sửa đổi, bổ sung nhiều lần hoặc bị thay thế bởi văn bản khác, gây khó khăn trong triển khai thực hiện7; các quy định về

quy trình lập dự án, tổ chức quản lý dự án, tổ chức đấu thầu xây dựng, tổ chức giám sát áp dụng cho các công trình đầu tư quy mô nhỏ ở nông thôn cũng như yêu cầu về thủ tục, hồ sơ còn phức tạp, chưa thực sự phù hợp8 và so với năng lực cán bộ cơ sở còn hạn chế.

- Ảnh hưởng của pháp luật về đất đai, việc hạn chế tích tụ ruộng đất trong sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đã ảnh hưởng quá trình mở rộng ruộng đất để tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh lớn có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cho nông nghiệp.

Về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, đến nay một số loại đất đã hết thời hạn nhưng Nhà nước chưa có chủ trương, quyết định cụ thể nên nông dân không yên tâm mạnh dạn đầu tư.

- Chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn theo Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 và Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định thời hạn hỗ trợ lãi suất quá ngắn nên các hộ nông dân nghèo không có khả năng hoàn vốn đúng hạn; điều kiện, thủ tục cho vay chặt chẽ hơn so với điều kiện, thủ tục cho vay thông thường (chỉ hỗ trợ đối với các khoản vay để mua hàng hóa sản xuất trong nước; phải có xác nhận của UBND cấp xã về đối tượng và mục đích sử dụng vốn vay…) nên khả năng tiếp cận nguồn vốn của nông dân rất hạn chế. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư về nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP chưa đủ hấp dẫn, thủ tục giải ngân kinh phí hỗ trợ còn phức tạp nên chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp; chính sách hỗ trợ tín dụng cho nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP còn bất cập, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay của người sản xuất nhất là đối với nguồn vốn trung, dài hạn chưa đáp ứng được yêu cầu.

phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi....

8 Cụ thể là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ở địa phương hầu hết có quy mô nhỏ, nhưng yêu cầu về thủ tục, hồ sơ còn phức tạp, chưa phù hợp.

Về quan điểm phát triển nông nghiệp, Nghị quyết Đại hội X của Đảng (năm 2006) đã khẳng định “tiếp tục thực hiện Nghị quyết BCH Trung ương lần thứ 5 khóa IX (năm 2002) về đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn“ [16]; Nghị quyết số 26-NQ/TƯ của BCH Trung ương 7 (khóa X) về “nông nghiệp – nông dân – nông thôn“ đã tiếp tục khẳng định “nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân“ [17].

Vì thế, vấn đề nông nghiệp, nông thôn đang và sẽ có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp CNH nông nghiệp và nông thôn theo hướng xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, phấn đấu tăng giá trị tăng thêm trong nông nghiệp đạt từ 3–3,5%/năm [17]; góp phần giải quyết tốt mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông thôn, giữa các vùng, miền trong cả nước và góp phần ổn định kinh tế - xã hội.

Như vậy, trong 5 năm qua từ 2006–2011, nông nghiệp nước ta được phát triển với sự tác động mạnh mẽ của chính sách và chủ trương của Đảng, trên cơ sở đó Quốc hội đã cụ thể hóa thành các đạo luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện. Đây là những thuận lợi rất cơ bản cho nền nông nghiệp nước ta.

Tuy nhiên, bước vào giai đoạn mới của sự phát triển theo chiều sâu thì vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, rộng, thiếu quy hoạch một cách kỹ lưỡng nên diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hẹp. Không những thế do tập quán sản xuất lạc hậu, nên đất nông nghiệp bị chia nhỏ trở nên manh mún. Lao động nông nghiệp ở nhiều địa phương không có nghề phụ, thời gian nông nhàn lớn; môi trường đất, nước bị ô nhiễm, thiếu các giải pháp kỹ thuật với công nghệ cao trong canh tác… dẫn đến sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh chưa cao. Từ năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, bên cạnh những thuận lợi về

thị trường xuất, nhập khẩu nông sản, vật tư nông nghiệp được mở rộng thì cũng xuất hiện nhiều khó khăn mới như ta phải giảm thuế nhập khẩu hàng trăm mặt hàng nông sản theo lộ trình của WTO, yêu cầu cạnh tranh trên thị trường nông sản gay gắt hơn. Mặt khác, sự tác động của suy thoái kinh tế thế giới và trong nước những năm qua cũng đã đẩy giá cả phân bón, vật tư nông nghiệp không ổn định, gây khó khăn cho nông dân.

Những vấn đề nêu trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp nước ta, nhất là đối với ngành trồng trọt khi mà đòi hỏi năng suất và chất lượng ngày càng cao.

Lịch sử phát triển thế giới cho thấy, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia. Đã có nhiều trường phái phát triển kinh tế, xã hội trong đó có trường phái đề cao vai trò của nông nghiệp (trường phái “trọng nông”), coi nông nghiệp là cơ sở hay tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, các nhà khoa học của trường phái này [11; 9] đã cho rằng, việc xây dựng một nền nông nghiệp vững mạnh và năng động sẽ là một nhân tố quan trọng thúc đẩy công nghiệp phát triển và sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Theo đó, nông nghiệp có 5 vai trò quan trọng, đó là: (1) cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu trong nước; (2) xuất khẩu nông sản để thu ngoại tệ; (3) tạo nguồn lao động cho khu vực công nghiệp; (4) mở rộng thị trường nội địa cho sản phẩm công nghiệp và (5) tăng nguồn tiết kiệm ở trong nước để tạo vốn cho phát triển công nghiệp [11; 9].

Như vậy, theo trường phái “trọng nông” thì sự phát triển công nghiệp không thể thiếu sự tích lũy thành quả từ nông nghiệp, trước hết đó là sự tạo ra sản phẩm trực tiếp để nuôi sống loài người, nuôi sống công nhân làm việc cho các nhà máy, công xưởng, sự thành công của công nghiệp không thể không có sự hậu thuẫn của nông nghiệp.

Ở nước ta, có bề dày lịch sử sản xuất nông nghiệp lâu đời, đa số người dân sống ở nông thôn nên vai trò của nông nghiệp luôn được chú trọng, đã tạo ra những kinh nghiệm rất quý báu. Từ xa xưa, tổ tiên ta đã biết đắp đê ngăn mặn, ngăn lũ lụt để canh tác, tạo nên một nghề truyền thống gắn liền với lịch

sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi phát triển nông nghiệp gắn với phát triển bền vững đất nước. Tuy hiện nay đang trong quá trình CNH, HĐH đất nước thì công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao, nhưng vấn đề an ninh lương thực vẫn phải được coi trọng. Cũng chính vì vậy, nên đã có thời điểm nông nghiệp trở thành cứu cánh cho nền kinh tế lúc khó khăn, trong khủng hoảng nhiều năm. Với nhiều chính sách đúng đắn của Đảng, đặc biệt là chính sách khoán 10, nông nghiệp nước ta đã phát triển đưa nước ta từ nước thiếu đói đến quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn vào bậc nhất thế giới.

Kết luận Chương 1

Việt Nam đang trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, nhưng xác định vai trò của nông nghiệp là rất quan trọng. Phát triển nông nghiệp trong thời gian tới chính là cần đề ra những chính sách hợp lý tạo sức bật cho nông nghiệp nước ta phát triển nhanh, có năng suất cao, chất lượng tốt và bền vững. Định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng CNC đã được Nhà nước xác định và chỉ rõ trong những năm tới. Chính sách về KH&CN không chỉ có tác dụng trong lĩnh vực nông nghiệp mà chính sách này còn có tác động trong phạm vi rộng hơn tới sự phát triển chung của kinh tế - xã hội, tác động tới các ngành, lĩnh vực khác, tạo ra sự tin tưởng của người dân.

Để khắc phục những tồn tại hiện nay, cần lưu ý nguyên nhân của các tồn tại khách quan và chủ quan; các yếu tố liên quan đến chính sách như việc tổ chức chỉ đạo thực hiện, tính đồng bộ và thực tiễn của chính sách, khả năng đầu tư của Nhà nước cho việc thực hiện chính sách, các chế tài liên quan đến việc thực hiện chính sách…

Việc khắc phục những tồn tại trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng kết quả nghiên cứu trong sản xuất nông nghiệp cần rất nhiều các giải pháp khác nhau, trong đó giải pháp hoàn thiện chính sách khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu trong sản xuất nông nghiệp mang tính lý luận và thực tiễn cao.

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (Trang 26 - 32)