Ứng dụng kết quả nghiên cứu tạo cơ sở xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (Trang 61 - 64)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2. Ứng dụng kết quả nghiên cứu tạo cơ sở xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản

theo hướng sản xuất hàng hóa

3.2.1. Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong trồng trọt trên phạm vi cả nước

Trong những năm qua, nhờ ứng dụng tiến bộ của KH&CN, đặc biệt thông qua các chương trình KH&CN vào sản xuất nông nghiệp, nên chất lượng và sản lượng nông, lâm, thủy sản đã không ngừng tăng lên. Chương trình KH&CN về giống đã có hiệu quả lớn, góp phần đáng kể làm tăng năng suất và chất lượng của nông nghiệp. Theo Bộ NN&PTNT, đến nay, cả nước đã có trên 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, bông, cây ăn quả,... được dùng giống mới. Khoảng gần 90% giống cây trồng, vật nuôi được chọn tạo, đưa tỷ trọng áp dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp lên 35%. Trong giai đoạn 2006 – 2010, đã có gần 7.000 nhiệm vụ KH&CN được triển khai, trong đó có 4.386 đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm các cấp18. Năm 2011 và 2012 ngành nông nghiệp

18 Theo Bộ KH&CN: Tài liệu hội nghị về công tác KH&CN trong sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSH năm 2012

tiếp tục đạt được những thành công mới, góp phần quan trọng giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp hôm nay, có phần đóng góp rất lớn của KH&CN.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn còn quy mô nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định, khả năng cạnh tranh kém.

Trong giai đoạn tới, nông nghiệp nước ta phải phát triển theo chiều sâu, phải ứng dụng KH&CN vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, chứ không phải là tăng diện tích. Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) phấn đấu giá trị tăng thêm do KH&CN mang lại đạt 40% vào năm 2015 và 50-60% vào năm 2020. Để đạt mục tiêu đó vai trò của KH&CN là rất quan trọng. Vấn đề đặt ra là cần có nguồn lực đầu tư cho các hoạt động KH&CN cũng như nâng cao nhận thức và trình độ tiếp thu, ứng dụng khoa học cho người nông dân…

Sự xuất hiện của khu nông nghiệp CNC sẽ là nơi tạo ra môi trường tốt cho sáng tạo KH&CN, đào tạo nhân lực cho ngành sản xuất nông nghiệp CNC. Phát triển khu nông nghiệp CNC góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá nông nghiệp, hình thành và phát triển các trang trại nông nghiệp, nông dân có tay nghề cao, làm chủ được công nghệ mới, hiện đại.

Vì vậy, để thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thu hẹp khoảng cách so với các nước tiên tiến, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay, việc xây dựng các khu nông nghiệp CNC sẽ đóng vai trò làm “đầu tàu”, mở đường cho việc đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn hướng nhanh tới hiện đại, xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

3.2.2. Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong trồng trọt tại Đồng bằng sông Hồng Hồng

Tại ĐBSH đã xuất hiện mô hình trồng rau, hoa - cây cảnh CNC, đem lại giá trị sản lượng gấp 5 đến 10 lần so với phương thức canh tác khác. Tại TP. Hà Nội và Hải Phòng, mô hình trồng hoa và rau ứng dụng CNC trong nhà kính đã được triển khai, mở ra một hướng mới trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất và áp dụng CNC trong trồng trọt hiện nay còn dựa nhiều vào kinh nghiệm và tự học hỏi. Hàng loạt vấn đề như phòng chống dịch bệnh, chọn tạo giống mới, tiêu thụ… người nông dân chưa giải quyết được. Trong khi đó, nhu cầu học tập kết quả nghiên cứu của nông dân rất cao, giải pháp để đẩy mạnh xây dựng và phát triển các khu nông nghiệp CNC nên bắt đầu từ các trung tâm kinh tế lớn. Vì vậy, cần xây dựng khu nông nghiệp CNC đa chức năng là một trung tâm nghiên cứu, đào tạo và CGCN, là nơi nghiên cứu hoàn thiện mô hình, đào tạo, CGCN cho các doanh nghiệp, trang trại và cho hộ nông dân. Có thể làm đầu mối cung cấp vật tư sản xuất, môi giới tiêu thụ sản phẩm. Khu nông nghiệp CNC không phải là nơi sản xuất sản phẩm hàng hoá thương mại thông thường, mà là nhân tố thúc đẩy, làm vai trò “đầu tàu” để phát triển kinh tế địa phương, sản xuất hàng hoá chất lượng cao, có sức cạnh tranh.

Các mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC cần dựa vào điều kiện tự nhiên và thế mạnh của từng tỉnh/thành phố để đưa ra mô hình phù hợp. Về công nghệ phải lựa chọn công nghệ mới, giống mới để tạo ra những sản phẩm có hàm lượng khoa học cao, dễ áp dụng, phù hợp với trình độ dân trí và điều kiện kinh tế của người dân. Đối với các địa phương xa các trường đại học, cơ quan nghiên cứu nên xây dựng khu nông nghiệp CNC đơn ngành với một hoặc hai đối tượng cây trồng, chủ yếu là trình diễn công nghệ.

Bài học kinh nghiệm triển khai xây dựng mô hình nông nghiệp CNC là: - Phải luôn gắn KH&CN với phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động NCKH và CGCN phải xuất phát từ những yêu cầu cụ thể của kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề bức thiết từ thực tiễn cuộc sống thì các kết quả

nghiên cứu mới có địa chỉ ứng dụng, sản phẩm KH&CN mới "bán được" và có điều kiện tiếp tục phát triển.

- Tiếp tục đổi mới quản lý hoạt động KH&CN. Cơ chế quản lý KH&CN phải liên tục được đổi mới, trong đó cần phải gắn với định hướng, chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phát triển thị trường KH&CN; vai trò quản lý nhà nước trong việc xây dựng hệ thống các chính sách, biện pháp khuyến khích tạo môi trường cho hoạt động KH&CN.

- Tăng cường đầu tư tiềm lực KH&CN, đặc biệt là tiềm lực về nguồn nhân lực chất lượng cao. Không có tiềm lực KH&CN đáp ứng được yêu cầu thì không thể nào xây dựng được khu CNC. Muốn vậy phải tạo động lực cho phát triển KH&CN, khuyến khích xã hội hoá các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN, khai thác, sử dụng một cách hiệu quả tiềm lực KH&CN của các cơ quan Trung ương và địa phương.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức và quản lý KH&CN. Đây là nội dung rất quan trọng, không có tổ chức KH&CN tốt thì không thể khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực tốt làm KH&CN được, cũng như nâng cao trình độ nghiệp vụ và chuyên môn của đội ngũ làm quản lý và hoạt động KH&CN đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)