9. Cấu trúc của luận văn
2.2. Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nổi bật trong trồng trọt
2.2.2. Kết quả nghiên cứu khoa học nổi bật trong trồng trọt vùng Đồng bằng sông
bằng sông Hồng
Những kết quả về KH&CN nổi bật trong thời gian gần đây phục vụ cho phát triển nông nghiệp vùng ĐBSH là việc chọn tạo thành công và đưa vào sản xuất một số giống lúa lai và giống lúa thuần ngắn ngày cho vùng thâm canh; các giống lúa có chất lượng cao; các giống cây màu (lạc, đậu tương, khoai tây, khoai lang) phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng và các giống rau (cà chua, dưa chuột lai) phục vụ cho ăn tươi và chế biến xuất khẩu. Rất nhiều giải pháp công nghệ và biện pháp kỹ thuật tiên tiến có hiệu quả cao cũng đã được giới thiệu và áp dụng vào sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSH.
a. Kết quả nghiên cứu về cây lúa
Hiện nay xu thế chung của sản xuất lúa gạo nước ta nói chung và ở ĐBSH nói riêng là chuyển từ giống dài ngày sang dùng giống ngắn ngày, giống chất lượng cao với mục tiêu là giảm chi phí lao động, đáp ứng nhu cầu thị trường và hiệu quả kinh tế. Trong những năm qua, trên địa bàn ĐBSH, các tổ chức KH&CN đã chọn tạo và giới thiệu cho sản xuất nhiều giống lúa có tính thích ứng rộng và hiệu quả kinh tế cao, được nhân dân ở nhiều địa phương áp dụng và nhân rộng. Đó là:
- Giống lúa ngắn ngày, năng suất cao phù hợp với cơ cấu 2 vụ lúa, 01 vụ màu vùng ĐBSH: Có thời gian sinh trưởng ngắn (từ 100-110 ngày), chất lượng gạo ngon, năng suất cao (từ 60-75 tạ/ha), trồng cho cả 2 vụ xuân và mùa, chống chịu sâu bệnh tốt; thích ứng được với các vùng sinh thái của ĐBSH; có khả năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh cao.
- Về nghiên cứu phát triển lúa lai: Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã nghiên cứu và làm chủ được công nghệ chọn thuần và nhân dòng bố mẹ phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa lai. Các giống lúa lai mới tạo ra trong nước có năng suất tương đương so với các tổ hợp lúa lai của Trung Quốc nhập nội, nhưng có chất lượng gạo cao hơn và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn.
Cùng với công tác về giống thì kỹ thuật gieo trồng cũng được cải tiến đáng kể. Hiện nay trên một số địa phương như thành phố Hà Nội và các tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định đã và đang triển khai mở rộng kỹ thuật lúa gieo thẳng giúp cho thời gian sinh trưởng của lúa rút xuống từ 7 đến 10 ngày, tạo điều kiện thuận lợi bố trí thời vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Kỹ thuật này cũng giúp cho nông dân thay đổi tập quán sản xuất, giải phóng sức lao động trong nông thôn, tiết kiệm công lao động nên hiệu quả sản xuất cao.
b. Kết quả nghiên cứu về cây đậu, đỗ
Chủ yếu ở ĐBSH là trồng cây lạc và cây đậu tương có khả năng chống chịu bệnh tốt, thích hợp cho các vùng trồng lạc chủ yếu và vùng trồng lạc thâm canh ở ĐBSH.
Với cây đậu tương, đã chọn tạo được một số giống đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 90 ngày) thích hợp cho việc trồng xen canh vụ đông và các giống có thời gian sinh trưởng trung bình có năng suất đạt 15-30 tạ/ha, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp cho việc luân canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đậu tương là cây trồng chủ lực cung cấp protein, dầu ăn có vai trò quan trọng như các cây ăn hạt chủ lực như lúa, ngô... nhu cầu ngày càng tăng để đáp ứng thức ăn cho người, gia súc và thủy sản. Năm 2007 Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 2,5 triệu tấn quy hạt11.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương qua các năm
Năm
Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2008
Diện tích (1000 ha) 121,1 124,1 203,6 191,0 Năng suất (tạ/ha) 10,03 12,0 14,3 14,7 Sản lượng (1000 tấn) 125,5 149,3 290,6 268,6
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008)
Trước thực trạng đất sản xuất tại nhiều vùng ĐBSH đã và đang bị khai thác quá mức thì việc nghiên cứu, áp dụng kết quả nghiên cứu về giống, về kỹ thuật canh tác, cùng với các giải pháp từ chính sách của Nhà nước sẽ đưa cây đậu tương có vị trí vững chắc trong cơ cấu kinh tế, trong luân canh, tăng vụ giữa các cây trồng phù hợp điều kiện sản xuất của ĐBSH, góp phần cải tạo đất bạc màu hiện nay.
c. Kết quả nghiên cứu về cây hoa
Ước tính cả nước có khoảng 13.400 ha hoa, cây cảnh, trong đó các tỉnh miền Bắc (mà tập trung chủ yếu ở ĐBSH) có tới 6.400 ha, miền Nam có 7.000 ha, thu nhập bình quân trồng hoa, cây cảnh ở cả nước là 72 triệu đồng/ha/năm. Những nơi có diện tích hoa tập trung và trồng với quy mô lớn (xã Tây Tựu, huyện Mê Linh) thu nhập trồng hoa từ 230-250 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt có mô hình (quy mô 2-10 ha) thu nhập đạt tới 350 triệu đồng/ha/năm (như trồng hoa trong nhà lưới ở Bình Lục, Hà Nam). Những nơi trồng theo kiểu quảng canh, thì thu nhập chỉ đạt 40-60 triệu đồng/ha/năm. Như vậy, nếu có kỹ thuật canh tác tốt, thu nhập từ trồng hoa có thể cao hơn so với trồng lúa từ 9 - 10 lần, nhiều hộ gia đình có thu nhập cao (từ 60-120 triệu đồng/hộ/năm)12.
Thị trường tiêu thụ hoa - cây cảnh chủ yếu là ở nội địa (chiếm 80% sản lượng), còn lại là dành cho xuất khẩu. Các loại hoa chủ yếu là hồng, cúc, lily, địa lan, hồng môn, lay-ơn, đồng tiền, ly, loa kèn....
d. Kết quả nghiên cứu về rau quả
Trong các loại rau ăn quả, một số loại cây có giá trị kinh tế cao như: Cà chua, dưa chuột, dưa hấu, ớt ngọt... đã được nông dân một số địa phương trồng trong nhà lưới, còn chủ yếu vẫn là trồng ngoài đồng. Công nghệ được chuyển giao phổ biến là kỹ thuật ghép trong quy trình nhân giống nhằm bảo đảm cây giống khoẻ mạnh và sạch bệnh.
Các thí nghiệm của Viện Nghiên cứu rau quả đã được triển khai từ năm 1998 và đã được ứng dụng rộng rãi ngoài sản xuất ở các tỉnh Nam Định, Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang... đã cho năng suất cao (giống cà chua ghép năng suất cao hơn không ghép từ 40-50 % thậm chí là 100%, hiệu quả kinh tế tăng 40-50%).
12 Số liệu tổng hợp từ các báo cáo của địa phương trong Kỷ yếu hội nghị KH&CN các tỉnh vùng ĐBSH lần thứ VIII (2009 – 2011)
Bảng 2.3: Đánh giá hiệu quả sử dụng cây giống ghép trong sản xuất rau tại Viện Nghiên cứu rau quả
Cây trồng
Giá cây giống ghép
(đ)
Giá cây giống thường (đ) Số lượng cây/ha Năng suất cây ghép (tấn/ha) Năng suất cây không ghép (tấn/ha) Dưa chuột 500 150 30.000 45 25 Dưa hấu 1.000 400 18.000 28 18 Cà chua 800 200 28.000 40 25
(Nguồn: Viện Nghiên cứu rau quả)
e. Đánh giá thành tựu chung đạt được
Có thể thấy rằng, trong những năm qua, nhiều dự án về ứng dụng kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp với cơ chế hỗ trợ phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 1995 đến nay, năng suất lúa tăng từ gần 30 tạ/ha lên đến 50 tạ/ha, đưa Việt Nam thành nước có năng suất cao gấp 1,5 lần Thái Lan và đứng đầu Đông Nam Á. Trong sản xuất các loại cây lương thực, cây rau màu khác đã xây dựng được quy trình và xác định được các mẫu cây trồng có chất lượng như các giống ngô, đậu tương, lúa, cà chua, khoai lang, khoai tây, đu đủ… Hoàn thiện được quy trình sản xuất rau an toàn và áp dụng trên phạm vi rộng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, kết quả nghiên cứu đã giúp nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng mạnh trong những năm qua. KH&CN đóng vai trò quan trọng trong khâu lai tạo, nhân giống cây trồng mới, tăng năng suất, thay thế giống nhập ngoại. Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su. Trong những năm qua, Việt Nam vẫn luôn giữ vị trí thứ 2, năm 2011, 2012 đứng ở vị trí thứ nhất thế giới về xuất khẩu gạo13. Công nghệ nhân giống
13www.VnEconomy.vn, www.sggp.org.vn: Năm 2011 Việt Nam xuất khẩu 7,2 triệu tấn gạo, năm 2012 xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo - 08/4/2013.
đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, tạo ra được các giống sạch bệnh, tránh ảnh hưởng điều kiện thời tiết bất lợi, làm tăng năng suất cây trồng, chủ động được về giống.
Những con số nêu trên cho thấy, KH&CN đã và đang cùng song hành và tiếp sức cho nhà nông trên bước đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, từng bước làm thay đổi những tập quán sản xuất cũ, lạc hậu; giải quyết vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất, tăng thu nhập cho người dân, đã tạo được những đột phá mới trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, để lại những dấu ấn rõ nét trong việc nhân rộng một số mô hình ứng dụng KH&CN, tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Việc áp dụng CNSH vào các lĩnh vực trồng trọt đã tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, góp phần bảo đảm cung ứng giống cho nông dân.
Bảng dưới đây cho thấy giá trị sản phẩm trồng trọt thu được trên một ha đất nông nghiệp của vùng ĐBSH ngày một tăng cao, từ 63,50 tỷ đồng vào năm 2008, tăng lên 94,25 tỷ đồng vào năm 2011.
Bảng 2.4: Giá trị sản phẩm trồng trọt thu được trên một ha tại đồng bằng sông Hồng năm 2008 – 2011
Năm Giá trị thu được (Tỷ đồng)
2008 63,50
2009 65,07
2010 77,05
2011 94,25
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011, NXB Thống kê – 2012)
2.3. Những hạn chế của chính sách nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đối với cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng