Các chương trình, đề tài chưa thực sự phát huy thế mạnh của vùng đồng bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (Trang 48 - 51)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Các chương trình, đề tài chưa thực sự phát huy thế mạnh của vùng đồng bằng

đồng bằng sông Hồng

a. Các cơ sở CGCN vừa thiếu, vừa yếu

Cả 11 tỉnh vùng ĐBSH đều có trung tâm ứng dụng KH&CN; 8 sở có Trung tâm Thông tin và Tin học; riêng Hà Nội có thêm 02 đơn vị là Trung tâm Nghiên cứu CGCN và Trung tâm CNSH thực nghiệm.

Thực tế cho thấy hiệu quả thực hiện các đề tài, dự án KH&CN nông nghiệp thời gian qua còn thấp. Nhiều đề tài sau khi nghiệm thu không triển khai được vào sản xuất do chất lượng kém và không xuất phát từ yêu cầu thực

tiễn. Trong khi đó, khâu sản xuất thử nghiệm nhằm hỗ trợ đưa sản phẩm vào sản xuất hoặc đến với doanh nghiệp lại chưa được chú trọng đúng mức.

b. Chậm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua nhưng về căn bản, cơ cấu nông nghiệp chưa có thay đổi về chất, đang bộc lộ một số hạn chế, tồn tại như:

- Năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp; kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến như kho tàng, sân phơi, bến bãi,... còn kém phát triển, công nghiệp chế biến nông sản rất nhỏ bé nên chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp, nhất là rau quả. Phần lớn nông sản giá trị gia tăng thấp, chưa có thương hiệu, mẫu mã bao bì chưa phù hợp. Bên cạnh đó, tình trạng sản xuất thâm canh, sử dụng quá nhiều phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ, chất kích thích sinh trưởng trong sản xuất đã tạo ra dư lượng các chất độc hại trong nông sản thực phẩm, làm tăng khả năng chống chịu và đột biến của sâu bệnh.

- Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu còn chậm, chất lượng nguồn nhân lực KH&CN còn thấp. Công tác nghiên cứu, CGCN còn hạn chế, chưa tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị tăng thêm cho sản phẩm. Một số lĩnh vực đã có công nghệ mới nhưng chậm hoặc ít được chuyển giao vào sản xuất hoặc KH&CN chưa tác động được nhiều như rau và các loại cây ăn quả...

Bảng 2.12: Tổng hợp đề tài, dự án KH&CN các tỉnh giai đoạn 2009 – 2011

Tỉnh/ TP

Số lượng các đề tài/ dự án chia theo các lĩnh vực

Tổng số ĐT, DA KH tự nhiên KH kỹ thuật và CN KH y dược KH nông lâm nghiệp KHXH KH nhân văn Bắc Ninh 03 13 06 30 05 05 157 Hà Nam 0 09 04 06 03 0 22

Hà Nội 0 147 54 46 48 19 297 Hải Dương 0 28 07 67 18 04 121 Hải Phòng 25 14 30 40 13 04 126 Hưng Yên 0 11 09 46 17 12 95 Nam Định 01 50 01 14 08 03 86 Ninh Bình 04 35 0 31 25 25 120 Quảng Ninh 11 18 12 39 07 08 106 Thái Bình 0 22 09 51 03 02 98 Vĩnh Phúc 0 18 24 91 26 87 250 Tổng số 44 365 156 461 173 89 1288

(Nguồn: Kỷ yếu hội nghị KH&CN các tỉnh vùng ĐBSH lần thứ VIII (2009 – 2011) c. Cơ cấu sản xuất nhỏ lẻ, phân tán

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng nhiều mặt vẫn còn mang nặng tính chất của một nền sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ, phân tán, có nơi thậm chí chủ yếu vẫn là tự cung tự cấp, công nghệ, cơ sở hạ tầng lạc hậu.

Chưa thực sự ưu tiên vốn cho các chương trình, dự án về chọn tạo, nhân giống cây trồng phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu .

Nguồn nhân lực được đào tạo, có tay nghề chiếm tỷ lệ thấp, nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ cho quản lý, sản xuất kinh doanh còn thiếu rất nhiều trong khi đó các năm gần đây, xu hướng người học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm; tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo còn thấp (đến năm 2010 mới có 15,5%), trong khi lợi thế cạnh tranh về lao động giá rẻ đang ngày càng giảm. Mạng lưới khuyến nông ở cơ sở còn yếu và thiếu cán bộ kỹ thuật để làm tốt công tác CGCN.

d. Khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ của các hộ nông dân hạn chế

Nông nghiệp gắn kết chặt chẽ với nông thôn, nơi hầu hết hạ tầng cơ sở còn rất yếu kém, năng lực quản lý và trình độ dân trí đều hạn chế. Ðây là cản

trở lớn nhất trong quá trình CGCN. Ðối tượng tiếp thu công nghệ ở địa bàn nông thôn hiện nay chủ yếu là nông dân, đơn vị sản xuất là hộ gia đình, khả năng kinh tế và trình độ tiếp thu của các hộ rất khác biệt. Một bộ phận rất lớn các hộ nghèo thường còn ngần ngại, đắn đo khi áp dụng kết quả nghiên cứu .

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)