Cải biến sử dụng các từ đảo nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát các biến thể đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng việt và ứng dụng vào giảng dạy cho người nước ngoài (Trang 35 - 37)

5. Bố cục của Luận văn

1.3. Các phƣơng pháp biến đổi đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt

1.3.2.1. Cải biến sử dụng các từ đảo nghĩa

Các cặp từ đảo nghĩa không phân làm hai cực đối lập nhƣ các cặp từ trái nghĩa, khơng có thành tố nghĩa phủ định “không” ở một trong hai vế nhƣ các cặp từ trái nghĩa loại trừ, khơng có các thành tố nghĩa “lớn hơn, nhỏ hơn” trong cơ cấu nghĩa nhƣ các cặp từ trái nghĩa theo thang độ. “Nếu một vị từ miêu tả một mối quan hệ giữa hai vật/ngƣời theo một trật tự là A – B còn vị từ kia miêu tả quan hệ đó theo một trật tự ngƣợc lại là B – A thì hai từ đó là hai từ có quan hệ đảo nghĩa (ngƣợc nghĩa) với nhau” [60, tr. 116].

Xét 2 ví dụ sau:

a. Bà Lan mua táo của bà Hoa. b. Bà Hoa bán táo cho bà Lan.

Cặp từ “mua - bán” đều đóng vai trị vị từ trong hai ví dụ trên. Về cơ cấu nghĩa, “Mua”(đg): đổi tiền lấy vật (thƣờng là hàng hóa) [65, tr. 647]; “Bán” (đg): đổi vật (thƣờng là hàng hóa) lấy tiền [65, tr. 31]. Hai từ này là một cặp từ đảo nghĩa, chúng miêu tả quan hệ mua – bán theo hai trật tự ngƣợc chiều nhau.

Về vai nghĩa, ở hai câu vị trí của tác thể và tiếp thể đƣợc đổi cho nhau. Ở câu (a), tác thể là “bà Lan” trở thành tiếp thể ở câu (b), và tác thể “bà Hoa” ở câu (b) lại là tặng cách ở câu (a).

a. Bà Lan mua táo của bà Hoa. [agent] [v] [objective] [dative] [tác thể] [vị từ][đối thể] [tặng cách] b. Bà Hoa bán táo cho bà Lan. [agent] [v] [objective] [recipient] [tác thể] [vị từ] [đối thể] [tiếp thể]

Khi thay đổi vị từ và các vai nghĩa đƣợc đảo ngƣợc thì giới từ đi cùng vị từ cũng đƣợc thay đổi theo: “mua (cái gì) của (ai)”  “bán (cái gì) cho (ai)”.

Xét về cấu trúc đề - thuyết, việc đảo vai nghĩa cũng chính là đảo cấu trúc cú pháp đề - thuyết. Cụ thể:

a. Bà Lan /mua táo của bà Hoa. Đề Thuyết

b. Bà Hoa /bán táo cho bà Lan. Đề Thuyết

Nhƣ vậy, khi sử dụng các cặp từ đảo nghĩa để tạo câu đồng nghĩa, chúng ta thực hiện phép đảo cấu trúc đề - thuyết, theo đó, các vai nghĩa phải đảo vị trí cho nhau và giới từ đi kèm vị từ cũng phải thay đổi cho phù hợp.

Trên đây là ví dụ về câu đồng nghĩa do việc dùng động từ đảo nghĩa. Phép đảo cấu trúc đề - thuyết và thế bằng từ đảo nghĩa còn đƣợc áp dụng với nhiều loại khác nhau nhƣ: Câu đồng nghĩa tạo ra do việc dùng các từ đảo nghĩa chỉ phƣơng hƣớng và vị trí; câu đồng nghĩa tạo ra do việc dùng các từ đảo nghĩa chỉ thời gian; câu đồng nghĩa tạo ra do việc dùng các danh từ đảo nghĩa.

Vì các câu đồng nghĩa đƣợc tạo ra bởi phép đảo cấu trúc đề - thuyết, các vai nghĩa hoán đổi cho nhau nên nghĩa cấu trúc tham tố và nghĩa biểu hiện của hai câu là khác nhau. Phần đề của hai câu khác nhau, nội dung nhận định khác nhau nên nghĩa logic ngôn từ của hai câu khác nhau. Nghĩa tồn phát ngơn của chúng cũng không giống nhau. Những câu này chỉ đồng nghĩa trên bình diện đồng sở chỉ.

Áp dụng phép thế này trong thực tế nói năng giúp ngƣời học mở rộng vốn từ và rèn luyện những cách diễn đạt linh hoạt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát các biến thể đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng việt và ứng dụng vào giảng dạy cho người nước ngoài (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)