5. Bố cục của Luận văn
1.3. Các phƣơng pháp biến đổi đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt
1.3.2.2. Cải biến sử dụng lối nói bị động
Phƣơng pháp cải biến đƣợc nhắc nhiều nhất trong cú pháp học là cải biến bị động, biến câu chủ động thành câu bị động. Phƣơng pháp cải biến này chỉ áp dụng cho câu chủ động ban đầu với động từ ngoại động. Trong tiếng Việt, vấn đề có hay khơng có câu bị động vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Đối với những ngƣời chấp nhận có câu bị động trong tiếng Việt, phƣơng pháp cải biến để chuyển từ câu chủ động sang câu bị động là nhƣ sau: chuyển danh ngữ làm bổ ngữ (của câu chủ động) lên đầu câu, chuyển danh ngữ làm chủ ngữ (của câu chủ động) về cuối câu, trở thành thành tố của giới ngữ đƣợc dẫn xuất bằng bởi, thêm
được hoặc bị trƣớc động từ vị ngữ. Một biến thể khác của phƣơng pháp cải biến
bị động trong tiếng Việt là trong câu bị động, danh ngữ làm chủ ngữ trong câu chủ động ban đầu có thể đƣợc đặt trƣớc động từ và sau các từ được, bị.
Áp dụng phép cải biến bị động vào một câu khẳng định, chủ động, nhƣ câu 1, chúng ta sẽ đƣợc một câu bị động, nhƣ câu 2:
(1) Nhà trƣờng khen thƣởng học sinh. (2) Học sinh đƣợc nhà trƣờng khen thƣởng. Phân tích theo cấu trúc đề - thuyết, chúng ta có: (1) Nhà trƣờng /khen thƣởng học sinh. [agent] [v] [recipient] Đề / Thuyết (2) Học sinh/ đƣợc nhà trƣờng khen thƣởng. [recipient] [v] [agent] [v] Đề / Thuyết
Xét theo hai ví dụ trên, phần đề của câu (1) đƣợc hoán đổi thành phần thuyết ở câu (2), vị trí của tác thể và tiếp thể cũng đƣợc hốn đổi cho nhau. Ở ví dụ 1, “nhà trƣờng ” là chủ thể của hành động “khen thƣởng” và “học sinh” là đối tƣợng tiếp nhận. Vị trí của chúng đƣợc sắp xếp theo trật tự: chủ thể hành động – hành động – đối tƣợng tiếp nhận hành động. Sang ví dụ 2, trật tự này bị thay đổi, khi đặt từ “đƣợc” sau đối tƣợng tiếp nhận hành động thì đối tƣợng tiếp nhận hành động này đƣợc hiểu là biểu thị vai bị thể, chịu sự tác động của hành động đƣợc nói đến trong câu là hành động “khen thƣởng” và do chủ thể của hành động là “nhà trƣờng” thực hiện. Trật tự của câu 2 là: đối tƣợng tiếp nhận hành động – (đƣợc) - hành động – chủ thể hành động.
Sự hốn đổi trong ví dụ trên là sự cụ thể hóa mơ hình biến đổi của phép cải biến bị động. Từ một câu khẳng định, chủ động, ngƣời học có thể biến đổi thành một câu khẳng định mang ý nghĩa bị động, đồng cấu trúc tham tố bằng cách kết hợp các từ biểu thị ý nghĩa bị động với các động từ biểu thị hoạt động và thay đổi cấu trúc đề - thuyết của câu. Những từ mang ý nghĩa bị động phổ biến nhất là “bị”, “đƣợc”; ngoài ra trong một số kết cấu cú pháp gồm có danh từ biểu thị đối tƣợng và động từ biểu thị hoạt động đặt theo trật tự OV, ngƣời học có thể sử dụng các từ nhƣ “do”, “của”,…
Ngƣời học có thể sử dụng phƣơng pháp biến đổi này khi muốn ngƣời nghe tập trung vào nội dung thông báo đƣợc nhấn mạnh. Khi thay đổi chủ đề của một câu nói thì trọng tâm thơng báo cũng đƣợc thay đổi. Biến đổi câu mang ý nghĩa chủ động thành bị động, ngƣời nói có thể muốn nhấn mạnh ý nghĩa bị động của hành động hoặc nhấn mạnh đối tƣợng tiếp nhận, đối tƣợng chịu ảnh hƣởng từ hành động của một chủ thể hành động nào đó. Ngƣời học từ đó có thể tìm cho mình cách diễn đạt phù hợp với mong muốn, đồng thời giúp ngƣời nghe có thể tiếp nhận thơng tin một cách chính xác nhất, tăng hiệu lực giao tiếp.