Giá trị của tài liệu đối với công tác quy hoạch xây dựng đô thị:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát, đánh giá nguồn tài liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý đô thị trong phông lưu trữ Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội (Trang 48 - 52)

, 4 Điều 3 của Luật Quy hoạch đơ thị của Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 5 số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009.

quản lý đô thị.

2.1.1. Giá trị của tài liệu đối với công tác quy hoạch xây dựng đô thị:

- Tài liệu lưu trữ là căn cứ giúp các cơ quan rà soát, xây dựng và ban hành

các văn bản về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị.

Thực tế đã chỉ ra rằng, để quản lý đơ thị một cách có hiệu quả thì việc soạn thảo và ban hành các văn bản để quy định những vấn đề có liên quan đến từng lĩnh vực, từng công đoạn cụ thể là rất cần thiết. Để quản lý công tác quy hoạch xây dựng, các cơ quan Nhà nước đã phải ban hành nhiều quy định cụ thể nhằm tạo hành lang pháp lý để đảm bảo thực hiện tốt công tác này.

Muốn xây dựng và ban hành một văn bản về lĩnh vực quy hoạch xây dựng, các nhà quản lý cần rất nhiều TLLT để đưa ra được các quyết định phù hợp với thực tế. Phông Lưu trữ của Sở Quy hoạch – Kiến trúc là nơi lưu giữ khá đầy đủ các TLLT gồm các văn bản quy định của Nhà nước về lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc. Đây là những căn cứ và cơ sở pháp lý cho việc ban hành các văn bản nói trên.

Ví dụ: Khi ban hành các quy định quản lý về lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc các cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào các tài liệu sau:

+ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;

+ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;

+ Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về Quản lý kiến trúc đơ thị ;

+ Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Quy cách thể hiện hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng ;

+ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;

+ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (QCXDVN 01: 2008/BXD, ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng) …

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cịn dùng TLLT để rà sốt lại những quy định của nhà nước, nhằm bổ sung những quy định còn thiếu và chỉnh sửa những quy định thiếu thực tế, khơng cịn phù hợp; từ đó tạo ra một hành lang pháp lý để đảm bảo công tác quản lý đô thị phát triển theo đúng quy hoạch đã đề ra. Để

công tác quản lý đơ thị thực sự có hiệu quả, thì các văn bản pháp quy phải được xây dựng thống nhất, phù hợp tránh tình trạng chồng chéo.

- Tài liệu lưu trữ của Sở Quy hoạch – Kiến trúc giúp các cơ quan thực hiện

công tác lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị.

TLLT của Sở giúp các nhà quản lý quy hoạch xây dựng lập các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các quận, huyện của thành phố Hà Nội; lập các đồ án quy hoạch cho các khu công nghiệp, khu đô thị; thiết kế đô thị sao cho phù hợp với đề án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020.

Hiện nay, các dự án quy hoạch chi tiết của một quận, huyện, khu đô thị, khu công nghiệp … được xây dựng đều căn cứ từ các nguồn thông tin như:

+ Các căn cứ pháp lý về lĩnh vực quy hoạch;

+ Căn cứ vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết của một thành phố, một vùng;

+ Bản báo cáo kinh tế xã hội và định hướng phát triển trong giai đoạn từ 10 năm đến 20 năm.

+ Đề án chiến lược phát triển kinh tế của địa phương trong giai đoạn 20 năm;

+ Số liệu thống kê của Cục Thống kê Hà Nội lập hàng năm (để lấy số liệu điều tra dân số, thống kê số dân lao động trong khối nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ …);

+ Khảo sát thực địa của các kiến trúc sư tham gia lập quy hoạch (để khảo sát, rà soát cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các cơng trình hạ tầng xã hội hiện có của địa phương …).

Các căn cứ pháp lý về lĩnh vực quy hoạch, các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết đều là những thơng tin có thể tìm thấy trong TLLT của Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội.

Từ những thông tin trên, chủ đầu tư sẽ tiến hành xây dựng các hạng mục cơng trình xây dựng cơ bản cần thiết cho một dự án quy hoạch chi tiết. Muốn xét duyệt đúng các dự án, không vi phạm quy hoạch chung đô thị, các cơ quan có thẩm quyền cũng cần phải sử dụng các tài liệu như: quy hoạch chung của thành phố, quy hoạch chi tiết các quận, huyện có liên quan, bản đồ quy hoạch giao

Đào Thị Thanh Xuân Kho¸: 2006 - 2009 48 thông, bản đồ quy hoạch sử dụng đất 2005 – 2020, sơ đồ định hướng phát triển không gian đến 2020 …

Cho nên, việc lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng là cơng việc khó khăn, địi hỏi các nhà quản lý phải thực hiện trên cơ sở những thơng tin chính xác, đáng tin cậy và phù hợp với thực tế, tránh tình trạng khi dự án được xây xong lại không phù hợp với cảnh quan, môi trường xung quanh.

Việc xem xét các TLLT còn giúp các cơ quan quản lý tránh được tình trạng lập các đồ án trái pháp luật, gây ảnh hưởng đến các vùng đã quy hoạch xung quanh, ảnh hưởng đến nền kinh tế của vùng quy hoạch và ngoài quy hoạch.

Ngoài ra, TLLT của Sở giúp các nhà quản lý lập các dự án khả thi, tránh tình trạng xảy ra các dự án “treo”.

Nhiều năm nay, tình trạng quy hoạch “treo” đã, đang và sẽ còn gây phiền cho dân và làm đau đầu lãnh đạo nhiều cấp chính quyền ở tất cả các tỉnh, thành phố, trên cả nước. Theo kết quả tự kiểm tra của 51/64 đơn vị hành chính cấp tỉnh, phát hiện trên 1.600 khu vực thuộc diện quy hoạch treo với tổng diện tích hơn 344.000 ha. Sau khi kiểm tra và đánh giá tình trạng quy hoạch treo ở các địa phương, cơ quan chức năng đã xử lý hơn 1.400 khu quy hoạch treo tại 42 tỉnh thành.6

Công tác lập dự án quy hoạch cần những thông tin về quy hoạch chung để có cái nhìn tồn diện về các lĩnh vực; bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất để có biện pháp thu hồi, đền bù giải tỏa; từ đó định hướng cho dự án, hạn chế được những dự án “treo”.

- Tài liệu lưu trữ của Sở Quy hoạch – Kiến trúc giúp cho các cơ quan chức

năng quản lý việc cải tạo và xây dựng các cơng trình trong đơ thị.

Trong quản lý đô thị, không thể không quan tâm đến vấn đề cải tạo và xây dựng phát triển đô thị, sao cho không làm mất đi mỹ quan và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân xung quanh. Để làm được điều này, cần phải quản lý được các cơng trình xây dựng theo đúng quy hoạch, tránh tình trạng xây dựng, cải tạo trái phép.

Ở nước ta hiện nay, có nhiều cơng trình xảy ra tình trạng sau khi được cải tạo, chỉnh trang đã trở nên thơ kệch, xấu xí nếu so với nguyên gốc. Nguyên nhân

6 Số liệu lấy trong bài “Hơn 1600 khu vực quy hoạch treo” ngày 6/4/2009 trên

có thể là do việc quản lý không tập trung, thiếu hồ sơ gốc và trình độ chun mơn của chủ sở hữu cùng cơ quan quản lý cơng trình khơng cao nên dễ đi đến việc thay đổi kiến trúc, làm mất đi giá trị nghệ thuật và kiến trúc vốn có của cơng trình. Điều này đã khiến nhiều di sản bị lột xác, bị làm mới, xa lạ và đứt đoạn với quá khứ do đã bỏ qua tính chuẩn xác. Kết quả là sau khi được quan tâm, bảo tồn, tôn tạo … nhiều di sản đơ thị có tuổi thì lớn nhưng độ dày các lớp văn hố thì mỏng, mang trong mình thơng điệp của hiện tại nhiều hơn phần q khứ.

Do vậy, khi cải tạo chỉnh trang đô thị cần nghiên cứu tài liệu lưu trữ để phục vụ cho vấn đề bảo tồn những nét kiến trúc cổ là điều cần thiết.

Thông qua việc khai thác, sử dụng TLLT của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các quận, huyện, các bản vẽ thiết kế quy hoạch cơng trình đã được phê duyệt, các cơ quan chức năng có cơ sở để nắm bắt tình hình xây dựng, cải tạo, sửa chữa các cơng trình kiến trúc, cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở phù hợp với quy hoạch, góp phần làm giảm đi việc ngày càng có nhiều cơng trình xây dưng trái phép, không theo đúng quy hoạch đô thị.

- Tài liệu lưu trữ của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội giúp các cơ quan

chức năng thanh tra, xử lý các vi phạm về quy hoạch – xây dựng.

TLLT của Sở Quy hoạch - Kiến trúc là nguồn tài liệu có giá trị cao, giúp các cơ quan thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm trên lĩnh vực quản lý quy hoạch xây dựng. Đây là lĩnh vực nếu không được tiến hành thanh tra, kiểm tra theo định kỳ kịp thời, có xảy ra sai sót sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kiến trúc, cảnh quan, môi trường … của toàn thành phố. Đồng thời hoạt động thanh tra, kiểm tra này cũng giúp cho các cơ quan chức năng phát hiện ra những bất hợp lý để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi và có biện pháp giải quyết kịp thời.

Ví dụ: Đầu tháng 8 năm 2009, Thanh tra Chính phủ đã xử lý vi phạm của công ty Vinaconex tại Khu đơ thị mới Trung Hịa - Nhân Chính (dự án khu đơ thị lớn nhất và cũng là đầu tiên của Vinaconex tại Hà Nội). Theo kết quả kiểm tra cơng ty Vinaconex đã có những vi phạm về quy hoạch xây dựng.

Cụ thể, so với quy hoạch chi tiết được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, Vinaconex đã xây dựng ngồi quy hoạch tổng diện tích là 5.562m2. Trong đó, xây vượt diện tích so với qui hoạch các toà nhà chung cư là 2.006 m2, xây ngoài

Đào Thị Thanh Xuân Kho¸: 2006 - 2009 50 qui hoạch 6 nhà văn phịng trên diện tích đất lưu khơng nối giữa các tồ nhà chung cư cao tầng (từ VP2-VP7) là 2.483,5m2, 4 cửa hàng trên diện tích đất lưu khơng nằm cạnh 2 tồ nhà chung cư (từ 24T1-24T2) là 1.072m2

Một trong số các căn cứ xác định những vi phạm trên là TLLT. TLLT được sử dụng ở đây gồm: bản thiết kế quy hoạch kiến trúc của dự án, bản thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, và một số tài liệu có liên quan đến dự án.

Như vậy, thông qua các dự án thiết kế quy hoạch được phê duyệt sau quy hoạch chung được duyệt tại Quyết định 108/1998/QĐ-TTg từ 1998 đến nay; các nhà quản lý có cơ sở để tiến hành xây dựng và giám sát việc xây dựng theo đúng quy hoạch. Nếu xảy ra những tranh chấp, khiếu nại thì đây chính là căn cứ để giải quyết, xử lý những vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát, đánh giá nguồn tài liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý đô thị trong phông lưu trữ Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)