Là một trong những tư liệu lịch sử phục vụ nghiên cứu về giới trí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam – liên xô trong lĩnh vực đào tạo (1950 1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 77 - 81)

b. Tình hình thực hiện

2.2.4. Là một trong những tư liệu lịch sử phục vụ nghiên cứu về giới trí

thức Việt Nam

Ngoài những giá trị cơ bản nêu trên, nguồn tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo đang bảo quản tại TTLTQGIII hiện nay cịn có ý nghĩa trong việc cung cấp thơng tin sử liệu để nghiên cứu về giới trí thức Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước, cụ thể là đội ngũ trí thức trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và từ sau giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, xây dựng và đổi mới đất nước đến những năm cuối của thập niên 80 của thế kỉ XX.

Trước hết, khối tài liệu này cho biết sự hình thành và phát triển của đội ngũ trí thức Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài trong giai đoạn này, thể hiện qua các số liệu thống kê, tổng hợp về tình hình LHS đi Liên Xơ và các nước khác, ngành nghề đào tạo và sự phân phối ngành nghề sau tốt nghiệp được đề cập trong tài liệu. Tư tưởng đào tạo cán bộ, trí thức đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ rất sớm, ngay đầu những năm 1950, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định gửi con em nhân dân lao động đi đào tạo ở các nước tiên tiến, dù trong điều kiện cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra quyết liệt, đầy khó khăn. Sự hình thành và phát triển của đội ngũ trí thức Việt Nam đào tạo ngồi nước được thể hiện khái quát trong Báo cáo của Vụ Giáo dục - Đào tạo của Bộ Đại học và THCN về tình hình đào tạo cán bộ chun mơn và cơng nhân kỹ thuật gửi đi các nước XHCN thuộc hồ sơ 21890, phông UBKHNN. Cụ thể, trong 32 năm (1951-1983), ta đã gửi đi đào tạo 41.246 học sinh ngành đại học và THCN đi các nước và tính đến đầu năm 1983, đã có 30923 người tốt nghiệp về nước cơng tác. Đồn LHS đầu tiên của Việt Nam gồm 21 người, được

Nhà nước cử đi Liên Xơ đào tạo trình độ vào năm 1951, là năm bắt đầu đào tạo trí thức Việt Nam tại nước ngoài. Trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, ta khơng có LHS trình độ tiến sĩ gồm cả đào tạo trong và ngoài nước. Bước sang giai đoạn hịa bình, xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước, nhu cầu cán bộ giai đoạn này tăng nhanh, công tác đào tạo cán bộ KHKT ở ngoài nước được chú trọng, thể hiện ở số lượng cán bộ, học sinh được cử đi đào tạo hàng năm tăng nhiều so với năm trước. Thời gian này, ta bắt đầu gửi đi đào tạo trình độ NCS. Nhận xét chung về tình hình đội ngũ trí thức Việt Nam từ ngày hịa bình lập lại đến năm 1958, Báo cáo của Đoàn cán bộ nghiên cứu của Ban Tổ chức Trung ương về tình hình LHS ở các nước anh em Trung Quốc, Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, CHDC Đức năm 1958 đã khái quát: “So với tổng số sinh viên đại học trong nước là 5000 thì 1864 LHS nước ngoài, chiếm tỉ số là 2/5. So với tổng số trí thức ở miền Bắc hiện nay là 4000 (kể cả trung cấp) thì số LHS này chiếm tỉ số gần phân nửa (1/2). Số trí thức có trình độ tương đương đại học trở lên là 1650 thì số LHS nước ngồi hơn 214 người...”

Đặc biệt đến giai đoạn 1965-1975, ta đã đẩy mạnh việc gửi đi đào tạo nước ngoài tất cả các cấp từ trên đại học, đại học và công nhân kỹ thuật. Trong 11, năm ta đã gửi đi 24.999 LHS các loại, trong đó có trên 3000 NCS. Qua các số liệu tổng hợp kết quả đào tạo cán bộ ở ngồi nước của các cơ quan, tổ chức, chúng tơi nhận thấy, từ năm 1955 đến năm 1975 là giai đoạn hình thành nhiều nhất đội ngũ trí thức Việt Nam được đào tạo ở ngoài nước. Cùng với những lớp trí thức đào tạo trong nước, những trí thức được đào tạo ở nước ngồi (chủ yếu là Liên Xơ) là lực lượng nòng cốt trong các trường đại học, viện nghiên cứu ở miền Bắc, đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng miền Bắc và giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Từ sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước xây dựng CHXH, chúng ta đã giảm bớt việc gửi đi đào tạo ngồi nước và tăng mạnh tốc độ, quy mơ đào tạo trong nước [60, tr.1- 2].

Thông qua các tài liệu là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo cán bộ ngồi nước nói riêng; chương trình, kế hoạch của các Bộ ngành, địa phương về việc gửi LHS đi đào tạo ở Liên Xô và các nước hàng năm và nhiều năm; các báo cáo tổng kết công tác đào tạo cán bộ ở nước ngoài của từng giai đoạn và danh sách LHS được cử đi học cũng như danh sách LHS tốt nghiệp về nước được thống kê chi tiết, chúng tơi có một số nhận xét về các đặc điểm chính của giới trí thức Việt Nam trong thời kì này như sau:

Về giới tính, nhìn chung, trong đội ngũ cán bộ khoa học cơng nghệ có học vị cao ở nước ta, nam chiếm ưu thế tuyệt đối. Số lượng và tỉ lệ cử nhân đại học và tiến sĩ là nam giới thường gấp nhiều lần nữ giới. Ví dụ, trong Báo cáo của Đoàn cán bộ nghiên cứu của Ban Tổ chức Trung ương về tình hình LHS ở các nước anh em Trung Quốc, Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, CHDC Đức năm 1958, thành phần LHS cử đi nước ngồi từ năm 1953-1958 là 1170 nam và chỉ có 98 nữ [101, tr.2]. Theo số liệu thống kê LHS đang học ở các nước anh em trong tài liệu Một số ý kiến về tình hình LHS và nhiệm vụ quản lý LHS của Bộ Đại học và THCN, trong tổng số 12.390 LHS gửi đi nước ngoài, số lượng LHS là nữ chỉ có 2.483 người [101, tr.6]. Tỉ lệ chênh lệch giữa trí thức nam và nữ như trên thể hiện, những năm trước đây, phụ nữ ít có điều kiện để học ở những bậc cao, song đáng mừng là đã có mặt ở hầu hết các ngành và lĩnh vực. Theo chúng tôi, tỉ lệ trí thức là nữ giới có sự chênh lệch rất lớn so với nam giới, một mặt do tàn dư của văn hóa phong kiến, tư tưởng Nho giáo đã hạn chế sự học tập, vươn lên của phụ nữ; mặt khác, do đặc điểm tâm lý của phụ nữ Việt Nam thường bị chi phối bởi yếu tố gia đình nhiều hơn so với nam giới.

Về thành phần bản thân và gia đình, hầu hết các tài liệu cho thấy, đội ngũ trí thức Việt Nam thời kì này được chọn đi đào tạo nước ngoài phần lớn là cán bộ các ngành và học sinh thanh niên thuộc các thành phần cơ bản và con em cán bộ kháng chiến, trong đó, tỉ lệ trí thức là tiểu tư sản và đảng viên luôn chiếm số đông [52, tr.2].

Về ngành đào tạo, từ các bảng thống kê ngành nghề đào tạo LHS ở nước ngoài, các tài liệu xây dựng, phê duyệt kế hoạch LHS đi nước ngoài (chủ yếu là Liên Xô) và các bản Danh mục ngành nghề đào tạo đại học và đào tạo NCS của Liên Xô gửi Việt Nam, chúng tơi thấy, đội ngũ trí thức Việt Nam đào tạo ở nước ngoài chủ yếu là các ngành khoa học tự nhiên, KHKT và khoa học xã hội nhân văn. Nhìn chung, cơ cấu đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ ở các ngành nói chung được phân bố tương đối phù hợp, tuy nhiên số lượng cán bộ khoa học có trình độ cao ở những ngành khoa học mũi nhọn chiếm tỉ lệ không cao.

Về nước đào tạo của đội ngũ trí thức Việt Nam từ đầu những năm 1950 đến cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, khối tài liệu về hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo đang bảo quản tại TTLTQGIII hiện nay đã phản ánh tương đối đầy đủ danh sách các nước chúng ta gửi cán bộ đi đào tạo do có nhiều văn bản tổng hợp

trong các phần trên. Khối tài liệu này cho biết, tính đến cuối năm 1983, LHS ta có mặt ở 9 nước XHCN anh em, phân bổ nhiều nhất ở các nước Liên Xô, Tiệp Khắc và CHDC Đức. Số lượng tiến sĩ khoa học theo các nước đào tạo cho thấy, tuyệt đại bộ phận số cán bộ khoa học này được đào tạo ở Liên Xô (670/1333 NCS) [60, tr.3]. Các số liệu về nước đào tạo cán bộ Việt Nam giai đoạn này cho thấy, chúng ta mới chỉ chủ yếu đào tạo tiến sĩ tại các nước trong phe XHCN, số đào tạo tại các nước TBCN không đáng kể, trong khi các nước này lại nắm giữ phần lớn khoa học và công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất thế giới.

Trên đây là một số đặc điểm của đội ngũ trí thức Việt Nam chúng tơi rút ra từ khối tài liệu về quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô (1950-1991) đang bảo quản tại TTLTQGIII. Tuy nội dung tài liệu chủ yếu phản ánh quan hệ hợp tác đào tạo giữa Việt Nam với nước cụ thể là Liên Xô, nhưng trong thành phần tài liệu có rất nhiều nội dung thơng tin về tình hình đào tạo đội ngũ cán bộ của nước ta tại các nước khác trên thế giới. Hơn nữa, các tài liệu này cho thấy, hợp tác đào tạo với nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là với Liên Xô. Đây là một trong những nguồn tư liệu lịch sử thực sự có giá trị đối với việc nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của các thế hệ trí thức Việt Nam đã được đào tạo ở nước ngoài với tư cách là một bộ phận cấu thành của đội ngũ trí thức Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

Tiểu kết chƣơng 2

Quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại TTLTQGIII đã được chúng tơi trình bày cụ thể trong chương này. Thành phần nội dung cơ bản của khối tài liệu này phản ánh sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ KHKT ở trình độ đại học và trên đại học cho Việt Nam trong cả chặng đường hơn 40 năm quan hệ. Về phía Việt Nam, một số tài liệu lưu trữ tại TTLTQGIII cho thấy sự giúp đỡ của Việt Nam trong việc đào tạo cho Liên Xô nhiều cán bộ khoa học xã hội, gồm các chuyên ngành ngôn ngữ, văn học, địa lý, lịch sử và trực tiếp học tại Trường Đại học Tổng hợp của ta; tuy nhiên nội dung và kết quả giúp đỡ đào tạo của Việt Nam phản ánh qua tài liệu không thực sự nổi bật và bao quát.

Xô qua tài liệu lưu trữ, chúng tôi thấy rằng, đây là khối tài liệu này thực sự cần thiết và rất có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xô/Liên bang Nga trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Từ khối tài liệu này, các nhà quản lý, lãnh đạo đúc rút được những bài học kinh nghiệm quý báu, đồng thời đề ra được các biện pháp đúng đắn trong cơng tác quản lý LHS nói riêng và trong hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo nói chung. Bên cạnh đó, giá trị tiềm năng của khối tài liệu này còn thể hiện ở chỗ, chúng là nguồn tư liệu quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử ngành giáo dục đào tạo Việt Nam và nghiên cứu về đội ngũ trí thức Việt Nam. Với những ý nghĩa đó, khối tài liệu về hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô tại TTLTQGIII cần được tổ chức hoàn chỉnh và đẩy mạnh khai thác, sử dụng phục vụ các mục đích nghiên cứu khác nhau của đời sống xã hội, cũng là để phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ trong điều kiện hiện nay.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam – liên xô trong lĩnh vực đào tạo (1950 1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 77 - 81)