Tăng cường các hình thức cơng bố, tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam – liên xô trong lĩnh vực đào tạo (1950 1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 98 - 100)

b. Tình hình thực hiện

3.3.4. Tăng cường các hình thức cơng bố, tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu

Hiện nay, hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu tại TTLTQGIII chủ yếu là độc giả đọc trực tiếp tại Phòng Đọc. Cán bộ Phịng Đọc cần có sự phân loại độc giả dựa trên nội dung nghiên cứu và mục đích khai thác thơng tin của độc giả, từ đó có thể giới thiệu, gợi ý cho độc giả tham khảo những hồ sơ, tài liệu phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho độc giả khi khai thác, sử dụng tài liệu tại Trung tâm, thu hút nhiều hơn nữa số lượng độc giả đến với Trung tâm.

Trung tâm cần chủ động hơn nữa trong việc tổ chức những hình thức cơng bố, khai thác, sử dụng tài liệu về quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô như giới thiệu tài liệu, công bố tài liệu, tổ chức triển lãm, trưng bày tài liệu, cung cấp thông tin tài liệu lưu trữ từ xa…để các nhà nghiên cứu, các độc giả quan tâm có thể nắm được những nguồn thông tin tài liệu q báu, có độ tin cậy cao về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô.

hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô (1950-1991) bằng việc tập hợp các tài liệu hiện đang lưu trữ trong các phông lưu trữ Phủ Thủ tướng, UBKHNN, UBKhHNN, Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và THCN, Bộ Văn hóa, Bộ Văn hóa Thơng tin, Bộ Tài chính và Bộ Y tế như chúng tơi đã thống kê. Việc tập hợp, sưu tầm tài liệu lưu trữ theo chuyên đề chắc chẵn sẽ là một biện pháp tốt thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các độc giả quan tâm.

Tiểu kết chƣơng 3

Những nội dung chúng tơi đã trình bày trong chương 3 cho thấy rõ tình hình cơng tác tổ chức khoa học và tổ chức khai thác, sử dụng nguồn tài liệu về quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo đang bảo quản tại TTLTQGIII. Theo chúng tơi, ưu điểm chính của khối tài liệu này là đã được lập hồ sơ tương đối tốt, cơ bản đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng tài liệu tại Trung tâm. Tuy nhiên, với những hạn chế trong công tác khai thác và sử dụng tài liệu chúng tôi đã nêu, đang ảnh hưởng đến vấn đề phát huy giá trị của khối tài liệu này trong nghiên cứu khoa học. Với một số kiến nghị, giải pháp của mình, trọng tâm là các giải pháp về thu thập, bổ sung và giải mật tài liệu, nếu được lưu ý và thực hiện, chúng tôi hi vọng công tác tổ chức khoa học và tổ chức khai thác, sử dụng khối tài liệu về quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xơ sẽ được hồn thiện hơn nữa để phát huy tối đa giá trị nghiên cứu của khối tài liệu này trong đời sống xã hội.

KẾT LUẬN

Khối tài liệu lưu trữ về quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo nằm trong thành phần tài liệu của 12 phông lưu trữ cơ quan, tổ chức hiện đang bảo quản tại TTLTQGIII, tập trung chủ yếu ở các phơng có vị trí quan trọng trong bộ máy hành chính nhà nước là Phủ Thủ tướng, UBKHNN, UBKhHNN và phông Bộ Đại học và THCN – cơ quan quan lý nhà nước về giáo dục đào tạo đại học và THCN thời kì từ 1991 trở về trước. Về cơ bản, đây là những tài liệu có độ tin cậy và tính xác thực cao, phản ánh tương đối đầy đủ nội dung quan hệ hợp tác đào tạo giữa hai nước trong chặng đường hơn 40 năm quan hệ (1950-1991). Qua việc phân tích nội dung khối tài liệu này cho chúng ta thấy được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô trong việc đào tạo cán bộ có trình độ cao cho Việt Nam. Hàng chục ngàn LHS Việt Nam được đào tạo tại Liên Xơ đã trở thành lực lượng nịng cốt của công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, đóng góp đáng kể trong sự phát triển của nền KHKT Việt Nam và là cầu nối vững chắc cho tình hữu nghị giữa 2 dân tộc. Cùng với những nguồn tư liệu khác, khối tài liệu này thực sự là những

tư liệu có giá trị và là cơ sở cần thiết đối với việc nghiên cứu lịch sử hợp tác ngoại giao Việt Nam – Liên Xơ, góp phần củng cố và thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt – Nga ngày nay. Bên cạnh đó, giá trị tiềm năng khác của khối tài liệu này còn thể hiện ở chỗ, chúng là một trong những nguồn tư liệu đáng tin cậy để nghiên cứu lịch sử ngành giáo dục đào tạo và tìm hiểu về đội ngũ trí thức của Việt Nam. Đối với những nhà quản lý, việc nghiên cứu khối tài liệu này cịn giúp ích trong việc đúc rút các bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý đào tạo ngoài nước và các vấn đề khác của lĩnh vực hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo...

Trên cơ sở đánh giá giá trị tiềm năng của khối tài liệu về hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xơ cũng như phân tích, nhận xét tình hình thực tế của công tác tổ chức khoa học và tổ chức khai thác, sử dụng khối tài liệu này tại TTLTQGIII hiện nay, chúng tôi đưa ra một vài kiến nghị, giải pháp cho các công tác này với mong muốn phát huy hơn nữa giá trị sử dụng tài liệu vào các mục đích nghiên cứu khác nhau của đời sống xã hội. Như vậy, với tất cả những nội dung đã được trình bày trong các chương, về cơ bản, chúng tơi đã đạt được mục đích nghiên cứu và đóng góp của đề tài luận văn thạc sĩ của mình./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam – liên xô trong lĩnh vực đào tạo (1950 1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 98 - 100)