Qua khảo sát thực tế tài liệu lưu trữ tại TTLTQGIII, chúng tôi nhận thấy, các tài liệu phản ánh quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xơ được hình thành trong thời gian từ năm 1950-1954 rất ít để có thể làm rõ nội dung quan hệ hợp tác giữa hai Nhà nước trong lĩnh vực đào tạo giai đoạn này. Chúng tơi chỉ tìm được 04/172 hồ sơ về hợp tác đào tạo Việt – Xô của giai đoạn 1950-1954 thuộc các phông Phủ Thủ tướng, UBKHNN, Bộ Giáo dục và Bộ Nông lâm và văn bản trong các hồ sơ được hình thành cùng thời gian này. Hồ sơ 646 phông Bộ Nông lâm là các báo cáo viết tay của 02 du học sinh ngành nông lâm về tình hình học tập tại Liên Xơ và Trung Quốc
khóa học 1951-1952. Trong đó, có báo cáo của sinh viên Lê Duy Thước học tập tại Liên Xô. Trong phơng Bộ Nơng lâm, có thêm hồ sơ 6530 “Tập tài liệu của Bộ Nông Lâm, Ban Kinh tế TW, Bộ Giáo dục về gửi và thống kê LHS ngành nơng, lâm học ở nước ngồi năm 1954”, trong đó, có tờ số 31-35 là Báo cáo của Bộ Canh nông về vấn đề du học sinh, đã thống kê số lượng du học sinh học về các ngành canh nông tại Liên Xô từ năm 1951-1953 gồm 16 người, trong đó có 06 “Asp” (trích theo tài liệu) và 10 kĩ sư; các ngành học cụ thể là sinh học, nơng hóa học, nơng nghiệp cơ giới, cơn trùng bệnh cây, thú y, trồng trọt chuyên khoa, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp thủy lợi [112, tr.36].
Để có thêm thơng tin về tình hình hợp tác đào tạo giữa hai nước trong giai đoạn này, chúng tôi phải dựa vào hàng loạt Báo cáo của các cơ quan, tổ chức tổng kết công tác đào tạo và quản LHS Việt Nam ở nước ngồi qua các thời kì, trong đó có Liên Xơ. Cụ thể là Báo cáo của Vụ Giáo dục - Đào tạo của Bộ Đại học và THCN về tình hình đào tạo cán bộ chun mơn và công nhân kỹ thuật gửi đi các nước XHCN trong hồ sơ 21890, phông UBKHNN. Tài liệu này cho biết thêm,“từ những năm
kháng chiến chống Pháp, Đảng và Nhà nước ta đã sớm quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở trong nước và kết hợp với việc gửi đi đào tạo ở ngoài nước…1950-1954, giai đoạn kháng chiến chống Pháp, ta bắt đầu gửi học sinh với số lượng ít và khơng liên tục, trong 4 năm ta đã gửi đi 574 LHS đại học. 1951 đoàn đầu tiên sang Liên Xơ chỉ có 21 người” [60, tr.01]. Và sinh viên Lê Duy Thước (sau này
là Hiệu trưởng Trường Đại học Nơng nghiệp) của Bộ Nơng lâm đã nêu trên chính là một thành viên trong số 21 LHS đầu tiên của Việt Nam được Chính phủ Việt Nam DCCH cử đi học ở Liên Xô, ngành học cụ thể là khoa học nông nghiệp tại Học viện Nơng nghiệp tồn Liên bang mang tên K.A.Ti-mi-ri-a-giép ở thủ đô Matxcova [111, tr.01-82]. Trong phần Phụ lục thống kê học sinh đi học nước ngoài từ năm 1951-1973 của Báo cáo này, chúng tôi đã thống kê được tổng số 161 LHS Việt Nam được gửi đi học ở Liên Xô trong 04 năm từ 1950-1954, chủ yếu đi vào năm 1954 (138 người) và chiếm số lượng nhiều nhất trong toàn bộ LHS đã gửi đi học tập ở các nước giai đoạn này [56, tr.20-21].
Về việc thiết lập cơ sở pháp lý cũng như kết quả cụ thể của quan hệ hợp tác, Chúng tôi không khai thác được bất cứ văn kiện pháp lý nào làm cơ sở cho việc thực hiện quan hệ hợp tác đào tạo giữa hai nước, cụ thể là các văn bản kí kết giữa Chính
phủ hai nước và các tài liệu đề cập đến ngành học, chất lượng học tập, nghiên cứu của LHS Việt Nam tại Liên Xô thời gian này.
Như vậy, tất cả tài liệu phản ánh quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô giai đoạn này đã thơng tin đến người đọc Liên Xơ chính là nước đầu tiên tiếp nhận LHS Việt Nam đến học tập, nghiên cứu ngay sau khi Đảng và Nhà nước thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ tịch về việc chăm lo gửi học sinh đi học đại học và THCN ở nước ngoài. Các tài liệu này đã cho thấy sự giúp đỡ của Liên Xô đối với sự nghiệp đào tạo cán bộ của Việt Nam giai đoạn này thể hiện ở số lượng LHS Việt Nam đi học tại Liên Xô trong các năm từ 1950-1954 luôn lớn hơn so với các nước khác trong hệ thống XHCN. Việc cịn rất ít tài liệu liệu lưu trữ về quan hệ hợp tác đào tạo giữa hai nước hình thành trong thời gian này, theo chúng tơi là điều hồn tồn dễ hiểu bởi trong điều kiện vật chất vô vàn thiếu thốn, nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta là kháng chiến chống Pháp, do đó, vấn đề bảo quản tốt và giữ gìn được đầy đủ tài liệu lưu trữ của Nhà nước là điều khó thực hiện.
2.1.2. Thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước từ năm 1955 đến năm 1964 nước từ năm 1955 đến năm 1964
a. Đặc điểm tình hình
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đối với Việt Nam. Miền Bắc hồn tồn được giải phóng, cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đã hoàn thành, tạo điều kiện cho miền Bắc bước vào thời kì quá độ lên CNXH. Ở miền Nam, Mỹ nhảy vào thay chân Pháp, đưa Ngơ Đình Diệm lên nắm chính quyền, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Đặc điểm cơ bản của tình hình đất nước ta từ năm 1955 đến năm 1964 là đất nước bị chia cắt làm hai miền, cách mạng nước ta có hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau. Đó là miền Bắc bước vào thời kì khơi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và bước vào công cuộc xây dựng CNXH; miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có mối quan hệ mật thiết và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau, miền Bắc trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, hậu phương lớn của cách mạng miền Nam.
đại học, qua nghiên cứu, tìm hiểu một số xuất bản phẩm về lịch sử ngành, chúng tôi biết được, đây là thời kì có vị trí đặc biệt trong lịch sử phát triển của giáo dục đại học nước ta và đã hình thành ra đường lối giáo dục XHCN. Đường lối này được chính thức hóa trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, được cụ thể hóa và phát triển thêm trong các nghị quyết của Hội nghị Trung ương khóa III, đã chỉ ra những phương hướng, nhiệm vụ, bước đi của giáo dục đại học XHCN. Đảng và Nhà nước đã rất chú trọng đẩy mạnh việc gửi cán bộ, học sinh đi học tập, nghiên cứu ở các nước XHCN anh em song song với việc đào tạo trong nước để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Từ danh mục 172 hồ sơ, tài liệu liên quan vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê được 77 hồ sơ (ĐVBQ) có nội dung thơng tin phản ánh quan hệ hợp tác đào tạo giữa hai nước thuộc thời gian từ 1955-1964, tập trung nhiều trong các phông UBKHNN, UBKhHNN, Bộ Giáo dục và Bộ Văn hóa. Trong thời gian này, hai nước đã ký kết hàng loạt hiệp định, hình thành một hành lang pháp lý thơng thống, thuận tiện cho hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực trao đổi thương mại, hàng hóa; hợp tác văn hóa, KHKT; cung cấp và viện trợ kinh tế, kỹ thuật…đã đóng vai trị quan trọng đối với công cuộc cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng cuộc sống mới của nhân dân miền Bắc Việt Nam. Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo giữa hai nước đã phát triển hơn một bước so với thời kì trước, mở đầu bằng Hiệp nghị giữa Chính phủ Việt Nam DCCH và Chính phủ Liên bang CHXHCN Xô viết về vấn đề học tập của những người công dân nước Việt Nam DCCH tại các trường trung và cao cấp ở Liên Xơ, kí tại Matxcova ngày 27/8/1955 [113, tr.20-23].